Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động hội chợ thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 47 - 49)

Theo đó, mức phạt vi phạm hợp đồng đối với vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Theo pháp luật Việt Nam, có hai văn bản có quan hệ điều chỉnh về chế tài phạt vi phạm là Bộ luật Dân sự 2005 và Luật thương mại 2005. Phạt vi phạm là biện pháp khống chế để các bên không dám vi phạm hợp đồng hoặc là biện pháp trừng phạt bên vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm cũng là một biện pháp nhằm khắc phục hậu quả và bù đắp một phần tổn thất cho người bị vi phạm. Vì vậy, nhà làm luật đã đặt ra một mức giới hạn nhất định đối với phạt vi phạm để các bên thực hiện sao cho phát huy được hiệu quả trên thực tế.

2.1.5. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động hội chợ thương mại thương mại

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động hội chợ thương mại bao gồm Sở Cơng thương và Bộ Cơng thương. Trong đó, Bộ Cơng thương có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ thương mại ở nước ngồi. Sở Cơng thương có trách nhiệm vụ giải quyết việc đăng ký tổ chức hội chợ thương mại tại Việt Nam.

Cơ quan quản lý nhà nước về hội chợ thương mại có trách nhiệm xác nhận hoặc không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ thương mại trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký. Trường hợp không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ thương mại thì Sở Thương mại phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này[18].

Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước giải thích rõ những nội dung cần bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm trả lời đề nghị của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại.

Trường hợp thương nhân, tổ chức hoạt động liên quan đến thương mại thay đổi bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ thương mại, trong thời hạn

mười ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xem xét, xác nhận hoặc khơng xác nhận bằng văn bản. Trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do.

Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa điểm:

Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương để lựa chọn. Nếu q trình hiệp thương khơng thành, cơ quan nhà nước có thể căn cứ các tiêu chí như kết quả tổ chức hội chợ thương mại trước đây, năng lực tổ chức, kinh nghiệm tổ chức hội chợ thương mại cùng tên chủ đề hoặc các hội chợ thương mại tương tự để quyết định xác nhận chủ thể nào được đăng ký tham gia hội chợ thương mại[19].

Tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật tại hội chợ thương mại phải gửi văn bản đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước phải có biên bản việc chấp thuận hoặc khơng chấp thuận hồ sơ, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do

Cơ quan nhà nước về hội chợ thương mại cịn có các trách nhiệm sau: (i) Cơng bố cơng khai điều kiện, thời gian, trình tự và thủ tục thơng báo, đăng ký, tổ chức hội chợ triễn lãm thương mại; (ii) Tiếp nhận, giải quyết việc thông báo, đăng ký tổ chức hội chợ thương mại thuộc thẩm quyền; (iii) Kiểm tra, giám sát hoạt động hội chợ thương mại thuộc thẩm quyền theo quy định; (iv) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 47 - 49)