Các quy định về chủ thể tổ chức, tham gia hội chợ thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 37 - 39)

Việc tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại là nhu cầu tất yếu của thương nhân khi tham gia vào thị trường. Luật Thương mại 2005 quy định rõ quyền tổ chức, tham gia hội chợ thương mại của thương nhân. Theo đó, thương nhân Việt Nam, chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tham gia hội chợ thương mại về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại thực hiện. Vì vậy, thương nhân là chủ thể tổ chức tham gia hội chợ thương mại.

Thương nhân là tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên và mang tính nghề nghiệp [3]. Pháp luật thương mại hiện hành khơng có các quy định cụ thể về thương nhân mà chỉ thơng qua những tiêu chí nhận diện thương nhân. Theo quy định khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được hình thành hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Theo quy định này, một chủ thể để xem là thương nhân khi có đủ các yếu tố sau: chủ thể đó là cá nhân, tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp, cá nhân tổ chức đó phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và chủ thể đó phải có đăng ký kinh doanh.

Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngồi tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức,

tham gia hội chợ thương mại hàng hóa hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại thực hiện.

Thương nhân khi thực hiện hoạt động hội chợ thương mại có quyền thành lập chi nhánh, văn phịng đại diện. Văn phịng đại diện của thương nhân khơng được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ thương mại. Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân chỉ được thực hiện hoạt động hội chợ thương mại khi có sự ủy quyền của thương nhân và thương nhân phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động thương mại do các chủ thể này thực hiện.

Thương nhân hoạt động trong hội chợ thương mại ở Việt Nam bao gồm thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngồi và được pháp luật nước ngồi cơng nhận[12]. Thương nhân nước ngồi có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại Việt Nam thay mặt mình tổ chức, tham gia hội chợ thương mại tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân tổ chức tham gia hội chợ thương mại tại Việt Nam có quyền trưng bày, giới thiệu hàng hóa, tài liệu về hàng hóa, dịch vụ của mình theo danh mục đã đăng ký tham gia. Giao dịch và ký kết hợp đồng thương mại theo đúng trình tự và quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm chỉnh việc kê khai, nộp thuế theo quy định. Tuân thủ các quy định, nội quy tổ chức hội chợ thương mại tại Việt Nam.

Nội dung hoạt động hội chợ thương mại của chính phủ được thực hiện trên hai phương diện: Quản lý nhà nước về hội chợ thương mại và trực tiếp thực hiện các hoạt động hội chợ thương mại mang tầm vĩ mơ. Chính phủ là chủ thể tổ chức và thực hiện các hoạt động hội chợ thương mại bằng cách thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại và thông qua các tổ chức đó thực hiện các hoạt động về hội chợ thương mại.

Cục Xúc tiến thương mại là một tổ chức xúc tiến thương mại do Chính phủ thành lập năm 2000 theo Quyết định số 78/2000/QĐ-TTg ngày 6/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Cục xúc tiến thương mại thực hiện hai chức năng: Quản lý nhà nước và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại cụ thể. Do đó, Cục Xúc tiến thương mại cũng là chủ thể của hoạt động hội chợ thương mại.

Tuy nhiên, hoạt động hội chợ thương mại do Chính phủ, Cục Xúc tiến thương mại thực hiện khơng nhằm mục đích tìm kiếm, thúc đẩy thương mại, tăng lợi nhuận cho riêng mình. Các hoạt động hội chợ thương mại do các chủ thể này thực hiện nhằm mục đích tạo điều kiện tiếp cận, thâm nhập mạnh hơn vào thị trường cho thương nhân và sản phẩm của thương nhân, đồng thời quảng bá thông tin về sản phẩm và thương nhân Việt Nam ra thị trường thế giới thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)