7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong
2.3.1. Kết quả đạt được
Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk rất quan tâm đến việc xử lý đơn KNTC. Hàng tuần, hàng quý, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk đều tham mưu cho Đoàn ĐBQH tỉnh thực hiện rà soát, phân loại đơn (theo thẩm quyền giải quyết hoặc theo lĩnh vực ngành; chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước)... Mục đích rà soát là để kiểm tra số lượng đơn KNTC gửi đến Đoàn thời gian qua, số lượng đơn KNTC đã xử lý (chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết), số lượng đơn KNTC chưa xử lý, số lượng đơn đã có thông báo xử lý đơn, số lượng đơn chưa có thông báo phản hồi. Qua đó, thống nhất tham mưu cho Đoàn ĐBQH đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân sớm giải quyết trả lời cho người KNTC; trong trường hợp cần thiết, tham mưu cho Đoàn thành lập Đoàn khảo sát về việc giải quyết KNTC theo quy định của pháp luật. Qua theo dõi, các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương khi nhận được đơn KNTC do Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk chuyển
đến đều nghiêm túc xem xét, giải quyết. Kết quả thông báo phản hồi việc giải quyết đơn hằng năm đều đạt tỷ lệ trên 50% so với tổng số đơn do Đoàn ĐBQH chuyển đi, các văn bản phản hồi khá rõ ràng, thể hiện đúng nội dung, kết quả giải quyết, hoặc tiến độ giải quyết. Việc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết KNTC, áp dụng pháp luật để giải quyết nội dung vụ việc KNTC được các cơ quan nhà nước thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn cơ quan, tổ chức chưa quan tâm đúng mức việc xem xét, giải quyết KNTC do Đoàn ĐBQH chuyển đến, nên phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả giám sát việc giải quyết KNTC của Đoàn, trách nhiệm Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk với cử tri, với người KNTC.
Thực hiện chức năng giám sát chuyên đề, căn cứ nội dung đơn KNTC gửi đến, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiến hành khoảng 32 cuộc giám sát, khảo sát; trong đó có cuộc giám sát chuyên đề việc giải quyết KNTC của công dân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đã nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ, tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, tổ chức phiên họp với các ngành chức năng cùng phân tích, đánh giá, làm rõ từng nội dung đúng, sai trong các đơn KNTC, đồng thời có những kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ…tiếp tục hoàn thiện thể chế đối với lĩnh vực này; kiến nghị với chính quyền địa phương các cấp sớm giải quyết KNTC và trả lời công dân, thông báo cho Đoàn ĐBQH theo quy định; qua đó, nhiều vụ việc KNTC được quan tâm giải quyết dứt điểm, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi chính đáng của công dân, người KNTC; đồng thời, cũng tuyên truyền, đề nghị công dân chấp hành, thực hiện các kết quả giải quyết KNTC của cơ quan có thẩm quyền đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn. Do vậy, nhiều cử tri, người khiếu nại rất hài lòng, tin tưởng hơn vào hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH. Có thể nêu một số vụ việc điển hình, như: Vụ việc của 31 hộ dân cư trú tại buôn Drai và buôn Ea Na (thuộc xã Ea Na - huyện Krông Ana); vụ việc
44 hộ dân (thôn Tân Phú, xã Ea Nuỗl) yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; vụ việc ông Nguyễn Thanh Nghị (15/1 Nguyễn Trung Trực, Phường Thành Công, tp. Buôn Ma Thuột), ông khiếu nại Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 12/12/2009 của UBND huyện Buôn Đôn
cho ông nghỉ việc theo chế độ 132 không đúng quy định của pháp luật; vụ việc ông Vũ Văn Thanh (Buôn Tul B, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn), khiếu nại việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất xây dựng thủy điện Sêrêpốk 4A; vụ việc của bà Thái Thị Xuân Lan (Tổ 4, Khối 7, Phường Tân Lập, Tp. Buôn Ma Thuột), đề nghị thi hành Bản án phúc thẩm số 16/2015 HCPT ngày 22/9/2015 của TAND tỉnh Đắk Lắk đã có hiệu lực; vụ việc của 14 hộ dân trên tuyến đường Lê Duẩn thuộc phường Ea Tam và phường Tân Thành, Tp.Buôn Ma Thuột liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, mở rộng lòng, lề đường, nâng cấp quốc lộ 14 từ năm 1995 đến nay chưa được bồi thường thiệt hại về nhà và đất theo quy định…
Những năm gần đây, qua công tác tiếp dân; tiếp nhận, xử lý, theo dõi, đôn đốc giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH chuyển đến; giám sát việc giải quyết đơn KNTC của công dân; giám sát kết quả thực hiện kiến nghị của Đoàn giám sát; Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk nhận thấy, thời gian gần đây, số lượng đơn KNTC của công dân, tổ chức gửi đến Đoàn có tăng nhưng không nhiều, tuy nhiên xét về tính chất, mức độ có phần gay gắt, phức tạp hơn. Số vụ việc KNTC được Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức giám sát cũng tăng lên, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào cơ quan dân cử nói chung, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Thông qua hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH ỉnht Đắk Lắk về việc giải quyết KNTC, các đối tượng chịu sự giám sát đã cơ bản khắc phục được những hạn chế, bất cập trong quá trình thực thi nhiệm vụ; nhiều khó khăn, vướng mắc của đối tượng chịu sự giám sát (các cơ quan, đơn vị, chính quyền
các cấp), những bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật đã cơ bản được tháo gỡ kịp thời, làm cho hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH cũng như ĐBQH trong Đoàn về giải quyết KNTC được các cấp chính quyền ở địa phương và đối tượng chịu sự giám sát đồng tình ủng hộ, quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức được bảo đảm, góp phần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.