Cơ quan (bộ phận) tham mưu, giúp việc và kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.6. Cơ quan (bộ phận) tham mưu, giúp việc và kinh phí

Để cuộc giám sát về giải quyết KNTC đạt hiệu quả, việc đảm bảo các điều kiện về tổ chức, công tác tham mưu, giúp việc, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác liên quan đến nội dung giám sát là rất cần thiết; cơ chế để tranh thủ ý kiến của chuyên gia tư vấn, người có hiểu biết sâu, rộng đối với lĩnh vực giám sát sớm tư vấn cho ĐBQH, thành viên Đoàn giám sát; sự năng động, trách nhiệm của các thành viên mời tham gia đoàn giám sát…sẽ góp phần thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện, phản biện, tranh luận các vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, nhất là giám sát việc giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH.

Tiểu kết Chương 1

Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những hoạt động quan trọng góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương. Vì vậy, đánh giá mức độ hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và thực thi nhiệm vụ giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân từng đại biểu Quốc hội trong Đoàn và của chính Đoàn đại biểu Quốc hội. Đánh giá tốt mức độ hiệu quả đối với hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực hoạt động giám sát, tăng cường trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội với cử tri, với nhân dân địa phương nơi đại biểu Quốc hội ứng cử; là động lực giúp cho chính quyền các cấp triển khai thực hiện tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật ở cơ sở, đồng thời sớm phát hiện cơ chế, chính sách không còn phù hợp, quy phạm pháp luật chồng chéo, khó áp dụng ở cơ sở để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới giúp cho hoạt động quản lý nhà nước tốt hơn trên thực tế.

Trong Chương này, luận văn tiến hành làm rõ cơ sở lý luận, quy định của pháp luật về hoạt động giám sát trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội, như: Khái niệm về giám sát, giám sát của Quốc hội, giám sát của Đoàn ĐBQH trong lĩnh vực giả quyết khiếu nại, tố cáo; khái niệm về khiếu nại, tố cáo, đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; đồng thời xác định rõ nội dung, hình thức giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐẮK LẮK TRONG LĨNH VỰC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 2.1. Khái quát về cơ cấu, tổ chức của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk

Từ năm 2015 đến tháng 8/2019, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk trải qua 2 nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ 2011- 2016 (khóa XIII) và nhiệm kỳ 2016 - 2021 (khóa XIV). Trên cơ sở các quy định chung nhất về ĐBQH tại Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001), Luật bầu cử ĐBQH năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và sau đó là Hiến pháp năm 2013, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND (năm 2015), Luật Tổ chức Quốc hội quy định các nguyên tắc làm căn cứ phân bổ ĐBQH trong Đoàn ĐBQH tại địa phương.

Bên cạnh đó, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích rộng thứ 3 cả nước (sau tỉnh Nghệ An và tỉnh Gia Lai), dân số thuộc loại tỉnh trung bình của cả nước, trên 1,8 triệu người (năm 2019). Vì vậy, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk được phân bổ số lượng ĐBQH trung bình so với Đoàn ĐBQH của các tỉnh, thành phố khác, cụ thể như sau:

- Nhiệm kỳ khoá XIII, Đoàn ĐBQH có 09 ĐBQH được bầu tại 03 đơn vị bầu cử trong tỉnh. Trong đó, có 03 đại biểu công tác ở trung ương, 06 đại biểu công tác tại địa phương; có 03 đại biểu nữ, 03 đại biểu tái cử, 04 đại biểu là người đồng bào dân tộc thiểu số và 02 đại biểu hoạt động chuyên trách.

+ Về chức vụ: Có 01 đại biểu là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; 01 đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành viên của Chính phủ; 1 đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH; 01 đại biểu là Ủy viên Ủy ban Trung

ương MTTQVN. Các ĐBQH còn lại công tác tại tỉnh nhưng đều là thành viên của Hội đồng Dân tộc hoặc các Ủy ban của Quốc hội.

trình độ đại học.

- Nhiệm kỳ khoá XIV, Đoàn ĐBQH có 09 ĐBQH được bầu tại 03 đơn vị bầu cử trong tỉnh. Trong đó, 04 đại biểu công tác ở cơ quan trung ương và 05

đại biểu công tác tại địa phương; 05 đại biểu là người đồng bào dân tộc thiểu số, 02 đại biểu tái cử, 02 đại biểu là nữ và 04 đại biểu hoạt động chuyên trách.

+ Về chức vụ: 01 đại biểu là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH; 01 đại biểu là Phó Trưởng Đoàn ĐBQH hoạt động chuyên trách; 01 đại biểu là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên; 02 đại biểu là Ủy viên Thường trực HĐDT và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; 01 đại biểu là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UBTVQH (đến tháng 11/2018 chuyển sang là Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Các ĐBQH còn lại công tác tại tỉnh nhưng đều là ủy viên của Hội đồng Dân tộc hoặc các Ủy ban của Quốc hội.

+ Về trình độ: 07 đại biểu có trình độ sau đại học, 02 đại biểu có trình độ đại học.

