Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 60 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu

Quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo

Những năm qua, hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH trong lĩnh vực giải quyết KNTC đã được quan tâm triển khai, hầu hết đơn KNTC gửi đến Đoàn ĐBQH đều xử lý, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết và thông tin cho người KNTC biết kết quả; tổ chức giám sát một số vụ việc

KNTC đông người, phức tạp, kéo dài mà cử tri, xã hội quan tâm nên hoạt động giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH từng bước được nâng cao, một số vụ việc được kiến nghị giải quyết dứt điểm từ cơ sở, bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên trước thực trạng KNTC ngày càng nhiều, kết quả giám sát của Đoàn ĐBQH vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tế cuộc sống đặt ra, hoạt động giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, như: chức năng giám sát của Đoàn ĐBQH trong lĩnh vực giải quyết KNTC ít nhiều còn chồng chéo với chứ năng giám sát của UBTVQH, HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội. Cơ cấu Đoàn ĐBQH chỉ có một ĐBQH hoạt động chuyên trách (Trưởng Đoàn hoặc Phó trưởng Đoàn hoặc ĐBQH chuyên trách); Trưởng Đoàn ĐBQH giữ chức vụ trong cấp ủy không thống nhất (Bí thư hoặc Phó Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy hoặc Ủy viên ban thường vụ hoặc có trường hợp là Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy, Thành ủy), việc thực hiện không thống nhất này phần nào đã ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH. Mặt khác, quy định hiện hành, Đoàn giám sát do Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng Đoàn ĐBQH làm Trưởng đoàn và có ít nhất ba ĐBQH là thành viên Đoàn ĐBQH tham gia Đoàn giám sát, trong khi ĐBQH công tác ở Trung ương, ĐBQH hoạt động không chuyên trách không có nhiều thời gian tham gia hoạt động của Đoàn ĐBQH tại địa phương. Chế tài, thời hạn tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát về giải quyết KNTC đối với các chủ thể chịu sự giám sát chưa quy định cụ thể...Từ những vấn đề nêu trên, để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH nói chung, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk nói riêng, cần triển khai một số giải

pháp sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)