Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 62 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Đổi mới tư duy về sự lãnh đạo của Đảng

Tiếp dân, giải quyết KNTC, chỉ đạo giải quyết KNTC là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và những cá nhân do pháp luật quy định, nên đối tượng chịu sự giám sát của Đoàn ĐBQH trong lĩnh vực giải quyết KNTC đều là những Đảng viên chủ chốt của Đảng, giữ chức vụ quan trọng, là người đứng đầu sở, ngành, chính quyền địa phương các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Kết quả giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH (theo luật định) có quyền kiến nghị xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm về trách nhiệm tiếp dân, giải quyết KNTC, tức là xem xét trách nhiệm của những người đứng đầu các cấp chính quyền, thủ trưởng cơ quan,

đơn vị và thực tế Đảng đang quản lý những cán bộ chủ chốt này. Do đó, cần có sự phân định rạch ròi giữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức, cán bộ và trách nhiệm của Đoàn ĐBQH trong việc thực hiện chức năng giám sát về giải quyết KNTC nhằm hạn chế sự can thiệp bằng mệnh lệnh, quyền uy từ phía cơ quan Đảng cũng như sự e dè, hình thức, nể nang trong hoạt động giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH.

Đổi mới tư duy về sự lãnh đạo của Đảng (cấp ủy địa phương) trong hoạt động giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH là vấn đề cốt lõi, vì ở nước ta, nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng; đối với Đoàn ĐBQH, sự lãnh đạo của cấp ủy (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) cần đổi mới nhận thức theo hướng tạo

điều kiện cho Đoàn ĐBQH chủ động thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về hoạt động giám sát nói chung và giám sát về giải quyết KNTC nói riêng theo Hiến pháp và Pháp luật. Tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền nhận thức đúng đắn về bản chất của giám sát đối với giải quyết KNTC

của Đoàn ĐBQH, quan tâm triển khai, tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị thông qua giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH.

3.2.1.2. Hoàn thiện thể chế

* Đối với Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014

- Sửa đổi, bổ sung Điều 43 Luật Tổ chức Quốc hội (năm 2014) quy định về Đoàn ĐBQH theo hướng Trưởng Đoàn ĐBQH bắt buộc phải là Bí

thư hoặc Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, như vậy sẽ nâng cao vị trí, vai trò Đoàn ĐBQH, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH tại địa phương, nhất là hoạt động giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC; vì UBND cấp tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở địa phương, người đứng đầu UBND cấp tỉnh là Chủ tịch UBND cấp tỉnh là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nên để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH về giải quyết KNTC đối với cơ quan hành chính nhà nước thì phải quy định thống nhất Trưởng Đoàn ĐBQH là Bí thư hoặc Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trong luật.

- Sửa đổi, bổ sung Điều 23 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 theo hướng tăng thêm ĐBQH chuyên trách, giảm số lượng ĐBQH không chuyên trách, hướng đến khoảng 50% ĐBQH hoạt động chuyên trách. Đồng thời bổ

sung Khoản 3 Điều 43 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 theo hướng: Trưởng Đoàn hoặc Phó Trường Đoàn và 01 ĐBQH trong Đoàn là ĐBQH hoạt động chuyên trách, làm được điều này sẽ khắc phục được tình trạng các vị ĐBQH hoạt động không chuyên trách chủ yếu tham gia hoạt động Quốc hội, Đoàn ĐBQH vào thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội. Thời gian còn lại giữa hai kỳ họp đa số đại biểu bận việc chuyên môn của cơ quan nên rất ít tham gia hoạt động cùng với Đoàn ĐBQH khi có yêu cầu; trong khi đó, Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành quy định chưa đủ mạnh để ràng buộc trách nhiệm ĐBQH hoạt động không chuyên trách.

- Bổ sung Khoản 4 Điều 43 Luật Tổ chức Quốc hội (năm 2014): ĐBQH không chuyên trách được bố trí một chuyên viên giúp việc (chuyên viên này thực hiện hai vai trò vừa là chuyên viên của bộ máy giúp việc cho

Đoàn ĐBQH vừa thực hiện nhiệm vụ giúp việc riêng cho 01 đại biểu không chuyên trách) [30, tr.30]; quy định này khắc phục thực trạng nhiều nhiệm vụ của ĐBQH không hoặc rất ít tổ chức thực hiện trên thực tế, chưa đáp ứng yêu cầu của cử tri, của xã hội.

* Đối với Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (năm 2015).

