Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc

Quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo

Hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH việc thực thi pháp luật về giải quyết KNTC được đánh giá dựa trên tính hiệu quả và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau từ yếu tố chính trị; cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước; địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH; hệ thống pháp luật; ý thức, nhận thức… các yếu tố này trực tiếp hoặc gián tiếp đều ảnh hưởng đến thực hiện chức năng

giám sát về việc giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH, luận văn này khái quát một số yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH như sau:

1.4.1. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng

Chủ trương, đường lối; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng là cơ sở chính trị cho hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH nói chung và giám sát việc thực thi pháp luật về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH nói riêng. Thực trạng, ở địa phương nào mà các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát về hoạt động giám sát nói chung và giám sát việc thi hành pháp luật về giải quyết KNTC nói riêng thì ở địa phương đó hiệu quả giám sát sẽ tốt hơn; các cấp chính quyền sớm phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm trong việc áp dụng pháp luật về giải quyết KNTC kịp thời hơn. Sự lãnh đạo của Đảng thông qua chủ trương, nghị quyết và cơ chế chính sách, bằng các phương pháp khác nhau tác động vào quá trình thực thi pháp luật về hoạt động giám sát nói riêng và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đoàn ĐBQH tại địa phương.

1.4.2. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Hệ thống pháp luật về giám sát đã tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi để ĐBQH, Đoàn ĐBQH tiến hành hoạt động giám sát, thể hiện rõ thông qua các nội dung: Chủ thể có thẩm quyền giám sát; đối tượng chịu sự giám sát; nội dung giám sát; hình thức, trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động giám sát; trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về giám sát; hậu quả pháp lý của kết quả giám sát…Để tạo điều kiện cho hoạt động giám sát có hiệu quả, cần phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, chi tiết và phù hợp với thực tiễn của hệ thống các quy định của pháp luật về giám sát nói chung và giám sát về giải quyết KNTC nói riêng. Thực tế cho

thấy, nhiều quy định được ghi nhận trong Hiến pháp nhưng không được quy định chi tiết trong các văn bản luật và dưới luật thì các quy định này cũng không thể áp dụng khi thực thi các hoạt động giám sát. Hệ thống pháp luật quy định về hoạt động giám sát nói chung và hoạt động giám sát về giải quyết KNTC nói riêng của Đoàn ĐBQH cần phải thường xuyên tập hợp hóa, pháp điển hóa, sớm loại bỏ những quy định chồng chéo, thiếu thực tế và đặc biệt những QHXH phát sinh nhưng chưa có QPPL điều chỉnh nhằm sớm kiểm soát quyền lực nhà nước đang thực thi, như vậy sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động giám sát của ĐBQH, Đoàn ĐBQH.

1.4.3. Cơ chế bảo đảm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát trong lĩnh vựcgiải quyết khiếu nại, tố cáo giải quyết khiếu nại, tố cáo

Hoạt động giám sát chỉ sẽ phát huy hiệu lực, hiệu quả khi các kiến nghị, kết luận giám sát được các đối tượng chịu sự giám sát, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chấp hành, nghiêm túc thực hiện. Nếu vấn đề này chỉ phụ thuộc vào sự tự nguyện thì có những trường hợpcác đề xuất, kiến nghị không được thi hành dẫn đến hoạt động giám sát không thể phát huy được chất lượng, hiệu quả.

Xác định trách nhiệm pháp lý cho tất cả các đối tượng chịu sự giám sát để hoạt động giám sát đạt được kết quả. Theo tác giả, cần có cơ chế, chế tài để quy kết trách nhiệm chính trị - pháp lý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi không chấp hành kết luận, kiến nghị giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH. Cơ quan, tổ chức cấp trên của đối tượng chịu giám sát hoặc các đối tượng có liên quan đến kết luận, kiến nghị giám sát phải đình chỉ, hủy bỏ những văn bản sai trái, khắc phục hậu quả (nếu có); đưa nội dung yêu cầu chất vấn của Đoàn ĐBQH về việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH ra chất vấn tại phiên họp của UBTVQH.

Công tác phối hợp giữa Đoàn ĐBQH với HĐND, UBMTTQVN và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh trong quá trình thực hiện kết luận, kiến giám sát, phát huy vai trò định hướng thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng; dư luận xã hội, ý kiến, kiến nghị, đánh giá của cử tri đối với việc chấp hành kiến nghị, kết luận giám sát của các chủ thể liên quan.

