Nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật về hội chợ thương mại Một là, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ khi tham gia hội chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 70 - 76)

Một là, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ khi tham gia hội chợ thương mại

Từ thực tiễn việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động hội chợ thương mại ln tồn tại khơng ít khó khăn, hạn chế. Do đó việc đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế đó ln là vấn đề quan tâm của pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề ra một số giải pháp liên quan nhằm nâng cao việc thực hiện pháp luật hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Pháp luật hiện hành quy định về việc những hàng hóa, dịch vụ nào không được phép tham gia vào hoạt động hội chợ thương mại. Quy định này khá tiến bộ, theo đó, trừ những trường hợp hàng hóa, dịch vụ khơng được phép tham gia vào hoạt động hội chợ thương mại thì sẽ được cho phép tham gia hội chợ thương mại. Tuy nhiên, chính vì quy định mang tính khái qt này dễ dẫn tới hàng hóa, dịch vụ khi tham gia hội chợ thương mại là những sản phẩm, hàng hóa chất lượng rất bình thường và có nguồn gốc từ các chợ ở địa phương. Do đó, pháp luật cần có những quy định về tiêu chuẩn, điều kiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ thương mại. Khi quy định tiêu chuẩn, điều kiện chất lượng hàng hóa tham gia hội chợ thương mại cần phải có quy định tiêu chuẩn, điều kiện chất lượng hàng hóa tham gia hội chợ thương mại có sử dụng tên, chủ đề để quảng bá cho chất lượng hàng hóa và uy tín của thương nhân. Các quy định trên sẽ giúp giải quyết tình trạng hàng hóa khơng đạt chất

lượng tham gia vào hội chợ thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại bằng hình thức hội chợ thương mại.

Trong những năm gần đây, việc tổ chức hội chợ thương mại có sử dụng tên, chủ đề để quảng bá cho chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, uy tín của thương nhân, tổ chức cá nhân tham gia hội chợ thương mại. Trên thực tế, việc bình chọn danh hiệu của các tổ chức, cơ quan lại diễn ra không nhất quán, có khá nhiều tiêu chí để đem ra xem xét bình chọn danh hiệu, hàng hóa. Do đó, pháp luật cần đặt ra các quy định chung, thống nhất về từng nhóm hàng được xét tặng, bình chọn danh hiệu cho hàng hóa, dịch vụ. Như vậy mới có thể giải quyết được tình trạng mỗi nơi tổ chức việc xét tặng, bình chọn danh hiệu một cách tùy tiện và theo tiêu chuẩn riêng của mỗi vùng. Hạn chế tình trạng cấp giấy chứng nhận chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa ở những nơi khác nhau nhưng chất lượng khơng giống nhau. Vì vậy, cần có quy định cụ thể cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhằm hạn chế số lượng các tổ chức cơ quan tổ chức xét tặng, bình chọn danh hiệu hàng hóa, dịch vụ không cần thiêt. Quy định này tạo ra độ tin cậy của giấy chứng nhận danh hiệu hàng hóa, dịch vụ nói riêng cũng như góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, rút ngắn thời gian kiểm tra, xem xét tính hợp lệ về danh hiệu hàng hóa dịch vụ đạt được.

Hai là, hồn thiện trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ thương mại

Có thể thấy, việc đăng ký tổ chức tham gia hội chợ thương mại là điều kiện tiên quyết mà thương nhân phải thực hiện khi muốn tham gia vào hoạt động hội chợ thương mại. Như vậy, phải có một quy chế pháp lý đầy đủ, hồn thiện nhằm tạo ra một cơ chế thơng thống, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo tính kỷ luật, cơng bằng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hội chợ thương mại. Một trong số những vấn đề cần giải quyết là việc khắc phục những hạn chế của quy định pháp luật liên quan đến trình tự, thủ tục đăng ký tham gia hội chợ

thương mại.

