Nhóm giải pháp đối với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk

3.2.2.1. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề, cử đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn giám sát và tổ chức cho đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện giám sát trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương

- Tăng cường phối hợp, phân công ĐBQH trong Đoàn tham gia đầy đủ chương trình, kế hoạch giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về giải quyết KNTC của UBTVQH, HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk. Khi có Đoàn giám sát về giám sát tại địa phương, Đoàn ĐBQH có điều kiện kết hợp thực hiện nhiệm vụ của Đoàn, vừa tránh được nội dung giám sát chồng chéo, vừa phối hợp được với các ĐBQH hoạt động chuyên trách trong UBTVQH, HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội cùng các vị ĐBQH của địa phương khác đưa ra các giải pháp tối ưu nhất nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong giải quyết KNTC cho địa phương mình; đồng thời, giảm bớt phiền hà cho các đơn vị chịu sự giám sát.

- Khi triển khai kế hoạch giám sát chuyên đềcủa Đoàn ĐBQH trong lĩnh vực giải quyết KNTC, phải tăng cường phối hợp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thực thi pháp luật về giải quyết KNTC; các cơ quan nội

chính giúp cho ĐBQH và Đoàn ĐBQH nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, chính xác các nội dung giải quyết KNTC của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các vị ĐBQH trong Đoàn tham gia đầy đủ, đúng chương trình, kế hoạch giám sát mà Đoàn ĐBQH đã ban hành. Từ thực tiễn tác giả thấy rằng, để hoạt động giám sát chuyên đề trong lĩnh vực giải quyết KNTC, cần triển khai tốt một số nội dung sau đây:

Một là, trên cơ sở nội dung đơn KNTC gửi đến Đoàn ĐBQH, phân loại lĩnh vực KNTC, thẩm quyền giải quyết; những KNTC đông người, diễn biến phức tạp; có thể tạo thành "điểm nóng"…Đoàn ĐBQH phải chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức cho các ĐBQH trong Đoàn thực thi nhiệm vụ của mình về giám sát việc giải quyết KNTC mà Đoàn ĐBQH quan tâm. Phân công từng ĐBQH chịu trách nhiệm theo dõi một số vụ việc KNTC cụ thể, nhất là đối với các vụ việc KNTC tồn đọng, kéo dài; gửi đơn nhiều, vượt cấp hoặc tìm đến các cơ quan Trung ương KNTC "kêu cứu" yêu cầu tiếp tục giải quyết.

Hai là, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chịu sự giám sát để được tạo điều kiện thuận lợi về nội dung giám sát, cơ sở vật chất, hồ sơ vụ việc, hiện trường phục vụ giám sát… Trong báo cáo với Đoàn giám sát, yêu cầu các đơn vị chịu sự giám sát phải quán triệt quan điểm khách quan, trình bày đúng thực trạng, trung thực kết quả giải quyết KNTC của cơ quan, đơn vị mình. Để bảo đảm nguyên tắc này triển khai thống nhất, phải thay đổi cách đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan nhà nước theo hướng đi vào thực chất hiệu quả công việc, tránh “bệnh thành tích”. Mặt khác, trong quá trình phối hợp, Đoàn ĐBQH phải chỉ rõ cho các đơn vị thấy rằng: Giám sát việc giải quyết KNTC là để ngăn chặn sai phạm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giúp cho các đơn vị chịu sự giám sát thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về giải quyết KNTC, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những QPPL, chính

sách không còn phù hợp, chồng chéo, mới phát sinh giúp cho chủ thể chịu sự giám sát hoàn thành tốt nhiệm vụ. Giám sát giải quyết KNTC là cơ sở, động lực để phát triển chứ không phải là hoạt động gây trở ngại đến các hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát.

Ba là, xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động tiếp dân, giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC với Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ VN cấp tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận, theo hướng: Mời đại diện Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh và Ban Thường trực UBMTTQ VN tỉnh tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH; phân công ĐBQH tham dự các kỳ họp HĐND cấp tỉnh, dự các buổi tiếp dân, đối thoại với người KNTC để giải quyết KNTC của Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp tỉnh. Tăng cường phối hợp giữa Đoàn ĐBQH với cơ quan dân cử ở địa phương và UBMTTQVN trong hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH về giải quyết KNTC sẽ giúp cho hoạt động giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH được chặt chẽ và sâu sát hơn, tránh sự chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời điểm tổ chức triển khai giám sát trong lĩnh vực này tại địa phương.