- Khoản 1 Điều 52 quy định: "Đoàn giám sát do Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội làm Trưởng đoàn và có ít nhất ba đại biểu Quốc hội là thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia Đoàn giám sát" [29, tr.84]. Quy định này rất khó cho Đoàn ĐBQH khi thành lập Đoàn giám sát, nhất là hoạt động giám sát về giải quyết KNTC ở địa phương phải tổ chức theo nội dung đơn gửi đến Đoàn ĐBQH, những phát sinh KNTC đột xuất nhưng tính chất phức tạp, đông người...cần phải làm thường xuyên, những trường hợp như vậy để có được 3 ĐBQH trong Đoàn tham gia Đoàn giám sát sẽ gặp khó khăn, có trường hợp Đoàn ĐBQH có 7 đại biểu, trong đó có 02 ĐBQH công tác ở cơ quan Trung ương, 05 đại biểu công tác tại địa phương thì chỉ có 01 ĐBQH hoạt động chuyên trách. Mặt khác, Khoản 2 Điều 28 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định: "Khi nhận được khiếu nại, tố cáo,kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật" [30, tr.20].Theo đó,luật đã quy định cá nhân ĐBQH

có quyền tiếp công dân, xử lý đơn, theo dõi kết quả giải quyết và giám sát việc giải quyết KNTC của cơ quan có thẩm quyền, nên không có cơ sở khoa học để quy định Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH phải có ít nhất 03 ĐBQH trong Đoàn ĐBQH tham gia.

- Quy định rõ ĐBQH phải có trách nhiệm xử lý đơn KNTC, không chuyển đơn về cho Văn phòng Đoàn ĐBQH tham mưu lãnh đạo Đoàn ĐBQH

xử lý. Xác định rõ việc xử lý đơn KNTC là trách nhiệm cá nhân của ĐBQH, không phân biệt đại biểu chuyên trách hay đại biểu không chuyên trách.

- Quy định rõ thời hạn thông báo thụ lý việc giải quyết KNTC do Đoàn ĐBQH chuyển đến tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chuyển đơn, không nên quy định dẫn chiếu như Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân hiện hành ("Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật".) [29, tr. 87] và thực tế, pháp luật không có quy định thời hạn thông báo kết quả giải quyết đơn KNTC của cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho Đoàn ĐBQH, ĐBQH đối với đơn KNTC do Đoàn ĐBQH chuyển đến (trừ trường hợp đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết do Đoàn ĐBQH, ĐBQH tiếp nhận thông qua tiếp công dân, được quy định tại Điều 27, Điều 28 Luật Tiếp công dân năm 2013) và thực trạng rất nhiều đơn KNTC Đoàn ĐBQH chuyển đi nhưng không nhận được thông báo kết quả giải quyết đơn

từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- Quy định rõ nếu quá 30 ngày không giải quyết xong thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết có quyền tiếp tục gia hạn giải quyết đơn thêm một lần nữa, nhưng tối đa gia hạn không quá 15 ngày làm việc. Nếu quá 45 ngày làm việc kể từ ngày chuyển đơn mà ĐBQH, Đoàn ĐBQH vẫn chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết đơn của cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyền thì Đoàn ĐBQH có quyền kiến nghị người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm giải quyết đơn do Đoàn ĐBQH, ĐBQH chuyển đến mà không giải quyết hoặc chậm giải quyết, thời hạn này phù hợp với thời hạn giải quyết KNTC quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố.

- Quy định trách nhiệm phối hợp giữa Đoàn ĐBQH với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trong hoạt động giám sát nói chung và giám sát giải quyết KNTC nói riêng, tránh sự chồng chéo khi thực hiện chức năng giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH và HĐND. Đồng thời, quy định trong luật bắt buộc phải công khai các hoạt động giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC, thông tin rộng rãi đến cử tri, là cơ sở để cử tri thực hiện quyền giám sát của mình. Mặt khác, việc công khai các kết luận, kiến nghị giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH để cử tri được biết sẽ tạo điều kiện cho cử tri cùng tham gia giám sát kết quả tổ chức thực hiện kiến nghị, kết luận giám sát của các đối tượng chịu sự giám sát.

