7. Kết cấu của luận văn
1.4.5. Bản lĩnh, năng lực và kỹ năng giám sát của đại biểu Quốc hội
Hoạt động giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH được tiến hành thông qua hoạt động trực tiếp của từng ĐBQH trong Đoàn. Thực tế cho thấy, những ĐBQH ít hoặc không còn ràng buộc về cơ chế hành chính, không chịu sự chi phối của kỷ luật Đảng có tiếng nói mạnh mẽ và quyết liệt hơn khi chất vấn hoặc trong các đề xuất, kiến nghị giám sát [34, tr.27].
Mặt khác, trong thực hiện chức năng giám sát, đòi hỏi ĐBQH phải thực sự có bản lĩnh, phân định vai trò của mình trong từng vị trí công tác, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu dân cử, đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước tại Quốc hội, Đoàn ĐBQH và nhất là thực hiện quyền giám sát việc giải quyết KNTC tai địa phương. Ngoài ra, năng lực phản biện, kiến thức, trình độ và kỹ năng giám sát của ĐBQH trong hoạt động giám sát về giải quyết KNTC cũng là nhân tố quyết định hiệu quả giám sát. Có thể khẳng định rằng, chất lượng đại biểu được xem là nhân tố then chốt trong việc thực hiện chức năng giám sát, quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát về giải quyết KNTC. Hoạt động giám sát về giải quyết KNTC mang tính đặc thù, đòi hỏi yếu tố về kiến thức chuyên môn, am hiểu về trình tự, thủ tục, các QPPL trực tiếp điều chỉnh, tác động đến hoạt động giải quyết KNTC của cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền. Do đó, ĐBQH phải có những kỹ năng để phát hiện hoặc thấy trước các vấn đề bất cập trong hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát; khả năng phân tích, nhận định trách nhiệm của các cơ quan hữu quan theo luật định. Điều này đòi hỏi ĐBQH phải thành thạo một số kỹ năng đặc thù như: Đề xuất ý kiến, phân tích, tổng hợp thông tin, điều tra, tranh luận, am hiểu pháp luật về KNTC, giải quyết KNTC… xác định rõ thủ tục, vận dụng thành thạo các bước cần tiến
hành của quy trình giám sát của ĐBQH, Đoàn ĐBQH nói chung và giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC nói riêng.