Các quy định về hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 39 - 41)

Đối với hội chợ thương mại được tổ chức ở Việt Nam, hàng hóa, dịch vụ đem trưng bày, quảng bá thì hàng hóa, dịch vụ đó phải thỏa mãn những tiêu chí sau:

(i) Hàng hóa, dịch vụ được phép lưu thơng theo quy định của pháp luật không thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh;

(ii) Hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngồi cung ứng khơng thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật

(iii) Hàng hóa, dịch vụ khơng phải là hàng giả, hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.

(iv) Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành phải tuân thủ những quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ đó.

Đối với hàng giả, hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nếu muốn được đem ra trưng bày tại hội chợ thương mại để so sánh với hàng thật, thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đó là hàng giả, hàng vi phạm

quyền sở hữu trí tuệ. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi đem ra trưng bày phải niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ[6].

Hàng hóa, dịch vụ đem trưng bày, giới thiệu tại hội chợ thương mại Việt Nam phải có nhãn, mác hàng hóa (trên nhãn phải ghi đầy đủ các thông tin về tên hàng hóa, xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng…), hàng hóa khơng có đầy đủ thơng tin về nhãn, mác thì sẽ không được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ thương mại Việt Nam.

Theo Điều 134 Luật Thương mại 2005 quy định hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ thương mại tại Việt Nam thì phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ thương mại. Hàng hóa được tạm nhập để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ thương mại phải thực hiện quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, tuân thủ các quy định pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Pháp luật cũng đã có quy định riêng đối với những hội chợ thương mại mang tên, chủ đề có sử dụng từ ngữ để quảng bá chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, thương hiệu của doanh nhân, tổ chức cá nhân tham gia. Điều 25 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại có quy định, thương nhân khi tổ chức các cuộc hội chợ thương mại thuộc loại này phải có bằng chứng chứng minh chất lượng danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ uy tín danh hiệu của thương nhân phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ thương mại đã đăng ký. Như vậy, khi đăng ký tổ chức hội chợ thương mại thương nhân phải xuất trình các bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, uy tín, danh hiệu của thương nhân khi tham gia hội chợ thương mại.

Pháp luật hiện hành cũng quy định rõ việc cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu hàng hóa, dịch vụ, uy tín của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ thương mại được thực hiện theo quy định của pháp

luật có liên quan được quy định tại Điều 32 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 39 - 41)