MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 70)

CHẤP VỀ CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

3.1.Yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

(i) Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là đất đai trong tổng thể pháp luật nói chung

Hệ thống văn bản pháp luật cần được ban hành thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn với nhau.Pháp luật cần sửa đổi những vấn đề không phù hợp; sửa đổi, bổ sunghay hướng dẫn những quy định về thừa kế quyền sử dụng đất được cụ thể, rõràng và đầy đủ hơn.

Đặc biệt cần lưu ý những vấn đề mang tính phổ biến, ảnh hưởng nhiềuđến việc thừa kế quyền sử dụng đất, dễ gây ra tranh chấp, tạo sự khó khăn trong giải quyết của tịa án và các cơ quan khác

Những quy định về thừa kế trong BLDS 2015 cần được quy định theo hướng chi tiết, mở rộng hơn nữa để có thể đáp ứng được sự phát triển của các quan hệ thừa kế trong thực tiễn. Bên cạnh đó, pháp luật cần loại bỏ những quy định đã lỗi thờ, khơng phù hợp với tính xã hội hiện nay.

Các quy định trong Luật đất đai 2013 về điều kiện đối với loại đất để thừa kế phải là đất khơng có tranh chấp là một trong những quy định cứng nhắc. Từ đó cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể những dạng tranh chấp nào thì người sử dụng đất khơng được để lại thừa kế.

Theo đó, khi quy định về vấn đề thừa kế theo di chúc và theo pháp luật tại điều 179 luật đất đai 2013 cần thêm quy định trong đó có việc thừa kế không chỉ dựa trên di chúc hoặc pháp luật mà cịn chiếu tới yếu tố hồn cảnh

của các thừa kế. Như vậy sẽ đảm bảo được sự công bằng giữa các đồng thừa kế với nhau.

Bên cạnh đó, cũng có thể thấy, các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp cũng như xử lý vi phạm về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất còn chưa đa dạng, đầy đủ so với thực tiễn. Do đó, địi hỏi pháp luật cần bổ sung thêm những quy định về vấn đề này để thực tế giải quyết tranh chấp được dễ dàng và đại hiệu quả.

(ii) Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và nâng cao chất lượng áp dụng tại TAND đặt trong bối cảnh đổi mới công tác xét xử của TAND theo định hướng mở rộng dân chủ, tranh luận cơng khai tại phiên tịa, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tố tụng.

Tranh tụng là thành tựu của nền văn minh nhân loại, không chỉ thể hiện bản chất nhân đạo mà còn phản ánh xu hướng phát triển dân chủ và tiến bộ của tố tụng hình sự. Tranh tụng đã được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu và được ghi nhận tại Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc ngày 10-12-1948 với nội dung “Mọi người đều có quyền hồn tồn ngang nhau được phát biểu bình đẳng và cơng khai trước Tịa án độc lập và không thiên vị, nơi quyết định các quyền và nghĩa vụ của mình hoặc về việc buộc tội mình có cơ sở trước Tịa”. Tại nước ta, các yêu cầu về cải cách tư pháp, hoàn thiện thủ tục tố tụng nói chung, tranh tụng trong xét xử giải quyết tranh chấp chia di sản là quyền sử dụng đất nói riêng được đưa ra trong nhiều Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó đặt ra u cầu phán quyết của Tịa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, tồn diện các chứng cứ, ý kiến của những người tham gia tố tụng để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và khơng để án quá hạn, kéo dài. Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận tranh tụng thành một nguyên tắc, cụ thể là “Nguyên tắc tranh tụng

trong xét xử được bảo đảm” (khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013). Do vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung cơ bản để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử và thể chế hóa các chủ trương của Đảng về tranh tụng tại phiên tịa”.

3.2. Giải pháp hồn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)