Bốn là, tăng cường chế độ thông tin, báo cáo, xây dựng cơ chế, trách nhiệm báo cáo (định kỳ, theo yêu cầu) của đối tượng chịu sự giám sát của Đoàn ĐBQH, nhất là việc cung cấp thông tin, báo cáo việc chấp hành pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH trong quá trình giải quyết KNTC; kết quả giải quyết KNTC do Đoàn ĐBQH chuyển đến. Qua đó, phát hiện kịp thời những vấn đề chống chéo, không phù hợp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đồng thời, thông qua đó để Đoàn ĐBQH theo dõi, nắm thông tin, tiến độ giải quyết KNTC làm cơ sở xây dựng chương trình giám sát việc giải quyết KNTC khi xét thấy cần thiết, hoặc tổ chức để ĐBQH giám sát chuyên đề; giám sát những vụ việc KNTC mà ĐBQH trong Đoàn

ĐBQH quan tâm, đề nghị.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk thông qua khiếu nại, tố cáo gửi đến Đoàn

Từ thực tiễn công tác, kết hợp với quá trình nghiên cứu, học tập, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giám sát việc giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk thông qua đơn KNTC gửi đến Đoàn ĐBQH tỉnh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và tâm tư, nguyện vọng của cử tri tỉnh nhà, tác giả luận văn này nghĩ rằng quá trình tiếp nhận, xử lý đơn KNTC gửi đến Đoàn ĐBQH tỉnh, đôn đốc giải quyết, theo dõi kết quả giải quyết và tổ chức giám sát quá trình giải quyết KNTC của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, giám sát việc chấp hành, triển khai thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát của Đoàn giám sát do Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk thành lập, cần thực hiện theo quy trình 4 bước cơ bản sau đây:

Bước một: Rà soát, đôn đốc giải quyết, lập danh sách đơn thư khiếu nại, tố cáo đông người; đã giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại gửi đơn đến Đoàn; vụ việc khiếu nại, tố cáo mà dư luận xã hội, cử tri quan tâm có đơn đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức giám sát…

Hàng tháng, từ ngày 27 đến ngày 30 hàng tháng, công chức phụ trách công tác dân nguyện có trách nhiệm rà soát đơn KNTC tại Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk và tiến hành phân loại theo nguyên tắc sau đây:

Căn cứ Điều 28 Luật Khiếu nại, Điều 21 Luật tố cáo, đối với các đơn khiếu nại mà Đoàn ĐBQH tỉnh đã chuyển đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết nhưng quá 30 ngày và đối với các đơn tố cáo mà Đoàn ĐBQH tỉnh đã chuyển đơn đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết đã quá 60 ngày nhưng chưa nhận được thông báo kết quả giải quyết thì công chức phụ trách công tác dân nguyện thống kê, lập danh sách cụ thể, soạn thảo văn bản trình Phó Trưởng Đoàn, Đoàn ĐBQH tỉnh ký văn bản gửi cơ quan

chức năng có thẩm quyền đôn đốc giải quyết, đồng thời đề nghị báo cáo kết quả giải quyết cho Đoàn ĐBQH tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đôn đốc của Đoàn. Các vụ việc KNTC có đơn gửi đến Đoàn ĐBQH mà Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã ký văn bản đôn đốc nhưng quá thời hạn nêu trên mà chưa có thông báo kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền thì tổng hợp, lập danh sách tham mưu xử lý theo bước hai.

Bước hai: Tiếp tục rà soát, tham mưu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ký văn bản đôn đốc lần thứ hai.

Đối với các vụ việc KNTC có đơn gửi đến Đoàn ĐBQH mà Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã ký ban hành văn bản đôn đốc cơ quan chức năng giải quyết nhưng quá 30 ngày làm việc, Đoàn ĐBQH vẫn chưa nhận được thông báo kết quả giải quyết từ phía cơ quan có thẩm quyền thì công chức phụ trách công tác dân nguyện của Đoàn thống kê, lập danh sách cụ thể, soạn thảo văn bản trình Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh ký gửi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nghiêm túc xem xét, giải quyết, báo cáo kết quả giải quyết đơn KNTC (do Đoàn ĐBQH tỉnh chuyển đến) cho Đoàn ĐBQH tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đôn đốc giải quyết của Trường Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk. Quá thời hạn đôn đốc lần hai mà Đoàn ĐBQH tỉnh vẫn không nhận được kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, thì lập danh sách các vụ việc KNTC này tham mưu xử lý theo bước ba.

