Nội dung giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Hình thức, nội dung hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hộ

1.3.2. Nội dung giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giả

quyết khiếu nại, tố cáo

- Giám sát chuyên đề về việc giải quyết KNTC ở địa phương là một nội dung giám sát của ĐBQH và Đoàn ĐBQH do tính chất hoạt động của các chủ thể này gắn liền với địa phương nơi ĐBQH được bầu. Hoạt động giám sát được giới hạn về địa giới hành chính theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đối tượng chịu sự giám sát là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước trên địa bàn trong việc thi hành pháp luật về giải quyết KNTC.

- Giám sát việc giải quyết KNTC của công dân mà ĐBQH, Đoàn ĐBQH đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết: Nội dung của hoạt động này là trên cơ sở quy định của pháp luật về giám sát,

về KNTC (cụ thể là Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011, Luật cán bộ, công chức và các VBQPPL có liên quan), ĐBQH và Đoàn ĐBQH tiến hành giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước về việc thực hiện trách nhiệm trong lĩnh vực giải quyết KNTC; áp dụng pháp luật KNTC tại địa phương và tính phù hợp với thực tiễn của hệ thống QPPL điều chỉnh lĩnh vực này.

- Giám sát của Đoàn ĐBQH còn được thể hiện thông qua các nội dung chất vấn của ĐBQH đối với những người bị chất vấn quy định tại Điểm đ

Khoản 1 Điều 4 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (năm 2015) bao gồm: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao và Tổng Kiểm toán nhà nước, khi ĐBQH trong Đoàn ĐBQH căn cứ vào nội dung các đơn KNTC gửi đến ĐBQH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH yêu cầu Đoàn ĐBQH chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)