Bảng 2.1. Số lượng, thành phần ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk khóa XIII và XIV.

(Số liệu tính đến tháng 8/2019) ĐBQH Tổng số Giới tính Dân tộc thiểu số Nam Nữ Nhiệm kỳ XIV 09 Số lượng 07 02 05 (2016-2021) Tỷ lệ (%) 77,8 22,2 55,6 Nhiệm kỳ XIII Số lượng 06 03 04 09 Tỷ lệ (%) 66,7 33,3 44,4 (2011-2016) Tỷ lệ (%) 66,7 33,3 33,3

tác năm 2016 triển khai phướng hướng, nhiệm vụ năm 2017; Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 triển khai phướng hướng, nhiệm vụ năm 2018; Báo cáo Tổng kết công tác năm 2018 triển khai phướng hướng, nhiệm vụ năm 2019 - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk.

Bảng 2.2.Cơ cấu, trình độhọc vấn của ĐBQHthuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk khóa XIII và XIV. (Số liệu tính đến tháng 8/2019)

Cơ cấu Trình độ học vấn ĐBQH Tổng số ĐBQH ĐBQH

ĐBQH ĐBQH Đại Sau địa trung chuyên đại

tái cử học phương ương trách học Nhiệm Số 05 04 02 04 02 07 kỳ XIV lượng 09 (2016- Tỷ lệ 55,6 44,4 22,2 44,4 22,2 77,8 2021) % Nhiệm Số 06 03 03 02 05 04 kỳ XIII lượng (2011- 09 Tỷ lệ 66,7 33,3 33,3 22,2 66,6 44,4 2016) %

Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (nhiệm kỳ 2011 - 2016), Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk; Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 phướng hướng, nhiệm vụ năm 2017; Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 triển khai phướng hướng, nhiệm vụ năm 2018; Báo cáo Tổng kết công tác năm 2018 triển khai phướng hướng, nhiệm vụ năm 2019, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk.

2.2. Kết quả giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2015 đến tháng 8/2019.

2.2.1. Giám sát thông qua tiếp công dân của đại biểu Quốc hội

Trong Chương trình công tác hàng năm, Đoàn ĐBQH thường xuyên phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức tiếp công dân định kỳ mỗi tháng một lần, phân công 01 đến 02 ĐBQH trong Đoàn trực tiếp tiếp công dân và tiếp thu những kiến nghị, KNTC của công dân, kịp thời phân loại tham mưu cho lãnh đạo Đoàn ĐBQH chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Thông qua hoạt động tiếp dân, ngoài việc tiếp thu, chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, Đoàn ĐBQH đã tuyên truyền, giải thích và hướng dẫn công dân thực hiện KNTC theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Giai đoạn 2011 - tháng 8/2019, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk phối hợp với HĐND tỉnh đã tổ chức 82 ngày tiếp công dân định kỳ tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh; tiếp 541 lượt công dân, nhận 218 đơn KNTC, phản ánh kiến nghị tại buổi tiếp công dân, chuyển 139 đơn (chiếm 63,76%) đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, trong đó: 51 đơn khiếu nại (chiếm 24,31%); 76 đơn tố cáo (chiếm 34,86%) và tiếp nhận 85 văn bản (chiếm 61,2% tổng số văn bản chuyển đi) thông báo trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đã nhận đơn do Đoàn ĐBQH chuyển đến. Nhìn chung, thông qua tiếp công dân Đoàn ĐBQH nắm bắt rõ hơn nội dung KNTC của công dân, quan

điểm giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền mời dự buổi tiếp công dân… trên cơ sở đó, Đoàn ĐBQH thu thập thêm thông tin, tài liệu để xác định nội dung KNTC có tính chất phức tạp, việc áp dụng pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất; những nội dung KNTC còn quan điểm giải quyết khác nhau…Đoàn sẽ chỉ đạo bộ máy giúp việc xây dựng kế hoạch, tổ chức khảo sát việc giải quyết KNTC theo luật định; hầu hết nội dung kiến nghị của Đoàn

ĐBQH về giải quyết KNTC thông qua đơn KNTC gửi trực tiếp tại các buổi tiếp công dân đều thực hiện nghiêm, có hiệu quả thiết thực. Số liệu cụ thể được thống kê tình hình tiếp công dân của Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại (Bảng 2.3., Chương II)

Bảng 2.3. Kết quả tiếp công dân,

tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo tại buổi tiếp công dân của Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk khóa XIII và XIV.

