Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về hội chợ thương mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 76 - 83)

hội chợ thương mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Một là, hoàn thiện thể chế quản lý, nâng cao năng lực hoạt động của bộ

máy làm công tác quản lý hội chợ thương mại cấp tỉnh

Hồn thiện cơ chế chính sách tổ chức và quản lý hội chợ thương mại, trợ giúp thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực; trợ giúp kinh phí tư vấn đào tạo nguồn nhân lực... Hoàn thiện tổ chức, bộ máy hoạt động, bố trí đủ nhân sự, đầu tư trang thiết bị trong lĩnh vực quản lý hội chợ thương mại cấp tỉnh. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về hoạt động hội chợ thương mại cho cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có chun mơn và năng lực. Thực hiện đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại; xây dựng và

phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trung tâm hội chợ thương mại hiện đại; quan tâm, bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động tổ chức và quản lý hội chợ thương mại thích hợp, đảm bảo triển khai các hoạt động theo chương trình kế hoạch được phê duyệt; kêu gọi sự tài trợ, hỗ trợ, hợp tác từ các chương trình, dự án của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; kêu gọi, thu hút sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động tổ chức hội chợ thương mại trên địa bàn cấp tỉnh; chủ động rà sốt các cơ chế, chính sách hiện hành để tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh hoặc ban hành mới, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu và hiệu quả công tác hỗ trợ trong doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển ngoại thương, phù hợp với các cơ chế, chính sách cấp trung ương mới ban hành và các cam kết hội nhập kinh tế của Việt Nam, nhất là các cam kết và tiến trình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn địa phương cấp tỉnh. Cụ thể, hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất nông nghiệp tham gia hội chợ thương mại trên địa bàn. Mức hỗ trợ tối đa không quá 6.000.000 đồng/doanh nghiệp tham gia; hỗ trợ 100% phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước để quảng bá, tuyên truyền về hội chợ trên băng rôn, phướn treo tại khu vực tổ chức hội chợ, triển lãm và các tuyến đường trên địa bàn thành phố; hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng riêng tại hội chợ triển lãm tại các tỉnh, thành trong nước. Mức hỗ trợ tối đa không quá 6.000.000 đồng/doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp 50% chi phí thuê gian hàng riêng tại hội chợ triển lãm ở nước ngồi. Mức hỗ trợ tối đa khơng quá 10.000.000 đồng/tổng số gian hàng doanh nghiệp thuê riêng.

Hai là, nâng cao nhận thức, tính chủ động cho các doanh nghiệp tham

gia hội chợ về mục tiêu, vai trò của hội chợ thương mại

Thực tế cho thấy, phần lớn doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mạichỉ với mục đích bán hàng, chưa nhận thức được vai trị do hội chợ thương

mại đem lại, do đó, ít chịu khó đầu tư về trang trí, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng cũng như nghiên cứu thị trường tại địa phương mình. Đa số doanh nghiệp chưa chuẩn bị kỹ lưỡng về thông tin sản phẩm, phương pháp tiếp thị, quảng bá để thu hút sự quan tâm của thị trường, thường bị động, thiếu tính chuyên nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn có tâm lý thụ động, trơng chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Điều này vơ hình chung khiến cho hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm doanh nghiệp đến thị trường cũng hạn chế hơn rất nhiều.

Để đánh giá hiệu quả đem lại khi tham dự hội chợ thương mại là việc xác định được có bao nhiêu đơn hàng được ký kết, bao nhiêu khách hàng tiềm năng ký kết biên bản ghi nhớ trong quá trình diễn ra hội chợ thương mại, đây mới là vấn đề cần phải lưu ý. Có thể nói, cách tham gia hội chợ hiện nay của một bộ phận doanh nghiệp là một sự lãng phí về tài chính, thời gian, nhân sự và quan trọng hơn là lãng phí cơ hội. Thay vì giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm thì doanh nghiệp chủ yếu tập trung bán lẻ tại hội chợ thương mại để thu lợi nhuận tức thời.

