Quy định giải quyếttranh chấp về chia di sản là quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 56)

Theo Điều 17 của BLTTDS 2015, việc giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản nói chung tại TAND được thực hiện theo một trong các nguyên tắc là bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý, giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ theo thẩm quyền. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo Điều 270 của BLTTDS 2015. Ngoài ra, bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định tại Điều 325, 326 và Điều 351 của BLTTDS 2015. Theo Điều 337 của BLTTDS 2015, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi theo thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị; HĐTP TANDTC giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao bị kháng nghị nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, tuân thủ pháp luật. Điều 325 và Điều 326 của BLTTDS 2015 quy định tính chất của giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Theo Điều 351 và Điều 352 của BLTTDS 2015, tái thẩm là trường hợp xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự khơng biết được khi Tịa án ra bản án, quyết định đó. Như vậy, trình tự giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ được TAND thực hiện tương tự như trình tự giải quyết đối với các tranh chấp khác.

Thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 623 của BLDS, cụ thể:Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp khơng có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của BLDS 2015; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu khơng có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 của BLDS 2015. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Quy định này đã khắc phục được những bất cập về thời hiệu khởi kiện thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2005 và để bảo đảm phù hợp với quyền của người thừa kế, người khác có liên quan đến di sản và những đặc thù về văn hóa, tính chất của di sản. Thực tế giải quyết tranh chấp thừa kế trong trường hợp này cũng tồn tại khơng ít những vướng mắc, khó khăn. Chẳng hạn, trường hợp các đồng nguyên đơn đều thống nhất là tài sản chung do người chết để lại chưa chia nhưng bị đơn – người đang trực tiếp quản lý sử dụng quyền sử dụng đất thì cho rằng mình đã được người để lại di sản tặng cho riêng. Các đương sự trong vụ án thường có lời khai mâu thuẫn nhau, thậm chí các bên đều khơng có chứng cứ để chứng minh cho lời khai của mình.

2.1.2.2. Khởi kiện và thụ lý giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Trong các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì các đương sự thường phát sinh mâu thuẫn về quyền hưởng di sản thừa kế hoặc mâu thuẫn về thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, khi không thể tự thỏa thuận thì họ nộp đơn khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết. Như vậy, có thể hiểu khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là việc người khởi kiện nộp đơn u cầu Tịa án có thẩm quyền giải quyết mâu thuẫn về quyền thừa kế hoặc mâu thuẫn khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Khởi kiện là hành vi đầu tiên đồng thời là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tịa án chỉ có thể thụ lý giải quyết sau khi người khởi kiện đã nộp đơn khởi kiện.

Khi nhận đơn khởi kiện, tồ án phải có sổ nhận đơn để ghi ngày tháng năm nhận đơn của đương sự làm căn cứ xác định ngày khởi kiện. Trong trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại tồ án thì tồ án ghi ngày, tháng, năm người khởi kiện nộp đơn vào sổ nhận đơn. Ngày khởi kiện được xác định là ngày nộp đơn. Sau khi nhận đơn khởi kiện, toà án phải cấp giấy báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện hoặc phải gửi giấy báo nhận đơn khởi kiện để thông báo cho người khởi kiện biết nếu toà án nhận đơn khởi kiện gửi qua bưu điện. Nếu thấy đơn khởi kiện khơng có đủ các nội dung thì Tịa án thơng báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định pháp luật tố tụng dân sự.

(ii) Thụ lý vụ án tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất Như đã trình bày ở trên, việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của TAND các cấp. UBND khơng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này, đây là điểm đặc thù về thẩm quyền hoàn toàn khác với các tranh chấp có liên quan đến đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không được giải quyết theo thủ tục hành

chính mà tn thủ theo trình tự tố tụng tại Tịa án với những thủ tục chặt chẽ do BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là tranh chấp về thừa kế tài sản, Quyền sử dụng đất chỉ là một loại di sản đặc biệt trong tranh chấp về thừa kế.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 thì tồ án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự theo quy định tại Điều 26, BLTTDS 2015 trong đó có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Sự phân định thẩm quyền giữa Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được BLTTDS quy định theo phương pháp loại trừ. Nghĩa là các tranh chấp về dân sự nói chung và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện trừ những trường hợp luật quy định phải do Tòa án cấp tỉnh giải quyết. Cụ thể, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong hai trường hợp.

Trường hợp thứ nhất là những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà có đương sự hoặc di sản là quyền sử dụng đất ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài. Trường hợp thứ hai là theo quy định tại Khoản 2, Điều 37, BLTTDS 2015 thì Tịa án cấp tỉnh sẽ giải quyết những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

Ngoài ra, về nguyên tắc chung thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất củaTòa ántheo lãnh thổ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 của BLTTDS 2015. Theo đó, Tồ án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu

bị đơn là cơ quan, tổ chức)có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp vềthừa kế quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầuTòa ánnơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức) giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nếu việc thỏa thuận đó khơng trái quy định pháp luật.

Thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện đồng thời vào sổ thụ lý để giải quyết vụ án. Như vậy, sau khi nhận được đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo thì Tịa án phải vào sổ nhận đơn, xem xét các điều kiện thụ lý vụ án, thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và tiến hành thụ lý vụ án theo đúng quy định pháp luật.

2.1.2.3. Chuẩn bị xét xử và hòa giải trong giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

(i) Chuẩn bị xét xử

Tịa án chính thức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất sau khi đã tiến hành thụ lý vụ án. Nếu hịa giải khơng thành,Tịa án sẽ tiến hành củng cố hoàn thiện hồ sơ vụ án để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tịa sơ thẩm. Các cơng việc phải tiến hành để chuẩn bị xét xử gồm: Thông báo về việc thụ lý vụ án, phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, phân công Thư ký tiến hành tố tụng; thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung vụ án.