Bước ba: Tổ chức giám sát nội dung khiếu nại, tố cáo khi Đoàn ĐBQH tỉnh đã nhận được kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn còn khiếu nại, tố cáo; những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người; những vụ việc dư luận xã hội và cử tri quan tâm kiến nghị Đoàn tổ chức giám sát; những vụ việc mà ĐBQH trong Đoàn quan tâm và những vụ việc đã thực hiện bước hai nhưng Đoàn ĐBQH chưa nhận được thông báo kết quả giải quyết.

soát, phân loại nội dung KNTC nêu trên theo từng lĩnh vực đất đai, chính sách-người có công, đền bù - giải phóng mặt bằng, hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp, trật tự xây dựng… hoặc căn cứ vào thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước hoặc thẩm quyền giải quyết của cơ quan dân cử hoặc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án hoặc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo hoặc KNTC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập; doanh nghiệp nhà nước... Thông qua việc phân loại KNTC để nhận định, đánh giá tính xác thực về lĩnh vực, ngành có nhiều KNTC, KNTC phức tạp, đông người, tạo dư luận không tốt đối với sự lãnh đạo của cấp ủy, quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, từ đó tham mưu cho Đoàn ĐBQH kế hoạch, quyết định thành lập Đoàn giám sát việc giải quyết KNTC theo quy định của pháp luật.

Bước bốn: Tiếp tục theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk về giải quyết KNTC phải nghiêm túc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh.

Sau khi Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức giám sát việc giải quyết KNTC của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; ban hành kết luận, kiến nghị giám sát, công chức phụ trách công tác dân nguyện của Đoàn ĐBQH tỉnh có trách nhiệm tiếp tục theo dõi tiến độ, kết quả triển khai thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Kịp thời báo cáo lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có), đảm bảo kết luận, kiến nghị giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh trong lĩnh vực giải quyết KNTC phải được nghiêm túc chấp hành, triển khai khắc phục.

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhận chịu sự giám sát không chấp hành hoặc triển khai thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của Đoàn

giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH tỉnh qua loa, hình thức có tính chất đối phó mà Đoàn ĐBQH thấy rằng việc không chấp hành đó vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân thì công chức phụ trách công tác dân nguyện của Đoàn ĐBQH tổng hợp, tham mưu văn bản để Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh ký ban hành báo cáo sự việc với cấp ủy quản lý và thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân không chấp hành thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát; đồng thời yêu cầu cấp ủy hoặc người có thẩm quyền xem xét trách nhiệm đảng viên, trách nhiệm người đứng đầu của cơ quan, tổ chức không thi hành kết luận, kiến nghị giám sát của Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk.

3.2.2.3. Áp dụng quy trình xử lý đơn KNTC của từng cá nhân đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi nhận được KNTC của công dân, ĐBQH có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người KNTC biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho ĐBQH về kết quả giải quyết KNTC của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Trường hợp xét thấy việc giải quyết KNTC không đúng pháp luật, ĐBQH có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, ĐBQH yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết [29, tr.68]. Tuy nhiên, thời gian qua ĐBQH trong Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk chưa phát hết quyền hạn của đại biểu trong hoạt động giám sát việc giải quyết KNTC tại địa phương, để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát việc giải quyết KNTC thông qua đơn KNTC gửi đến Đoàn ĐBQH tỉnh, theo tác giả ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắkcần

nâng cao trách nhiệm, phát huy quyền hạn đại biểu theo luật định trong việc xử lý đơn KNTC đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhu cầu của xã hội, việc xử lý cần tiến hành theo quy trình 4 bước sau đây:

Bước một: Các vị ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk đều được quyền nhân danh cá nhân, tự mình xử lý đơn KNTC do cá nhân, tổ chức, cơ quan gửi cho đích danh ĐBQH theo các biểu mẫu do Ban Công tác đại biểu, UBTVQH đã ban hành. Cá nhân ĐBQH hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn KNTC và thông báo kết quả giải quyết cho đại biểu. Tuy nhiên, khi tự mình xử lý KNTC thì đại biểu nên photocopy thêm một bản gửi lại cho Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk để phối hợp, theo dõi, đôn đốc, báo cáo UBTVQH.

Bước hai: Khi nhận được kết quả giải quyết KNTC của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trường hợp xét thấy việc giải quyết KNTC không đúng pháp luật thì ĐBQH có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại kết quả giải quyết; khi cần thiết, ĐBQH có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó giải quyết.

Bước ba: Trường hợp đơn KNTC do ĐBQH chuyển đến đã quá thời hạn quy định mà chưa được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì ĐBQH có quyền yêu cầu thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó giải quyết và kiến nghị biện pháp xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết KNTC do ĐBQH chuyển đến.

Bước bốn: Khi ĐBQH đã thực hiện 03 bước nêu trên nhưng xét thấy việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chưa đúng pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)