1.4.4. Nhận thức về hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo

Nhận thức thể hiện trong đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng; lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội về cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Đảng ta đã đưa ra các quan điểm về đổi mới tổ chức, tăng cường hoạt động của Quốc hội, nhấn mạnh tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, trong đó có giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH. Khẳng định quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp [12, tr.27]. Nhận thức của Đảng về hoạt động giám sát không chỉ ban hành các chủ trương, chính sách mà còn là quan điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động giám sát về giải quyết KNTC.

Vấn đề nhận thức còn được thể hiện ở vai trò, vị trí của Đoàn ĐBQH, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giám sát về giải quyết KNTCtrong tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đoàn ĐBQH, vấn đề này phải được nhận thức đầy đủ, trách nhiệm từ cơ quan lập hiến, lập pháp và thể hiện thông qua các QPPL. Nhiệm vụ, quyền hạn, thái độ, trách nhiệm của thành viên Đoàn giám sát, trong đó có ĐBQH trong Đoànvới tư cách là chủ thể thực hiện độc lập hoặc tham gia thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH.

thức của nhà nước đối với hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử nói chung và giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các cơ quan chấp hành pháp luật, thực thi, áp dụng pháp luật sớm phát hiện những sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, có giải pháp khắc phục kịp thời, hạn chế thấp nhất những hậu quả xảy ra cho xã hội, cho cá nhân công dân thông qua kết luận, kiến nghị giám sát. Việc nhận thức đúng của các cấp chính quyền đối với hoạt động giám sát về giải quyết KNTC là để sớm phát hiện những bất cập, tính không phù hợp của những VBQPPL, chủ trương, chính sáchhoặc có những QHXH mới phát sinh nhưng chưa có QPPL điều chỉnh, từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chủ trương, chính sách, VBQPPL giúp cho nhà nước, cơ quan chấp hành, chính quyền các cấp thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ trong thực tiễn, bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội, của cá nhân, sớm hoàn thiện thể chế nhằm quản lý xã hội tốt hơn.

Nhận thức của đối tượng chịu sự giám sát có tác động sâu sắc tới hiệu quả giám sát. Vì đây là cơ sở để hình thành nên ý thức, trách nhiệm, thái độ, định hướng hành vi khi tiếp thu, thi hành các kết luận, kiến nghị, đề xuất từ Đoàn giám sát, biến những kết quả giám sát thành các tác động có hiệu quả, hiệu lực trong thực tiễn và là nền tảng quan trọng để củng cố và tăng cường ý thức pháp luật. Nhận thức của xã hội thông qua dư luận xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí, UBMTTQVN và các tổ chức thành viên Mặt trận, các hội, đoàn thể...ý kiến của cử tri cũng đóng vai trò quan trọng, tác động tích cực đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC, tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc thực hiện kết luận giám sát, kết quả giải quyết KNTC của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Việc theo dõi, giám sát của cử tri, nhiệm vụ tuyên truyền của các cơ quan thông tấn báo chí về kết quả giám sát; phản ánh, đánh giá kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị

của Đoàn giám sát là cơ sở tác động đến kết quả hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật về giải quyết KNTC.

1.4.5. Bản lĩnh, năng lực và kỹ năng giám sát của đại biểu Quốc hội

Hoạt động giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH được tiến hành thông qua hoạt động trực tiếp của từng ĐBQH trong Đoàn. Thực tế cho thấy, những ĐBQH ít hoặc không còn ràng buộc về cơ chế hành chính, không chịu sự chi phối của kỷ luật Đảng có tiếng nói mạnh mẽ và quyết liệt hơn khi chất vấn hoặc trong các đề xuất, kiến nghị giám sát [34, tr.27].