Sau khi đã tiến hành các công việc thụ lý vụ án,Tịa án phải thơng báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án.Tịa án cũng phải thơng báo cho VKSND cùng cấp để VKSND thực hiện quyền kiểm sát của mình đối với việc giải quyết vụ án.

Cũng như những vụ án tranh chấp dân sự khác hồ sơ vụ án tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thường được xây dựng dựa trên nhiều nguồn chứng cứ khác nhau. Chứng cứ để giải quyết vụ án thường do nguyên đơn, bị đơn hoặc người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cung cấp cho Tòa án. Trường hợp các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án do đã thu thập không đủ căn cứ để giải quyết vụ án thì Thẩm phán có thể ra quyết định yêu cầu các đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Đối với trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có u cầu Tịa án thu thập tài liệu chứng cứ thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ như: Yêu cầu các cá nhân, cơ quan đang lưu giữ tài liệu có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ; Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản, …

Trong quá trình lấy lời khai của đương sự, Tòa án cũng phải làm rõ nguồn gốc, diễn biến quá trình sử dụng quyền sử dụng đất –là di sản trong vụ án thừa kế. Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất nhiều khi khơng tồn tại độc lập mà có thể nằm trong khối tài sản chung với người khác. Do đó, trong trường hợp này Tòa án cần trao đổi, hướng dẫn đương sự khai để làm rõ quyền sử dụng đất của người chết là bao nhiêu mét trong tổng thể tài sản chung với đồng sở hữu? Trên đất có tài sản gắn liền với đất hay khơng? Tài sản này là của ai?...

Cũng như các vụ án thừa kế khác, trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người để lại di sản chết, thời điểm này được xác định dựa trên giấy chứng tử của người đó. Việc xác định diện và hàng thừa kế sẽ dựa trên các tài liệu chứng minh quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng giữa người chết và người thừa kế.Trên cơ sở tài liệu,chứng cứ đương sự cung cấp, để giải quyết hiệu quả vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất,Tòa án cần xác

định tư cách đương sự tham gia tố tụng, lập sơ đồ huyết thống, sơ đồ quan hệ thừa kế như diện thừa kế, hàng thừa kế….

Cơ sở để Tòa án tuyên một bản án hợp pháp, phân chia chính xác kỷ phần thừa kế cho các đồng thừa kế là việc xác định giá trị của di sản thừa kế. Di sản thừa kế trong trường hợp này là quyền sử dụng đất nên việc định giá đúng tài sản là không đơn giản. Hoạt động định giá, thẩm định giá di sản thừa kế quyền sử dụng đấtcó thể được thực hiện thông qua Hội đồng định giá nhà nước hoặc các tổ chức, cơ sở định giá tư nhân được Nhà nước cấp phép hoạt động.

(ii) Thủ tục hịa giải và cơng nhận sự thỏa thuận của đương sự

Cũng như việc hòa giải trong các tranh chấp dân sự khác, theo quy định tại Điều 205 BLTTDS 2015Thẩm phán phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Quy định này là phù hợp, có ý nghĩa nhân văn và thật sự cần thiết trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Như đã nhiều lần đề cập ở trên,đặc thù của đương sự trong tranh chấp này là những người có cùng quan hệ huyết thống, dịng tộc, quan hệ hôn nhân…những mối quan hệ rất gần gũi về mặt tình cảm. Họ là cha, mẹ, vợ chồng, anh chị em của nhau, vì khơng thể giải quyết được mâu thuẫn nên đã nhờ Tịa ángiải quyết. Vì vậy, hịa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là tạo cho họ cơ hội được thỏa thuận lại sau khi được tư vấn, giải thích. Hịa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là tạo điều kiện cho họ hàn gắn lại tình cảm, đồn tụ lại với nhau, giữ gìn được gắn kết gia đình. Khơng những vậy, hịa giải thành sẽ giúp giải quyết vụ án hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Về thủ tục hồ giải, Tồ án phải triệu tập tất cả những người có liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tham dự

phiên hoà giải. Nếu việc giải quyết vụ tranh chấp có liên quan đến tất cả các đương sự trong vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà có đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán phải hỗn phiên hồ giải để mở lại phiên hồ giải khác có mặt tất cả các đương sự. Toà án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất (yêu cầu xác định quyền thừa kế quyền sử dụng đất của mình và bác quyền thừa kế của người khác, yêu cầu chia di sản thừa kế) phải giải quyết để tiến hành hoà giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý. Khi tiến hành hoà giải, ngoài việc tuân thủ thành phần phiên hòa giải quy định tại Điều 209 BLTTDS 2015, Thẩm phán phải phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình mà tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp.

Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, trong trường hợp các đương sự thoả thuận được về toàn bộ nội dung vụ án, kể cả về án phí.

2.1.2.4. Phiên tòa giải quyết tranh chấp về chia di sản là quyền sử dụng đất

Về nguyên tắc, phiên tòa sơ thẩm vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được tiến hành như các phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự. Theo đó, phiên tịa sơ thẩm với thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án. Tuy nhiên, phiên tòa sơ thẩm vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có một số điểm khác như sau:

- Về sự tham gia của Kiểm sát viên: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 của BLTTDS 2015 thì Viện kiểm sát nhân dân phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản cơng, lợi ích cơng cộng, quyền sử dụng đất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)