Với địa bàn Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, nhận thức về pháp luật của người dân chưa cao, trước đây, những quan hệ gia đình, họ tộc gắn bó, chi phối tới mọi vấn đề đời sống kể cả việc để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Người con trưởng được hưởng phần nhiều hơn để có thể chăm sóc cha, mẹ, thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, khi nền kinh tế chuyển biến mạnh mẽ, các tuyến đường quốc lộ, đường vành đai và các khu công nghiệp được mở rộng, sự biến động của thị trường quyền sử dụng đất tăng trưởng nóng, giá trị quyền sử dụng đất tăng cao, kéo theo đó lànhững mâu thuẫn, bất đồng về di sản là quyền sử dụng đất tại Thái Nguyên tăng lên. Chỉ tính trong thời gian 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018, Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh ở Thái Nguyên đã tiến hành thụ lý các vụ án có mối quan hệ pháp luật là tranh chấp về thừa kế tài sản nói chung, trong đó tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất có nội dung và tính chất phức tạp, gay gắt.
Do giá trị của quyền sử dụng đất tăng như vậy, những người được thừa kế bắt đầu tính đến quyền lợi của họ cũng như phải được đảm bảo mà các đồng thừa kế không thể tự thương lượng mà phải khởi kiện ra Tịa án. Vì vậy, những vụ án Tòa án đã thụ lý là những vụ án có tính chất phức tạp. Theo
báo cáo tổng kết của TAND tỉnh Thái Nguyên, thực trạng giải quyết tranh chấp về chia di sản là quyền sử dụng đất có số liệu cụ thể như sau.
Bảng 2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ nói riêng từ năm 2014 -2018
của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Năm Án dân sự Tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ Thụ lý Giải quyết Thụ lý Giải quyết
2014 422 279 43 26
2015 502 387 37 29
2016 519 393 48 30
2017 537 411 50 34
2018 553 450 57 32
Bảng 2.2. Số liệu các vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ nói riêng bị hủy, sửa từ năm 2014 -2018
của TAND tỉnh Thái Nguyên.
Năm Án dân sự Tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ
Hủy Sửa Hủy Sửa
2014 22 30 8 3
2015 19 23 6 9
2016 22 11 5 5
2017 31 44 10 8
Nguồn: Báo cáo tổng kết của TAND tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2018
Như vậy, nhìn vào số liệu bảng 1 và bảng 2 trên đây cho thấy:
Thứ nhất, tranh chấp về chia di sản thừa kế chiếm tỷ lệ trung bình xấp
xỉ khoảng 10% tổng số các vụ việc dân sự mà Tòa án tỉnh Thái Nguyên thụ lý giải quyết trong 05 năm (2014 - 2018). Cụ thể: một là, năm 2014 thụ lý các vụ việc liên quan đến tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ 43 vụ, chiếm tỷ lệ 10.18% các vụ việc dân sự; giải quyết 26 vụ, chiếm tỷ lệ 9.3%; hai là năm 2015 thụ lý các vụ việc liên quan đến tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ 37 vụ, chiếm tỷ lệ 7.37% các vụ việc dân sự; giải quyết 29 vụ, chiếm tỷ lệ 7.49; ba là, năm 2016 thụ lý các vụ việc liên quan đến tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ 48 vụ, chiếm tỷ lệ 9.24% các vụ việc dân sự; giải quyết 30 vụ, chiếm tỷ lệ 7.63%; bốn là, năm 2017 thụ lý các vụ việc liên quan đến tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ 50 vụ, chiếm tỷ lệ 9.31% các vụ việc dân sự; giải quyết 34 vụ, chiếm tỷ lệ 8.27%; năm là, năm 2018 thụ lý các vụ việc liên quan đến tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ 57 vụ, chiếm tỷ lệ 10.3% các vụ việc dân sự; giải quyết 32 vụ, chiếm tỷ lệ 7.11%;
Thứ hai, trong 05 năm (từ năm 2014 - 2018), năm có số lượng tranh
chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ lớn nhất là năm 2018, thụ lý các vụ việc liên quan là 57 vụ, chiếm tỷ lệ 10.3% các vụ án dân sự và năm có số lượng tranh chấp ít nhất là năm 2015, thụ lý các vụ việc liên quan là 37 vụ, chiếm tỷ lệ 7.37% các vụ án dân sự.