Để có thể gặt hái được những thành quả từ hội chợ, triển lãm, doanh nghiệp cần có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo từ khâu tìm hiểu đối tượng khách tham quan hội chợ, thị trường mình muốn hướng tới cho đến cơng tác chuẩn bị các khâu về tài chính, sản phẩm mẫu trưng bày, kèm theo đó là thơng tin tư liệu kèm theo, đặc biệt là khâu chuẩn bị nhân sự tham gia hội chợ.Khảo sát nhu cầu tại các hội chợ cho thấy, phần lớn khách hàng phát sinh nhu cầu mua sắm sau khi xem sản phẩm, do đó, việc trang trí gian hàng, bày trí sản phẩm và lựa chọn hàng mẫu tham gia đóng vai trị rất quan trọng tại hội chợ. Doanh nghiệp cần căn cứ vào diện tích gian hàng, chủng loại sản phẩm và mục đích tham gia hội chợ để có những phương án thiết kế và trang trí gian hàng sao cho có thể tạo nên một khơng gian đẹp đẽ, bắt mắt, mang bản sắc riêng, gợi lên trong tiềm thức khách hàng về hình ảnh một doanh nghiệp giàu tiềm năng hợp

tác phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, cơng tác truyền thơng, quảng bá tại hội chợ phải được đầu tư một cách bài bản và chun nghiệp, nếu khơng làm tốt thì cũng giống như một cơ gái đẹp nhưng lại không biết cách trang điểm, không biết cách giao tiếp nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, các nhà phân phối tại địa phương, đồng thời, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng tại đây. Tham gia hội chợ doanh nghiệp nên lựa chọn một hình thức khuyến mãi hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của người mua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cũng như tìm kiếm các đại lý, nhà phân phối.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, với tiêu chí khách hàng là thượng đế, vì thế các doanh nghiệp phải khai thác triệt để thế mạnh của mình. Nếu tham gia hội chợ lần đầu, các doanh nghiệp chưa gặt hái được thành cơng thì khơng nên nản lịng và bỏ cuộc; phải xác định việc tham gia hội chợ không phải là những kế hoạch ngắn hạn độc lập, thu được hiệu quả tức thời mà nên gắn kết với chiến lược marketing lâu dài. Bên cạnh đó, tham gia hội chợ doanh nghiệp nên có sự phân tích đánh giá về ngành hàng và đối thủ cạnh tranh, tranh thủ ghi điểm từ những người tiêu dùng tham quan hội chợ, phải chú ý khách hàng tìm hiểu cái gì, sau đó liên lạc với khách để thăm dị ý kiến. Nếu khơng liên lạc gì với khách hàng sau khi tham gia hội chợ có nghĩa là doanh nghiệp đã tự đánh mất cơ hội hợp tác làm ăn mà mình đã bỏ công tạo dựng.

Để tham gia hội chợ thành cơng, khơng chỉ địi hỏi sự chuẩn bị, tính tốn kỹ lưỡng và tâm huyết chủ yếu từ phía doanh nghiệp mà cịn cần có vai trị quan trọng của các Trung tâm Xúc tiến thương mại trong việc hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp. Các Trung tâm sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp có cơ hội giao thương, quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm, hàng hố để chinh phục, tạo lịng tin và khẳng định mình trước người tiêu dùng; tìm kiếm và tư vấn cho doanh nghiệp những đối tác thực sự tin cậy, góp phần hạn chế

được những rủi ro cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường mạnh mẽ hiện nay.

Kết luận Chương 3

Nếu có thể tận dụng các hội chợ thương mại mà doanh nghiệp tham gia, doanh nghiệp sẽ có một hệ thống các cơng cụ marketing gồm quảng cáo, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng kết hợp với nghiên cứu khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Tham dự hội chợ thương mại là phương pháp tốt để cải thiện tình hình kinh doanh hiện tại cũng như tìm kiếm thương vụ mới cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, việc tổ chức và tham gia hội chợ thương mại phải được thực hiện trong những chuẩn mực pháp lý cần thiết và hoàn thiện.