3.2.1.3. Đổi mới hình thức giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo

Pháp luật quy định rất cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của ĐBQH, Đoàn ĐBQH trong việc thực thi pháp luật về giải quyết KNTC; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát của Đoàn ĐBQH, ĐBQH trong quá trình xử lý đơn KNTC gửi đến, như: Đoàn ĐBQH có trách nhiệm tổ chức để ĐBQH tiếp công dân, giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết KNTC của công dân. Khi nhận được KNTC của công dân, ĐBQH có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người KNTC biết; đôn đốc,

theo dõi và giám sát việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Người có thẩm quyền giải quyết KNTC phải thông báo cho ĐBQH, Đoàn ĐBQH về kết quả giải quyết KNTC của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp ĐBQH, Đoàn ĐBQH xét thấy việc giải quyết KNTC không đúng pháp luật, Đoàn ĐBQH, ĐBQH có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, ĐBQH, Đoàn ĐBQH yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, ĐBQH có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người KNTC đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu chứng minh cho nội dung KNTC là đúng pháp luật; xem xét, xác minh vấn đề mà ĐBQH quan tâm, cần làm rõ theo quy định của pháp luật về giải quyết KNTC...hoặc tổ chức Đoàn giám sát về việc giải quyết KNTC. Mặc dù hình thức tổ chức giám sát được pháp luật quy định khá đầy đủ, nhưng trên thực tế, việc tổ chức triển khai hoạt động giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH tại địa phương đạt hiệu quả chưa cao. Để khắc phục những bất cập, hạn chế, bảo đảm pháp luật về giải quyết KNTC được thực thi nghiêm minh, nâng cao trách nhiệm của ĐBQH trong việc thực hiện chức năng giám sát về giải quyết KNTC ở địa phương, quyền và lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ, Đoàn ĐBQH cần tổ chức tốt một số hình thức giám sát sau đây:

Một là, đổi mới hình thức tiếp công dân, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Lịch tiếp công dân của ĐBQH phải được niêm yết tại trụ sở tiếp công dân, công khai thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài phát thanh- Truyền hình...) và thông báo cho ĐBQH trực tiếp tiếp công dân biết trước đúng thời gian luật định; ĐBQH trong Đoàn ĐBQH nâng cao tinh thần trách nhiệm tiếp công dân theo lịch do Đoàn ĐBQH phân công.

- Tăng cường hình thức Đoàn ĐBQH phối hợp, tổ chức cho ĐBQH trong Đoàn dự các buổi tiếp công dân của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; các buổi đối thoại để giải quyết KNTC. Qua đó, Đoàn ĐBQH nắm bắt thông tin, theo dõi, giám sát việc giải quyết KNTC của các cơ

quan có thẩm quyền; đồng thời xác định những vấn đề quan trọng cần thành lập Đoàn giám sát chuyên đề hoặc theo từng vụ việc.

- Đoàn ĐBQH phải thực hiện nghiêm quy định về xây dựng kế hoạch và tổ chức cho ĐBQH tiếp công dân thường xuyên, định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của công dân. Thực hiện tốt chức năng giúp ĐBQH chuyển đơn và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết KNTC của công dân mà ĐBQH, Đoàn ĐBQH đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Theo dõi, "truy" đến cùng kết quả giải quyết, trả lời cho người KNTC.

- Tăng cường hình thức tuyên truyền, giải thích pháp luật trong quá trình tiếp công dân, hướng dẫn công dân thực hiện đúng quy trình, thủ tục

theo quy định của pháp luật về KNTC; đặc biệt, đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức chấp hành nghiêm kết quả giải quyết KNTC của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đang có hiệu lực pháp luật.

Hai là, chú trọng việc sử dụng hình thức tổ chức Đoàn giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thành lập Đoàn giám sát là hình thức giám sát được nhiều Đoàn ĐBQH quan tâm;chất lượng, hiệu quả giám sát đối với Đoàn giám sát về giải quyết KNTC luôn được đánh giá cao trong thực tiễn. Thông qua việc phân loại KNTC để nhận định, đánh giá tính xác thực về lĩnh vực, ngành có nhiều KNTC, KNTC phức tạp, đông người, tạo dư luận không tốt đối với sự lãnh đạo của cấp ủy, quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, từ đó Đoàn ĐBQH xác định thành lập Đoàn giám sát về giải quyết KNTC đối với lĩnh vực nào, ngành nào là cần thiết, thời điểm tổ chức giám sát cho phù hợp. Việc

phân loại KNTC có thể căn cứ vào thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước (bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp (cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp hoặc của cơ quan hành chính khác) hoặc thẩm quyền giải quyết của cơ quan dân cử, gồm KNTC thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng nhân dân các cấp và các Ban của Hội đồng nhân dân các cấp hoặc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án hoặc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo hoặc KNTC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập; doanh nghiệp nhà nước... từ cách phân loại này để Đoàn ĐBQH mời các chuyên gia, những người hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực giám sát để tư vấn cho ĐBQH, thành viên Đoàn giám sát quyết định đúng đắn các kết luận, kiến nghị giám sát về giải quyết KNTC và việc triển khai thực hiện kiến nghị giám sát được thuận lợi hơn.

Ba là, cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc đối với hoạt động giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)