Thứ ba, tính trung bình trong 05 năm (từ năm 2014 - 2018), số lượng
bản án giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ của Tòa án tỉnh Thái Nguyên bị hủy, sửa chiếm tỷ lệ khá cao từ trên 30% trở lên. Điều này
cho thấy việc giải quyết loại vụ việc tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ rất khó khăn, phức tạp (xem số liệu bảng 2).
Thứ tư, trong 5 năm (từ năm 2014 - 2018), số lượng các vụ án tranh chấp
về chia di sản thừa kế là QSDĐ mà Tòa án tỉnh Thái Nguyên thụ lý giải quyết tăng đều hàng năm; đặc biệt trong 03 năm, từ năm 2016 đến năm 2018, số lượng loại vụ việc tranh chấp này tăng đột biến gấp từ 1,0-1,5 lần so với năm 2014. Điều này cho thấy tranh chấp về QSDĐ nói chung, và tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ vẫn là lĩnh vực nóng bỏng, gay gắt cho dù cả hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật đất đai; vận động hòa giải tranh chấp đất đai trong nhân dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai …
Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết tranhchấpthừa kế quyền sử dụng đất hiện nay là loại việc khó, phức tạp nhất và là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung.
Trong hoạt động thụ lý, giải quyết các tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, TAND tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng tiến hành việc hòa giải. Việc giải quyết, xét xử tranh chấp chỉ được thực hiện sau khi hòa giải giữa các bên đương sự khơng thành. Hịa giải thành khơng chỉ giúp cho ngành Tòa án tỉnh Thái Nguyên tiết kiệm thời gian, công sức trong việc giải quyết tranh chấp mà còn giúp các bên đương sự tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức trong “theo đổi” khiếu kiện, đánh tan tâm lý thắng thua, thiệt hơn; duy trì sự ổn định, đồn kết và khơng làm “sứt mẻ” tình cảm trong nội bộ gia đình. Nhận thức rõ tính đặc thù trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, kiên trì hịa giải,số lượng vụ việc tranh chấp được TAND hòa giải thành chiếm tỷ lệ khơng nhỏ đã góp phần giải quyết nhanh chóng các vụ tranh chấp.
Về cơ bản, TAND tỉnh Thái Nguyên áp dụng và thống nhất các hướng dẫn của TANDTC trong công tác xét xử các vụ án tranh chấp. Đường lối xét xử các tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng được TAND tỉnh Thái Nguyên tuân thủ và áp dụng tương đối tốt. Chất lượng xét xử được cải thiện theo hướng tích cực góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định chính trị, trật tự, án tồn xã hội hội, phát triển kinh tế, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất và bảo vệ các giao dịch dân sự hợp pháp trong đời sống xã hội .. Phần lớn, các bản án, quyết định của TAND xét xử các tranh chấp đất đai đều có căn cứ pháp lý, phù hợp với hồn cảnh lịch sử, được nhân dân đồng tình, dư luận xã hội ủng hộ, bảo đảm hiệu lực thi hành và tính khả thi cao trên thực tế …
Cơng tác đào tạo cán bộ được chú ý, đó là hàng tháng đều tổ chức hội nghị tập huấn, đưa ra các giải đáp về những vấn đề còn vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án, xây dựng án lệ, công bố bản án, quyết định trên Cổng thơng tin điện tử của Tịa án và TAND tỉnh hàng năm đều triển khai thực hiện phiên tòa rút kinh nghiệm, tổ chức tập huấn nghiệp vụ xét xử đối với Thẩm phán, Thư ký và Hội thẩm nhân dân. Thơng qua đó, giúp cho đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Tòa án nâng cao nhận thức pháp luật, tiếp thu được quy định mới, cùng trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm với các đồng nghiệp, giải đáp vướng mắc trong q trình giải quyết vụ án dân sự nói chung và án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng …
Lãnh đạo Tịa án quan tâm thường xun nắm bắt tình hình để chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan khác trong việc giải quyết vụ án. Nhiều Tòa án cấp huyện, thị xã, Chánh án đã xây dựng được quy chế phối hợp với UBND cùng cấp trong việc giải quyết vụ án dân sự và hành chính. Việc phối hợp với UBND cấp huyện như: quy định về ủy quyền tham gia tố tụng trong trường hợp UBND
quy định phối kết hợp trong việc cung cấp chứng cứ, quy định về phối hợp với các phòng trong khối UBND để thẩm định tài sản và định giá tài sản vụ án dân sự, đặc biệt liên quan tới quyền sử dụng đất.
2.3. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong giải quyết tranh chấp về chia di sản là quyền sử dụng đất