Thực tiễn chất lượng hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ thương mại tại thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 59 - 61)

thương mại tại thành phố Đà Nẵng

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động ngành Công thương đã tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp đến các đơn vị trong toàn ngành về các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện công tác tổ chức hội chợ thương mại như: Vận động các doanh nghiệp trên địa bàn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; vận dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thực hiện cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng... Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo thường xun kiểm tra, đơn đốc các đơn vị trong ngành bám sát các hoạt động về hội chợ thương mại thông qua các lĩnh vực: Thông tin tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đổi mới công tác quản lý, tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về chất lượng, giá cả hàng hóa, hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái…

Thực hiện việc hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức tham gia hội chợ thương mại chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hóa, thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hình thức như: Tổ chức tại hội chợ thương mại các buổi tuyên truyền pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, văn minh thương mại, kỹ năng bán hàng…. Phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện thí điểm dán tem kiểm sốt thực phẩm đối với sản phẩm khơng bao gói sẵn đang tiêu thụ tại hội chợ thương mại.

Từ năm 2009 đến nay, Sở Công thương thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ 60 đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp thiết kế logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và hỗ trợ tư vấn, thiết kế bao bì sản phẩm, phát triển thương hiệu với tổng kinh phí gần hai tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương và Trung ương. Bên cạnh đó đã hỗ trợ cho 04 doanh nghiệp của

thành phố tiếp tục đăng ký và đạt danh hiệu “Thương hiệu quốc gia 2018”; tham mưu cho UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt cho 22 doanh nghiệp/cơ sở sản xuất tham gia chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại hội chợ thương mại, phê duyệt 41 lượt hỗ trợ thực hiện sản xuất thử, thuê tư vấn thiết kế sản phẩm, ký gửi mua bán sản phẩm, tham gia các hội chợ… cho 13/22 đơn vị tham gia với tổng kinh phí 669,44 triệu đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn cịn khơng ít hội chợ thương mại diễn ra chưa đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn mác và hàng khơng rõ nguồn gốc xuất xứ... Điển hình như tại hội chợ hàng Việt – Đà Nẵng 2015, bên cạnh đa số hàng hóa là hàng Việt Nam đúng tên gọi của hội chợ, thì vẫn thấy hàng hóa Trung Quốc lén lút tại đây. Cùng với đó là một số hàng hóa khơng rõ nguồn gốc xuất xứ được trưng bày cơng khai. Chính vì vậy, nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra bức xúc vì vào hội chợ hàng Việt nhưng mua phải sản phẩm không phải là hàng Việt. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín của hội chợ hàng Việt tại Đà Nẵng. Việc hàng hóa khơng rõ nhãn mác, hàng nhái và hàng kém chất lượng xuất hiện càng nhiều ở các gian hàng trưng bày sản phẩm tại hội chợ thương mại, các mặt hàng như thuốc thảo dược, thuốc chữa bệnh được đóng gói một cách thủ cơng, khơng có nhãn mác trên bao bì. Các gian hàng thực phẩm khơng được che đậy cẩn thận, hàng nhái các thương hiệu lớn như Gucci, Adidas được trưng bày khá phổ biến.

Việc sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu thị trường thấp, sức cạnh tranh không cao. Ngay những mặt hàng thế mạnh như nông sản, dệt may, da giày, hàng gia dụng… khi tham gia vào hội chợ thương mại cũng bị một lượng đáng kể hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh gay gắt. Nhiều nguyên liệu đầu vào còn phụ thuộc nhiều vào giá nhập khẩu nguyên liệu dẫn đến bị động khi xây dựng giá thành hoặc giá thành hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam cao hơn so với khu vực. Những mặt hàng là đặc sản đặc trưng vùng miền không được chú trọng đầu tư đúng cách, một số hội chợ triễn lãm, chỉ một số ít các gian hàng

trưng bày, quảng bá là đặc sản vùng miền trong khi nếu đem ra so với các gian hàng khác trưng bày, giới thiệu tại hội chợ thương mại thì hàng hóa đặc sản vùng miền chỉ chiếm một phần nhỏ.

Nguyên nhân đến từ việc các thương nhân tham gia hội chợ thương mại còn hạn chế trong việc áp dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật, cải tiến kỹ thuât và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Dẫn đến hàng hóa, dịch vụ của thương nhân tham gia hội chợ thương mại có chất lượng khơng cao. Nguyên nhân đến từ lòng tham của các doanh nghiệp, từ lợi nhuận trước mắt mà tiếp tay cho hàng giả, hàng kém chất lượng thâm nhập vào hội chợ thương mại gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp.

Nguyên nhân đến từ việc thực hiện không nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc tổ chức tham gia hội chợ thương mại có sử dụng tên, chủ đề để quảng bá cho thương hiệu, hàng hóa của mình. Bên cạnh đó, những quy định về trao tặng danh hiệu hàng hóa, dịch vụ, uy tín của thương nhân diễn ra thiếu minh bạch, thiếu độ tin cậy và chưa có quy định cụ thể về điều kiện để được trao tặng danh hiệu hàng hóa, dịch vụ. Cách vận hành, quản lý bộ máy nhà nước của các cán bộ cịn hạn chế, tình trạng quan liêu, thiếu trách nhiệm vẫn còn diễn ra phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 59 - 61)