Các yếu tố ảnh hưởng nội dung pháp luật về hội chợ thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 31 - 37)

Kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại là một hoạt động thương mại, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này cung ứng dịch vụ tổ chức hoặc tham gia hội chợ thương mại để nhận thù lao, dịch vụ tổ chức hội chợ thương mại

Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

Năm là, quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động hội chợ thương mại

Các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động hội chợ thương mại được quy định cụ thể tại điều 50 Nghị định 185/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại bao gồm những các mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền. Tùy theo mức độ của các hành vi vi phạm, pháp luật ban hành ra các khung hình phạt cụ thể nhằm bảo đảm tính cơng bằng giữa các chủ thể khi tham gia các giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa trong hoạt động hội chợ thương mại, bảo đảm tính chất răn đe, thể hiện quyền lực của nhà nước.

Các quy định xử phạt bao gồm việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong việc đăng ký hồ sơ tổ chức, tham gia hội chợ thương mại; xử phạt các nội dung liên quan đến hang hóa như hàng giả, hàng nhái, hàng giả và hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dùng để so sánh với hàng thật trong hội chợ thương mại; xử phạt đối với việc đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ thương mại của thương nhân tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các quy định xử phạt đối với trường hợp các thương nhân mang hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, kinh doanh tham gia vào hội chợ thương mại...

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng nội dung pháp luật về hội chợ thươngmại mại

ba yếu tố chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cơ chế quản lý kinh tế và cơ cấu nền kinh tế

Nước ta đã trải qua nhiều nền kinh tế khác nhau trong từng giai đoạn phát triển bao gồm: Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường, cơ chế hỗn hợp vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cơ chế quản lý của nhà nước là phương thức mà qua đó, Nhà nước tác động vào nền kinh tế để định hướng nền kinh tế tự vận động đến các mục tiêu đã định. Mỗi cơ chế quản lý kinh tế tạo nên đặc trưng riêng của pháp luật về nội dung, do mỗi nhà nước có phương thức tác động khác nhau vào nền kinh tế.

Bước sang nền kinh tế thị trường theo cơ chế tự do mở cửa thương mại, tự do hàng hóa, các doanh nghiệp được tự chủ về kinh doanh,tự do giao thương và tự do ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một nền kinh tế cạnh tranh đặt ra việc nhiều thương nhân bằng mọi cách tìm kiếm các biện pháp nhằm thúc đẩy, tranh giành cơ hội kinh doanh, vì vậy, khơng ít thương nhân đã lợi dụng việc tìm kiếm đó để thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh với nhau gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và gây ra ảnh hưởng xấu đến thị trường. Nhà nước đã có biện pháp hạn chế các vấn đề trên bằng cách ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các vấn đề phát sinh thương mại cụ thể là hoạt động hội chợ thương mại. Như vậy, có thể khẳng định nền kinh tế sản xuất hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường làm nảy sinh pháp luật về hội chợ thương mại. Khuôn khổ pháp lý, mức độ rộng hẹp về quyền và chủ thể phụ thuộc vào yêu cầu quản lý từ phía Nhà nước. Ở các nước mà nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong pháp luật thương mại có nhiều quy định mang tính chất thủ tục hành chính để thơng qua đó, Nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyền tự do thương mại.

Việt Nam là nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế vận hành cũ tuy đã được xóa bỏ nhưng vẫn cịn đậm nét trong tư tưởng của một số nhà quản lý kinh tế lúc bấy giờ. Điều này phản ánh trong pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về hội chợ thương mại nói riêng. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhà nước chú trọng việc quy định các hành vi hội chợ thương mại được coi là vi phạm. Ngồi phạm vi đó, thương nhân được phép sáng tạo mọi phương thức, cách thức, kỹ năng nghiệp vụ vào kinh doanh.. để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Khác với điều này, Pháp luật hội chợ thương mại ở Việt Nam ngồi các quy định cấm đốn, hạn chế thương nhân cịn có các quy định mang tính chất hướng dẫn hành vi của thương nhân trong hoạt động kinh doanh và vai trị quản lý nhà nước thơng qua cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát bằng những thủ tục hành chính khá chặt chẽ.

Thứ hai, q trình tự do hóa thương mại

Tự do hóa thương mại là một thuật ngữ chỉ nới lỏng của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hóa. Mục đích quan trọng của tự do hóa thương mại là dần gỡ bỏ rào cản thuế quan, xóa bỏ mọi rào cản thương mại, hướng tới tự do hóa thương mại. Tự do hóa thương mại là khái niệm được đề cập nhiều trong thương mại quốc tế với nội dung chính là những cải cách trong hệ thống chính sách kinh tế và các chính sách khác liên quan, nhằm xóa bỏ dẫn mọi cản trở trong hoạt động thương mại, bao gồm thuế quan và phi thuế quan. Những cải cách này nhằm đáp ứng yêu cầu chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập khu vực, vừa là tiền đề tạo “áp lực” cho Chính phủ trong tiến trình thực hiện tự do hóa thương mại nội địa. Đây là yếu tố quan trọng quyết định nội dung pháp luật thương mại trong giai đoạn hiện nay.