Về vấn đề liên quan đến việc thời hạn đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ thương mại phải được đăng ký trước ngày 01 tháng 10 gặp phải nhiều bất cập như đã đề cập ở trên, thiết nghĩ nên được bãi bỏ. Theo đó, việc sửa đổi thời hạn đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ thương mại như sau: Việc đăng ký, tổ chức tham gia hội chợ thương mại phải được đăng ký trước ngày diễn ra hội chợ thương mại chậm nhất ba mươi ngày (tổ chức tại Việt Nam) hoặc bốn mươi lăm ngày (tổ chức tại nước ngoài). Việc sửa đổi quy định này giúp giải quyết được một số vấn đề như: Hạn chế tình trạng thương nhân muốn thay đổi bổ sung những nội dung đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giúp giảm bớt những thủ tục hành chính khơng cần thiết. Với việc quy định thời hạn đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ thương mại chậm nhất là ba mươi ngày (tổ chức tại Việt Nam) và bốn mươi lăm ngày (tổ chức tại nước ngoài) là biện pháp để khắc phục những biến động của thị trường gây tác động xấu đến kế hoạch kinh doanh của thương nhân. Như vậy sẽ giúp thương nhân hạn chế những thay đổi bổ sung nội dung tổ chức, tham gia hội chợ thương mại không mong muốn. Việc quy định chỉ cần ba mươi ngày kể từ ngày đăng ký thì thương nhân có thể tổ chức, tham gia hội chợ thương mại có thể trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa của mình, xúc tiến mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. Như vậy, hoạt động hội chợ thương mại diễn ra nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân tổ chức, tham gia hội chợ thương mại, nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, pháp luật cần có những quy định cho phép thương nhân có quyền hủy bỏ việc tổ chức, tham gia hội chợ thương mại đã đăng ký. Việc đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ thương mại vì một vài lý do bất khả kháng mà việc tổ chức, tham gia hội chợ không đem lại hiệu quả, tốn cơng sức, chi phí…Chính vì vậy, hủy bỏ việc tổ chức, tham gia hội chợ thương mại trở thành

nhu cầu chính đáng của các thương nhân. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào thương nhân cũng có quyền hủy bỏ việc đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ thương mại. Nếu trường hợp nào cũng được cho phép hủy bỏ việc đăng ký thì sẽ xuất hiện một số cá nhân, tổ chức lợi dụng quy định này để gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác. Khi quy định các vấn đề này cần xem xét trường hợp cá nhân, tổ chức khơng tham gia có thực sự cần thiết, có gây cản trở, thiệt hại cho họ khi tham gia khơng. Lúc đó mới có cơ sở làm căn cứ để ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc hủy đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ thương mại.

Các quy định về xử lý vi phạm và xử phạt trong hoạt động hội chợ thương mại được xem là biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế những gian lận thương mại trong hoạt động hội chợ thương mại tạo ra một môi trường cạnh tranh trong sạch, lành mạnh. Tuy nhiên, thực tiễn pháp luật các quy định về xử lý vi phạm trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra khi ban hành các quy định trên. Do đó, phải có các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên, đảm bảo kết hợp hài hịa lợi ích quốc gia, lợi ích của thương nhân và người tiêu dùng.

Trong hoạt động hội chợ thương mại hiện nay, việc bảo vệ người tiêu dùng là công tác đang được quan tâm nhiều nhất. Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản có liên quan đã được tuyên truyền rộng rãi nhưng vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa nhận biết đầy đủ về quyền lợi của mình được pháp luật bảo vệ khi mua sắm, tiêu dùng trong hoạt động. Người tiêu dùng hiện nay chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm tra, xem xét các giấy tờ liên quan đến hàng hóa trước khi mua sắm, nhận hàng. Vì vậy, sự cố xảy ra khơng có cơ sở để giải quyết, nhiều người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi nhưng khơng biết phải làm gì nên chỉ biết im lặng. Trước tình trạng này, Sở Cơng thương đã phối hợp với Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tỉnh, sở, ngành liên quan thường xuyên tổ chức gian hàng giới thiệu so sánh

hàng giả, hàng thật và tư vấn cách sử dụng các dịch vụ tại hội chợ thương mại nhằm hướng dẫn người tiêu dùng tránh trường hợp vi phạm quyền lợi của mình. Đồng thời tổ chức cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động của các thương nhân khi tham gia hội chợ thương mại nhằm phát hiện kịp thời và xử lý những trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nhằm đảm bảo tính minh bạch trong q trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật, nên thay đổi hình thức, cách thức quy định về xử lý vi phạm pháp luật về hội chợ thương mại nói riêng, pháp luật về xúc tiến thương mại nói chung theo cách mà nhiều nước đã làm. Theo cách này thì quy định đồng thời cả hai nội dung vi phạm và xử lý vi phạm ngay trong văn bản pháp luật thương mại mà không dẫn chiếu đến các quy định của văn bản pháp luật hành chính. Cách làm này nhìn chung khá tiến bộ, nó khơng gặp phải những rắc rối như đã gặp ở phần trên.