Tại chương 3 của Luận văn, học viên đã phân tích và kiến giải về các định hướng cũng như các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về hội chợ thương mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng. Hy vọng rằng, những đề xuất kiến nghị này sẽ góp phần đáng kể vào việc tổ chức các hội chợ thương mại – một hình thức xúc tiến thương mại hiệu quả ở nước ta.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề lý luận, thực tiễn pháp luật về hội chợ thương mại,cũng như thực tiễn việc áp dụng pháp luật về hội chợ thương mại ở thành phố Đà Nẵng, tác giả đã giải quyết và làm rõ những vấn đề sau đây:

1. Với việc làm rõ khái niệm, đặc điểm về hội chợ thương mại và pháp luật về hội chợ thương mại, làm rõ các mối quan hệ mà pháp luật điều chỉnh để

giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể, khách quan về hội chợ thương mại và pháp luật về hội chợ thương mại. Qua đó, có thể thấy hoạt động hội chợ thương mại thể hiện tầm quan trọng không chỉ riêng phạm vi mỗi doanh nghiệp mà còn cả ở phạm vi quốc gia. Đối với người tiêu dùng, hội chợ thương mại là nơi mọi người đến tham quan, mua sắm và tăng cường cơ hội thương mại cho doanh nghiệp. Hoạt động hội chợ thương mại là một bộ phận khơng thể thiếu trong chính sách thương mại quốc gia. Vì vậy, pháp luật hiện hành đã kịp thời điều chỉnh các vấn đề trọng tâm, cốt lõi để căn cứ vào đó thương nhân thực hiện. Pháp luật về hội chợ thương mại đã dần tinh giảm các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong việc tổ chức hoạt động hội chợ thương mại. Việc tạo ra khung pháp lý là cần thiết cho thương nhân thực hiện quyền tự do trong hoạt động hội chợ thương mại trong sự tơn trọng lợi ích của Nhà nước, của người tiêu dùng và thương nhân khác, đồng thời là công cụ để nhà nước kiểm soát, ngăn ngừa những tiêu cực phát sinh trong hoạt động hội chợ thương mại của thương nhân, góp phần hình thành và đảm bảo mơi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.

2. Từ các vấn đề lý luận chung, học viên đi vào phân tích cụ thể, làm rõ các vấn đề liên quan đến quy định về tổ chức, tham gia hội chợ thương mại hàng hóa dịch vụ và hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại. Việc tổ chức hội chợ thương mại phải tuân theo các quy định về hình thức, trình tự thủ tục đăng

ký tổ chức. Nêu bật vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hội chợ thương mại vàcác quy định về xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động hội chợ thương mại. Pháp luật hiện hành đã ban hành các quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ thương mại, nhưng tồn tại bên cạnh đó là những hạn chế nhất định. Các quy định của pháp luật vẫn chưa thống nhất, vẫn còn tồn tại những quy định đối lập nhau. Các văn bản chưa sát với thực tế, chưa theo kịp với sự phát triển của đời sống xã hội. Vì vậy, pháp luật cần có những sửa đổi về mặt lý luận và thực tiễn đảm bảo tính khách quan, cơng bằng và hiệu quả của hội chợ thương mại.

3. Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, học viên đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hội chợ thương mại từ thực tiễn hoạt động hội chợ tại thành phố Đà Nẵng. Những góp ý về chính sách, quy định của nhà

nước sao cho phù hợp với thực tiễn hoạt động hội chợ thương mại. Các quy phạm pháp luật vẫn là cơ sở hết sức quan trọng cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Tuy nhiên, cần có những văn bản để điều chỉnh các tồn đọng, hạn chế góp phần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về hội chợ thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 76 - 83)