7. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Cơ chế bảo đảm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát trong lĩnh vực
giải quyết khiếu nại, tố cáo
Hoạt động giám sát chỉ sẽ phát huy hiệu lực, hiệu quả khi các kiến nghị, kết luận giám sát được các đối tượng chịu sự giám sát, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chấp hành, nghiêm túc thực hiện. Nếu vấn đề này chỉ phụ thuộc vào sự tự nguyện thì có những trường hợpcác đề xuất, kiến nghị không được thi hành dẫn đến hoạt động giám sát không thể phát huy được chất lượng, hiệu quả.
Xác định trách nhiệm pháp lý cho tất cả các đối tượng chịu sự giám sát để hoạt động giám sát đạt được kết quả. Theo tác giả, cần có cơ chế, chế tài để quy kết trách nhiệm chính trị - pháp lý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi không chấp hành kết luận, kiến nghị giám sát về giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH. Cơ quan, tổ chức cấp trên của đối tượng chịu giám sát hoặc các đối tượng có liên quan đến kết luận, kiến nghị giám sát phải đình chỉ, hủy bỏ những văn bản sai trái, khắc phục hậu quả (nếu có); đưa nội dung yêu cầu chất vấn của Đoàn ĐBQH về việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát trong lĩnh vực giải quyết KNTC của Đoàn ĐBQH ra chất vấn tại phiên họp của UBTVQH.
Công tác phối hợp giữa Đoàn ĐBQH với HĐND, UBMTTQVN và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh trong quá trình thực hiện kết luận, kiến giám sát, phát huy vai trò định hướng thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng; dư luận xã hội, ý kiến, kiến nghị, đánh giá của cử tri đối với việc chấp hành kiến nghị, kết luận giám sát của các chủ thể liên quan.