Là một bộ phận của pháp luật thương mại nên tất yếu pháp luật về hội chợ thương mại bị chi phối bởi q trình tự do hóa thương mại. Sự tác động

biểu hiện ở việc Nhà nước đã thực hiện xóa bỏ nhiều thủ tục hành chính khơng cần thiết đối với chủ thể trong hoạt động hội chợ thương mại, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực hội chợ thương mại. Cơ chế nhằm giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động hội chợ thương mại cũng ít nhiều đã đem đến sự tự do cho thương nhân. Quá trình chi phối nội dung pháp luật về hội chợ thương mại diễn ra theo xu hướng phù hợp với tự do thương mại trong khuôn khổ quốc gia và quốc tế. Khi hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì nhu cầu tổ chức hội chợ thương mại cũng theo thương nhân tới mọi thị trường.

Thứ ba, văn hóa, đạo đức, truyền thống kinh doanh của người Việt Nam Năm

1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày như ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thich ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn[7]. Văn hóa trong kinh doanh thể hiện qua trình độ, mức độ giao tiếp với khách hàng của doanh nghiệp qua đó phản ánh trình độ kiến thức, hiểu biết nghề nghiệp của nhà kinh doanh. Văn hóa có khả năng ảnh hưởng đến nội dung của pháp luật và ngược lại, pháp luật cũng ảnh hưởng đến các chuẩn mực của văn hóa. Chính vì lẽ đó, đạo đức kinh doanh và văn hóa tn thủ pháp luật ln là yếu tố được bàn đến trong văn hóa kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh của các chủ thể khi tham gia vào thị trường được biểu hiện thông qua mối quan hệ cạnh tranh, quan hệ xúc tiến thương mại được trong đó có mối quan hệ hội chợ thương mại giữa thương nhân với nhau và giữa thương nhân với người tiêu dùng. Các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh chính là mặt trái của khía cạnh đạo đức trong kinh doanh và thường bị xã hội lên án. Tính trung thực, tính tơn trọng lợi ích của thương nhân khác và lợi

ích của người tiêu dùng là những chuẩn mực thông thường trong đạo đức kinh doanh. Mức độ tuân thủ nguyên tắc này là thước đo đạo đức của thương nhân. Có những thương nhân tiến hành cạnh tranh không lành mạnh khi tổ chức các cuộc hội chợ thương mại, dễ dãi trong việc trao danh hiệu, khuếch trương tên tuổi hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn, ngờ vực cho người tiêu dùng. Thương nhân sẽ lợi dụng những kẽ hở trong hệ thống pháp luật để thực hiện những hành vi gian lận thương mại còn người tiêu dùng vẫn mặc nhiên chấp nhận lối ứng xử đó của thương nhân vì lối ứng xử đó chưa gây ra thiệt hại trực tiếp cho mình. Thương nhân sẽ vẫn thực hiện được những hành vi ấy nếu pháp luật chưa có những quy định cụ thể hoặc đã có quy định rồi nhưng khơng xử lý. Chính vì điều đó, nhu cầu phải sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật thương mại nói chung và của hoạt động hội chợ thương mại nói riêng được đề ra như một cách thức để đối phó với những bất cập có thể xảy ra trong thực tiễn, mà bất cập đó nguyên nhân xuất phát từ ý thức không tuân thủ pháp luật đến từ các thương nhân.

Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể hình dung một cách khái quát về hội chợ thương mại, nêu bật vai trò của pháp luật về hội chợ thương mại khi Việt Nam bước sang nền kinh tế thị trường. Hội chợ thương mại là một hoạt động xúc tiến thương mại làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường của các thương nhân. Hội chợ thương mại đóng vai trị to lớn trong sự phát triển nền kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Nó có tác động tạo nên mối giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế với các nước khác. Vai trò quan trọng của hội chợ thương mại đối với nền kinh tế nước nhà đặt ra việc phải có một cơ chế pháp lý phù hợp với quá trình phát triển nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế tối đa những hành vi vi phạm trong hoạt động hội chợ thương mại góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh, giao lưu hợp tác kinh tế với nước ngoài. Những cơ sở lý luận này làm bàn đạp cho những vấn đề lý luận sau này nhằm làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về hội chợ thương

mại cũng như thực tiễn về hội chợ thương mại.

Kết luận Chương 1

Với việc làm rõ khái niệm, đặc điểm về hội chợ thương mại và pháp luật về hội chợ thương mại, làm rõ các mối quan hệ mà pháp luật điều chỉnh để giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể, khách quan về hội chợ thương mại và pháp luật về hội chợ thương mại. Qua đó, có thể thấy hoạt động hội chợ thương mại thể hiện tầm quan trọng không chỉ riêng phạm vi mỗi doanh nghiệp mà còn cả ở phạm vi quốc gia. Đối với người tiêu dùng, hội chợ thương mại là nơi mọi người đến tham quan, mua sắm và tăng cường cơ hội thương mại cho doanh nghiệp. Hoạt động hội chợ thương mại là một bộ phận khơng thể thiếu trong chính sách thương mại quốc gia. Vì vậy, pháp luật hiện hành đã kịp thời điều chỉnh các vấn đề trọng tâm, cốt lõi để căn cứ vào đó thương nhân thực hiện. Pháp luật về hội chợ thương mại đã dần tinh giảm các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong việc tổ chức hoạt động hội chợ thương mại. Việc tạo ra khung pháp lý là cần thiết cho thương nhân thực hiện quyền tự do trong hoạt động hội chợ thương mại trong sự tơn trọng lợi ích của nhà nước, của người tiêu dùng và thương nhân khác, đồng thời là công cụ để nhà nước kiểm soát, ngăn ngừa những tiêu cực phát sinh trong hoạt động hội chợ thương mại của thương nhân, góp phần hình thành và đảm bảo mơi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 31 - 37)