Khi áp dụng quy định đồng thời cả hai nội dung vi phạm và xử lý vi phạm trong cùng một văn bản pháp luật thương mại thì sẽ tránh được tình trạng lạc hậu của các biện pháp xử lý vi phạm trong hoạt động hội chợ, triễn lãm thương mại khi có sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật. Khi có sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật, do cùng nằm trong một văn bản pháp luật nên khi sửa đổi bổ sung các hành vi vi phạm cũng đồng thời sửa đổi, bổ sung các hình thức mà mức độ xử phạt vi phạm trong hoạt động hội chợ thương mại. Nếu như hai nội dung này nằm trong các văn bản pháp luật khác nhau thì khi sửa đổi bổ sung các hành vi vi phạm pháp luật về hội chợ thương mại thì các vấn đề xử lý vi phạm sẽ bị lạc hậu hơn so với các hành vi vi phạm pháp luật về hội chợ thương mại do chưa kịp sửa đổi, bổ sung. Khi áp dụng cách này thì việc ban hành các quy định về xử lý vi phạm pháp luật hội chợ thương mại sẽ không chậm trễ, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm do việc ban hành này đồng thời với việc ban hành các hành vi vi phạm

gia hội chợ thương mại thiếu nhãn mác, khơng ghi hạn sử dụng và có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng vẫn được trưng bày, giới thiệu tại các hội chợ thương mại ở Việt Nam. Chưa kể, nhiều hội chợ thương mại được tổ chức một cách tạm bợ, khơng có sự chọn lọc hàng hóa và thương nhân tham gia dẫn đến tình trạng thiếu chuyên nghiệp, nhiều hoạt động hội chợ thương mại mà tên gọi, chủ đề thường sử dụng những từ ngữ dùng để quảng bá chất lượng, danh hiệu, uy tín của tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ thương mại. Tuy nhiên không phải thương nhân nào cũng có được bằng chứng nhận chất lượng, uy tín và danh hiệu của cá nhân, tổ chức tham gia hội chợ thương mại. Những thương nhân dù đã được cấp bằng giấy chứng nhận chất lượng, uy tín, danh hiệu tuy nhiên trong thực tế, khơng có một quy định nào để kiểm tra những bằng chứng này. Các cuộc hội chợ thương mại sử dụng tên gọi, chủ đề sử dụng từ ngữ dùng quảng bá chất lượng, danh hiệu, uy tín có thể diễn ra một cách dễ dàng. Các đơn vị tổ chức hội chợ thương mại vì mục tiêu lợi nhuận nên không phải lúc nào cũng đặt ra yêu cầu chọn lọc hàng hóa và thương nhân tham gia.

Ba là, hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động hội chợ

thương mại

Các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động hội chợ thương mại được xem là biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và hạn chế những gian lận thương mại có thể xảy ra trong hoạt động hội chợ thương mại tạo ra một môi trường trong sạch, lành mạnh. Tuy nhiên, trên thực thế việc xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động hội chợ thương mại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu

đặt ra khi ban hành các quy định trên. Do đó cần có các biện pháp khắc phục những hạn chế trên để đảm bảo lợi ích của thương nhân và người tiêu dùng

Nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quá trình giải quyết các quy định xử lý vi phạm trong hoạt động hội chợ thương mại, pháp luật nên quy định đồng thời cả hai nội dung vi phạm và xử lý vi phạm ngay trong văn bản pháp luật mà khơng dẫn chiếu đến các quy định khác có liên quan. Khi áp dụng

đồng thời cả hai nội dung vi phạm và xử lý vi phạm trong cùng một văn bản pháp luật sẽ tránh được tình trạng lạc hậu của các biện pháp xử lý vi phạm trong hoạt động hội chợ thương mại khi có sữa đổi, bổ sung các văn bản luật. Khi sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về hành vi vi phạm trong hoạt động hội chợ thương mại thì đồng thời cũng điều chỉnh các biện pháp xử lý vi phạm sao cho phù hợp với các quy định trên. Khi áp dụng cách thức này thì các biện pháp xử lý khi có vi phạm trong hoạt động hội chợ thương mại được giải quyết kịp thời, không bị chậm trễ, đồng thời ngăn chặn các hành vi này song song với việc ban hành các hành vi vi phạm.

Khi ban hành song song quy định về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại cùng với các biện pháp xử lý vi phạm sẽ hạn chế tối đa các thiếu sót trong quy định về xử lý vi phạm pháp luật hội chợ thương mại. Việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn sẽ diễn ra dễ dàng, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý của dịch vụ hội chợ thương mại do việc tìm kiếm các quy định về xử lý vi phạm diễn ra dễ dàng hơn, ít tốn kém thời gian, cơng sức…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 70 - 76)