án này là những người có cùng huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng họ là những người thân trong một gia đình hoặc dịng tộc. Khi mâu thuẫn họ không tự phân chia di sản được, cụ thể là về quyền sử dụng đất hoặc nghĩa vụ thực hiện về tài sản do người chết để lại thì khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết. Vì có đặc thù trên, nên số lượng người tham gia tố tụng thường nhiều hơn các loại vụ án khác. Để xác định đương sự trong vụ án tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất đầy đủ, tranh đưa thiếu người tham gia tố tụng khi giải quyết vụ án, Thẩm phán phải căn cứ vào lý lịch cá nhân người để lại di sản, tình trạng hơn nhân, chứng nhận kết hơn … là cơ sở để xác định diện hàng thừa kế.
1.2.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Xây dựng các quy định về giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại Tòa án cũng giống như xây dựng văn bản pháp luật nói chung thể hiện đặc trưng: Tính thống nhất, tính quy tắc chung, hiệu lực văn bản và tính phù hợp. Đây là những cơ sở khoa học để xây dựng văn bản pháp luật đạt hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quy định về giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại Tòa án được xây dựng trên các cơ sở khoa học sau:
Xuất phát từ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Tịa án nhân dân thì Tịa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, nhiệm vụ của Thẩm phán được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân trong đó có nhiệm vụ xét xử. Xuất phát từ quyền công dân được quy định trong Hiến pháp.
Xuất phát đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự nói chung, đó là: Sự bình đẳng về quyền nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật khi tham gia tố tụng. Các quan hệ tranh chấp dân sự hình thành trên cơ sở mâu thuẫn về lợi ích cá nhân giữa các đương sự với nhau trong cuộc sống nên các chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp có quyền thỏa thuận hịa giải với nhau và được cơng nhận nếu thỏa thuận đó là sự tự nguyện của các bên và khơng trái pháp luật. Vì vậy, cần khuyến khích và tạo điều kiện để các bên hòa giải với nhau khi giải quyết tranh chấp.
Việc giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cũng như giải quyết tranh chấp dân sự nói chung về thủ tục thì Tịa án khi giải quyết phải áp dụng các quy định của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn để thi hành để giải quyết, về luật nội dung thì áp dụng Luật đất đai, BLDS, Luật Hơn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật nội dung của từng lĩnh vực riêng. Tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là tranh chấp phát sinh giữa những người trong cùng một gia đình hoặc trong cùng một dòng tộc giữa họ tồn tại quan hệ tình cảm, huyết thống và quan hệ ni dưỡng vì vậy khuyến khích và tạo điều kiện để các bên hịa giải với nhau khi giải quyết tranh chấp.
Việc giải quyết tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất có đặc trưng riêng như đã phân tích nên cần thiết phải có những quy định về thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất là cơ sở để hoàn thiện pháp luật về tố tụng đân sự.
1.2.3.Cấu trúc của pháp luật giải quyết về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại Tòa án
Nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy lĩnh vực pháp luật này được chia thành hai nhóm quy phạm pháp luật chủ yếu sau:
(i) Thứ nhất, nhóm các quy phạm pháp luật quy định về nội dung giải
quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất đai (hay còn gọi là các quy phạm pháp luật về nội dung).
Các quy phạm này bao gồm các quy định về di sản thừa kế là QSDĐ hợp pháp; quyền và nghĩa vụ của người thừa kế di sản; các giấy tờ hợp pháp về thừa kế, về di sản là QSDĐ; quy định quản lý đất đai, hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về di sản …
Các VBPL cụ thể điều chỉnh bao gồm Luật đất đai năm 2013, Bộ luật dân sự năm 2015, cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ...
Dựa vào nhóm các quy phạm pháp luật này, TAND sẽ xác định tính hợp pháp của người thừa kế di sản là QSDĐ; tính hợp pháp của di sản thừa kế … để đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ là chính xác, cơng bằng, khách quan và đúng pháp luật.
(ii)Thứ hai, nhóm các quy phạm pháp luật quy định về nguyên tắc,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế nói chung và giải quyết về chia di sản thừa kế là QSDĐ của TAND nói riêng (hay gọi chung là các quy phạm pháp luật về hình thức).
Các quy phạm này bao gồm các quy định về cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nguyên tắc, điều kiện giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ của TAND; các quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ tại TAND …
Dựa vào nhóm quy phạm pháp luật này, TAND sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ thơng qua một q trình tố tụng chặt chẽ và đúng pháp luật, tránh sự tùy tiện, lạm dụng quyền lực.
Các VBPL cụ thể điều chỉnh vấn đề này bao gồm Luật đất đai (các quy định liên quan tới giải quyết tranh chấp đất đai nói chung), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015…cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao…
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất