7. Kết cấu của luận văn
1.4.4. Nhận thức về hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh
lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo
Nhận thức thể hiện trong đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng; lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội về cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Đảng ta đã đưa ra các quan điểm về đổi mới tổ chức, tăng cường hoạt động của Quốc hội, nhấn mạnh tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, trong đó có giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH. Khẳng định quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp [12, tr.27]. Nhận thức của Đảng về hoạt động giám sát không chỉ ban hành các chủ trương, chính sách mà còn là quan điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động giám sát về giải quyết KNTC.
Vấn đề nhận thức còn được thể hiện ở vai trò, vị trí của Đoàn ĐBQH, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giám sát về giải quyết KNTCtrong tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đoàn ĐBQH, vấn đề này phải được nhận thức đầy đủ, trách nhiệm từ cơ quan lập hiến, lập pháp và thể hiện thông qua các QPPL. Nhiệm vụ, quyền hạn, thái độ, trách nhiệm của thành viên Đoàn giám sát, trong đó có ĐBQH trong Đoànvới tư cách là chủ thể thực hiện độc lập hoặc tham gia thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH.
thức của nhà nước đối với hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử nói chung và giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các cơ quan chấp hành pháp luật, thực thi, áp dụng pháp luật sớm phát hiện những sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, có giải pháp khắc phục kịp thời, hạn chế thấp nhất những hậu quả xảy ra cho xã hội, cho cá nhân công dân thông qua kết luận, kiến nghị giám sát. Việc nhận thức đúng của các cấp chính quyền đối với hoạt động giám sát về giải quyết KNTC là để sớm phát hiện những bất cập, tính không phù hợp của những VBQPPL, chủ trương, chính sáchhoặc có những QHXH mới phát sinh nhưng chưa có QPPL điều chỉnh, từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chủ trương, chính sách, VBQPPL giúp cho nhà nước, cơ quan chấp hành, chính quyền các cấp thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ trong thực tiễn, bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội, của cá nhân, sớm hoàn thiện thể chế nhằm quản lý xã hội tốt hơn.
Nhận thức của đối tượng chịu sự giám sát có tác động sâu sắc tới hiệu quả giám sát. Vì đây là cơ sở để hình thành nên ý thức, trách nhiệm, thái độ, định hướng hành vi khi tiếp thu, thi hành các kết luận, kiến nghị, đề xuất từ Đoàn giám sát, biến những kết quả giám sát thành các tác động có hiệu quả, hiệu lực trong thực tiễn và là nền tảng quan trọng để củng cố và tăng cường ý thức pháp luật. Nhận thức của xã hội thông qua dư luận xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí, UBMTTQVN và các tổ chức thành viên Mặt trận, các hội, đoàn thể...ý kiến của cử tri cũng đóng vai trò quan trọng, tác động tích cực đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC, tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc thực hiện kết luận giám sát, kết quả giải quyết KNTC của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Việc theo dõi, giám sát của cử tri, nhiệm vụ tuyên truyền của các cơ quan thông tấn báo chí về kết quả giám sát; phản ánh, đánh giá kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị
của Đoàn giám sát là cơ sở tác động đến kết quả hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật về giải quyết KNTC.