(Số liệu tính đến tháng 8/2019)

Tổng

Tổng Tổng số đơn Chuyển đơn

số tiếp nhận tại Số văn bản trả Năm số lượt đến cơ quan có

ngày ngày tiếp công lời

tiếp thẩm quyền tiếp dân 2011 10 53 15 12 7 2012 9 55 27 15 9 2013 10 163 54 43 25 2014 10 77 26 26 16 2015 9 53 23 11 9 2016 10 50 18 15 8 2017 9 39 20 5 3 2018 10 41 26 9 5 2019 5 10 09 3 3 Tổng 82 541 218 139 85

Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (nhiệm kỳ 2011 - 2016) - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 triển khai phướng hướng, nhiệm vụ năm 2017; Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 triển khai phướng hướng, nhiệm vụ năm 2018; Báo cáo Tổng kết công tác

2.2.2. Giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội cáo gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội

Thời gian qua, việc tiếp nhận, xử lý KNTC gửi đến Đoàn ĐBQH, hướng dẫn công dân gửi đơn đúng cơ quan có thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc giải quyết đã được Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk quan tâm thực hiện. Từ năm 2011 - tháng 8/2019, Đoàn đã tiếp nhận 3.570 đơn, trong đó: 1.649 đơn khiếu nại; 620 đơn tố cáo; 1.301 đơn kiến nghị, phản ánh; trên cơ sở quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ, Đoàn ĐBQH đã chuyển 1.804 đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo luật định; xếp lưu (không xử lý) 1.766 đơn không đủ điều kiện để xử lý (đơn photo, thiếu chữ ký, nội dung không rõ ràng…). Đến nay, trong tổng số đơn KNTC do Đoàn ĐBQH chuyển đến, các cơ quan chức năng đều quan tâm xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho Đoàn ĐBQH làm cơ sở trả lời công dân, cử tri. Theo đó, Đoàn đã nhận được 653 văn bản trả lời về kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và Trung ương, chiếm tỷ lệ 36,20% so với số đơn đã chuyển đi, số liệu cụ thể tại Bảng 2.4., chương II.

Bảng 2.4. Kết quả tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk khóa XIII và XIV.

(Số liệu tính đến tháng 8/2019)

TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN ĐƠN THƯ

KẾT QUẢ XỬ LÝ Phân loại đơn

Năm Tổng số

Khiếu Kiến nghị, Số vụ Số kết đơn thư Tố cáo việc quả trả

nại phản ánh

chuyển lời

2011 411 151 87 173 117 33

2012 448 193 92 164 143 42

TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN ĐƠN THƯ

KẾT QUẢ XỬ LÝ Phân loại đơn

Năm Tổng số

Khiếu Kiến nghị, Số vụ Số kết đơn thư Tố cáo việc quả trả

nại phản ánh chuyển lời 2014 308 144 54 110 185 62 2015 423 231 72 120 256 132 2016 407 219 55 133 253 94 2017 379 150 56 173 268 83 2018 487 243 64 180 300 125 2019 238 99 44 94 106 32 Tổng 3.570 1.649 620 1.301 1.804 653

Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (nhiệm kỳ 2011 - 2016) - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 triển khai phướng hướng, nhiệm vụ năm 2017; Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 triển khai phướng hướng, nhiệm vụ năm 2018; Báo cáo Tổng kết công tác năm 2018 triển khai phướng hướng, nhiệm vụ năm 2019- Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk [39], [40].

2.2.3. Giám sát chuyên đề của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo quyết khiếu nại, tố cáo

Nhìn chung, hoạt động giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC của công dân phần lớn mới chỉ dừng ở mức chuyển đơn và đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết; tỷ lệ trả lời kết quả giải quyết đơn do Đoàn ĐBQH chuyển đến của các cơ quan hưu quan chưa cao

(trung bình giai đoạn 2011 - 8/2019 đạt 36,20%), nhiều vụ việc KNTC tồn đọng kéo dài, đông người vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, việc tổ chức

HĐND tỉnh, tham gia đối thoại với người dân tại các buổi làm việc do UBND tỉnh chủ trì, mời dự; tính trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 37 đoàn khiếu nại đông người với 25 vụ việc KNTC phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và tính đến tháng 8/2019, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức khoảng 32 cuộc giám sát, khảo sát, trong đó có 01 cuộc giám sát chuyên đề việc thực thi chính sách, pháp luật về giải quyết KNTC trên địa bàn huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk)…Qua đó, có thể thấy rằng, hoạt động giám sát chuyên đề của Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk trong lĩnh vực giải quyết KNTC vẫn chưa được quan tâm nhiều, cơ bản chỉ tập trung vào việc thành lập đoàn khảo sát trực tiếp để nắm bắt thông tin, nhận định, đánh giá tính xác thực của nội dung KNTC để Đoàn ĐBQH có cơ sở kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết hoặc tổ chức buổi làm việc để nghe các cơ quan, đơn vị, có liên quan xem xét, giải quyết báo cáo kết quả để Đoàn ĐBQH có cơ sở trả lời công dân, mà chưa chú trọng đến việc thực hiện chức năng giám sát chuyên đề của Đoàn ĐBQH trong lĩnh vực giải quyết KNTC tại địa phương.

2.2.4. Tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát hiện giám sát

Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (năm 2015), Khoản 1 Điều 54 quy định: "Đoàn ĐBQH có trách nhiệm tổ chức để ĐBQH tiếp công dân, giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết KNTC, kiến nghị của công dân". Trên cơ sở đó, nhiệm kỳ Quốc hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)