2.1.4.1. Hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại
Việc tham gia hội chợ thương mại có thể thơng qua hợp đồng dịch vụ ký kết với thương nhân chuyên kinh doanh hoạt động hội chợ thương mại. Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại thực hiện hoạt động hội chợ thương mại cho thương nhân khác để hưởng thù lao theo hợp đồng dịch vụ.
Pháp luật hiện hành có quy định về hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại tại Điều 130 Luật Thương mại 2005. Tuy nhiên, quy định về hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại quy định tại Luật Thương mại 2005 chỉ quy định tên gọi và hình thức của hợp đồng, nội dung không định nghĩa rõ ràng về hợp đồng và không quy định cụ thể nội dung của hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại. Vì vậy, để định nghĩa khái quát về khái niệm hợp đồng dịch vụ hội chợ
thương mại cần phải căn cứ vào những quy định khác có liên quan trong Luật Thương mại 2005.
Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Như vậy, có thể thấy rằng hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên. Trong hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại, các bên tham gia trong hợp đồng là thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại và thương nhân có nhu cầu tham gia hoạt động hội chợ thương mại.
Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ. Theo đó, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động hội chợ thương mại cho bên thuê dịch vụ,bên thuê dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ. Trong hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại công việc mà bên cung ứng dịch vụ hội chợ thương mại thực hiện là cung cấp và sử dụng dịch vụ tổ chức hội chợ thương mại cho thương nhân thuê dịch vụ tổ chức hội chợ thương mại.
Trách nhiệm pháp lý về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại được quy định tại điều 140 Luật thương mại 2005. Thương nhân phải thực hiện việc niêm yết thời gian tiến hành hội chợ thương mại tại nơi tổ chức hội chợ thương mại trước ngày khai mạc hội chợ thương mại. Có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hóa để tham gia hội chợ thương mại theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Nhận thù lao và các khoản chi phí phát sinh hợp lý.
Từ các định nghĩa trên ta có thể định nghĩa khái quát về hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại như sau: Hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên bao gồm bên cung ứng dịch vụ và bên thuê dịch vụ, theo đó bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung cấp và sử dụng dịch vụ tổ chức hội chợ thương mại cho bên có nhu cầu tham gia hội chợ thương mại. Bên thuê dịch vụ trách nhiệm trả thù lao cho bên cung ứng dịch vụ hội chợ
thương mại.
2.1.4.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại
Hợp đồng dịch vụ thương mại là sự thỏa thuận của các bên liên quan đến cung ứng dịch vụ tổ chức tham gia hội chợ thương mại. Trong hợp đồng này, các bên thỏa tự thỏa thuận về điều kiện, thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng… Do đó, để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại phải căn cứ vào thỏa của các bên trong hợp đồng
Bên cạnh những thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, các bên còn phải tuân theo những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ hội chợ thương mại. Theo quy định tại Điều 140 Luật Thương mại 2005, thì thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
(i) Niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ thương mại tại nơi tổ chức hội chợ thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ thương mại;
(ii) Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hóa để tham gia hội chợ thương mại theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
(iii) Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thơng tin về hàng hóa, dịch vụ để tham gia hội chợ thương mại và các phương tiện cần thiết khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;
(iv) Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
(v) Thực hiện việc tổ chức hội chợ thương mại theo thỏa thuận trong hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ được quy định tại Điều 516 Bộ luật Dân sự 2015, quy định quyền của bên sử dụng dịch vụ:
(i) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác:
(ii) Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đối với bên thuê dịch vụ, Điều 515 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định bên thuê dịch vụ có các nghĩa vụ sau:
(i) Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện cơng việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện cơng việc địi hỏi;
(ii) Trả tiền th dịch vụ cho bên cung ứng theo thỏa thuận.
Đối với bên cung ứng dịch vụ. Theo quy định tại Điều 517 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau:
(i) Thực hiện cơng việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác.
(ii) Không được giao cho người khác thực hiện cơng việc, nếu khơng có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ
(iii) Bảo quản và phải giao cho bên thuê dịch vụ tài liệu và thương tiện được giao khi hồn thành cơng việc
(iv) Báo cáo cho bên thuê dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không đảm bảo chất lượng để hồn thành cơng việc
(v) Giữ bí mật thơng tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện cơng việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
(vi) Bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thơng tin
Bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ, bên cung ứng dịch vụ còn được hưởng các quyền sau:
(i) Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện. (ii) Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên th dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu chờ ý kiến sẽ gây
thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo cáo cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ.
(iii) Yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền bên thuê dịch vụ.
Trên thực tế, nhiều trường hợp trên thực tiễn phát sinh các tranh chấp liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hội chợ thương mại đến từ các hành vi vi phạm trong hợp đồng là việc một bên thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ như trong thỏa thuận hợp đồng gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên cịn lại. Cụ thể như các trường hợp vi phạm và các chế tài xử phạt được quy định theo Luật Thương mại 2005 và Bộ Luật Dân sự 2005. Việc lựa chọn các phương pháp giải quyết tranh chấp cũng cần được các bên cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng. Việc giải quyết tranh chấp cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì vậy để chế định xử phạt vi phạm trong hợp đồng cung cấp dịch vụ hội chợ thương mại phát huy hết khả năng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hợp đồng thì khi soạn thảo hợp đồng, các bên cần có những quy định về trường hợp phạt vi phạm cũng như điều kiện để tiến hành phạt vi phạm một cách chi tiết, cụ thể nhất để khi có vi phạm xảy ra, các bên không bị lúng túng về việc xác định đúng sai dẫn đến các tranh chấp khơng đáng có làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác, quan hệ làm ăn của các bên ở hiện tại và trong tương lai.
Việc xử lý các tranh chấp trong hoạt động hội chợ thương mại nói chung và kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại nói riêng sẽ căn cứ vào các nội dung đã quy định trong hợp đồng làm căn cứ để áp dụng. Tuy nhiên, trên thực tế đã phát sinh những vụ việc dẫn tới những tranh chấp phát sinh khơng đáng có do các bên khơng am hiểu pháp luật thương mại nói chung cũng như chế tài phạt vi phạm nói riêng.
Các quy định về hình thức giải quyết tranh chấp quy định cụ thể tại điều 317 Luật thương mại 2005. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp quy định trong hợp đồng sẽ quy định rõ nếu xảy ra tranh chấp sẽ tiến thành thương lượng, hòa giải. Nếu việc hịa giải khơng thành sẽ khởi kiện ra Tòa Án. Việc quy định về