Mặt khác, trong thực hiện chức năng giám sát, đòi hỏi ĐBQH phải thực sự có bản lĩnh, phân định vai trò của mình trong từng vị trí công tác, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu dân cử, đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước tại Quốc hội, Đoàn ĐBQH và nhất là thực hiện quyền giám sát việc giải quyết KNTC tai địa phương. Ngoài ra, năng lực phản biện, kiến thức, trình độ và kỹ năng giám sát của ĐBQH trong hoạt động giám sát về giải quyết KNTC cũng là nhân tố quyết định hiệu quả giám sát. Có thể khẳng định rằng, chất lượng đại biểu được xem là nhân tố then chốt trong việc thực hiện chức năng giám sát, quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát về giải quyết KNTC. Hoạt động giám sát về giải quyết KNTC mang tính đặc thù, đòi hỏi yếu tố về kiến thức chuyên môn, am hiểu về trình tự, thủ tục, các QPPL trực tiếp điều chỉnh, tác động đến hoạt động giải quyết KNTC của cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền. Do đó, ĐBQH phải có những kỹ năng để phát hiện hoặc thấy trước các vấn đề bất cập trong hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát; khả năng phân tích, nhận định trách nhiệm của các cơ quan hữu quan theo luật định. Điều này đòi hỏi ĐBQH phải thành thạo một số kỹ năng đặc thù như: Đề xuất ý kiến, phân tích, tổng hợp thông tin, điều tra, tranh luận, am hiểu pháp luật về KNTC, giải quyết KNTC… xác định rõ thủ tục, vận dụng thành thạo các bước cần tiến

hành của quy trình giám sát của ĐBQH, Đoàn ĐBQH nói chung và giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC nói riêng.

1.4.6. Cơ quan (bộ phận) tham mưu, giúp việc và kinh phí

Để cuộc giám sát về giải quyết KNTC đạt hiệu quả, việc đảm bảo các điều kiện về tổ chức, công tác tham mưu, giúp việc, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác liên quan đến nội dung giám sát là rất cần thiết; cơ chế để tranh thủ ý kiến của chuyên gia tư vấn, người có hiểu biết sâu, rộng đối với lĩnh vực giám sát sớm tư vấn cho ĐBQH, thành viên Đoàn giám sát; sự năng động, trách nhiệm của các thành viên mời tham gia đoàn giám sát…sẽ góp phần thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện, phản biện, tranh luận các vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, nhất là giám sát việc giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH.

Tiểu kết Chương 1

Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những hoạt động quan trọng góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương. Vì vậy, đánh giá mức độ hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và thực thi nhiệm vụ giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân từng đại biểu Quốc hội trong Đoàn và của chính Đoàn đại biểu Quốc hội. Đánh giá tốt mức độ hiệu quả đối với hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực hoạt động giám sát, tăng cường trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội với cử tri, với nhân dân địa phương nơi đại biểu Quốc hội ứng cử; là động lực giúp cho chính quyền các cấp triển khai thực hiện tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật ở cơ sở, đồng thời sớm phát hiện cơ chế, chính sách không còn phù hợp, quy phạm pháp luật chồng chéo, khó áp dụng ở cơ sở để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới giúp cho hoạt động quản lý nhà nước tốt hơn trên thực tế.

Trong Chương này, luận văn tiến hành làm rõ cơ sở lý luận, quy định của pháp luật về hoạt động giám sát trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội, như: Khái niệm về giám sát, giám sát của Quốc hội, giám sát của Đoàn ĐBQH trong lĩnh vực giả quyết khiếu nại, tố cáo; khái niệm về khiếu nại, tố cáo, đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; đồng thời xác định rõ nội dung, hình thức giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐẮK LẮK TRONG LĨNH VỰC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 2.1. Khái quát về cơ cấu, tổ chức của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk

Từ năm 2015 đến tháng 8/2019, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk trải qua 2 nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ 2011- 2016 (khóa XIII) và nhiệm kỳ 2016 - 2021 (khóa XIV). Trên cơ sở các quy định chung nhất về ĐBQH tại Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001), Luật bầu cử ĐBQH năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và sau đó là Hiến pháp năm 2013, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND (năm 2015), Luật Tổ chức Quốc hội quy định các nguyên tắc làm căn cứ phân bổ ĐBQH trong Đoàn ĐBQH tại địa phương.

Bên cạnh đó, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích rộng thứ 3 cả nước (sau tỉnh Nghệ An và tỉnh Gia Lai), dân số thuộc loại tỉnh trung bình của cả nước, trên 1,8 triệu người (năm 2019). Vì vậy, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk được phân bổ số lượng ĐBQH trung bình so với Đoàn ĐBQH của các tỉnh, thành phố khác, cụ thể như sau:

- Nhiệm kỳ khoá XIII, Đoàn ĐBQH có 09 ĐBQH được bầu tại 03 đơn vị bầu cử trong tỉnh. Trong đó, có 03 đại biểu công tác ở trung ương, 06 đại biểu công tác tại địa phương; có 03 đại biểu nữ, 03 đại biểu tái cử, 04 đại biểu là người đồng bào dân tộc thiểu số và 02 đại biểu hoạt động chuyên trách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)