Thực tiễn việc tổ chức và tham gia hoạt động hội chợ thương mại tại thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 53 - 59)

phố Đà Nẵng

2.2.1. Thực tiễn việc tổ chức và tham gia hoạt động hội chợ thươngmại tại thành phố Đà Nẵng mại tại thành phố Đà Nẵng

Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức với mục đích giúp các doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu sản phẩm nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, kinh doanh đầu tư, chuyển giao công nghệ hoặc khảo sát mẫu mã, thị hiếu, tìm kiếm sản phẩm mới cũng như trưng bày, quảng bá sản phẩm của mình. Thực tế cho thấy, lợi ích từ các hội chợ, triển lãm thương mại mang lại không nhỏ. Người tiêu dùng khi tham quan Hội chợ được doanh nghiệp giới thiệu, tư vấn sử dụng hàng hóa rõ ràng, được lựa chọn trực tiếp hàng hóa dựa trên tiêu chí chất lượng, mẫu mã và giá cả. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, ghi dấu ấn về thương hiệu sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, tham gia Hội chợ doanh nghiệp được gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm đối tác kinh doanh, ký kết các hợp đồng. Bằng những chính sách khuyến mại, giảm giá, các doanh nghiệp có khả năng tăng doanh thu thơng qua việc bán hàng tại hội chợ.

Từ năm 2009 đến nay, Sở Công thương thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận đăng ký, phối hợp tổ chức và hỗ trợ các đơn vị tổ chức 66 đợt hội chợ, triễn lãm thương mại tại thành phố Đà Nẵng, phần lớn các hội chợ tổ chức đều có quy mơ lớn, có số lượng đơng đảo doanh nghiệp tham gia và thu hút lượng lớn người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm. Đặc biệt từ năm 2011 đến nay, Sở Công thương đã tổ chức thành công định kỳ Hội chợ hàng Việt với quy mô từ

300-400 gian hàng/năm; đây là dịp để các doanh nghiệp thành phố và các địa phương giới thiệu những tiềm năng, sản phẩm đặc trưng của mỗi vùng miền và là nơi các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố giao lưu, mở rộng kinh doanh hợp tác; đa số người tiêu dùng đến tham quan mua sắm tại Hội chợ đều hài lòng khi tiếp cận, chọn lựa hàng hóa tiêu dùng có xuất xứ Việt Nam.

Theo Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng

Việt Nam” TP. Đà Nẵng, 10 năm qua (2009-2019), thành phố đã tổ chức 87 đợt hội chợ triển lãm về hàng Việt. Trong đó, tổ chức thành công định kỳ Hội chợ hàng Việt với quy mô 350 - 400 gian hàng/năm. Đặc biệt, trong 5 đợt Hội nghị kết nối cung cầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên (từ năm 2015 - 2019), đã có 106 lượt tham dự của các tỉnh, thành trên cả nước với 1.270 lượt doanh nghiệp tham dự, trưng bày, giao lưu với hàng trăm biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác được ký kết. Có thể nói, thời gian qua, hàng hóa sản xuất trong nước được bày bán tại các siêu thị và các chợ truyền thống tăng cao. Với việc chú trọng đầu tư vào chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp, giá cả cũng hợp lý hơn đã tác động rất lớn đến nhận thức, thái độ, cũng như hành vi của người tiêu dùng.

Thành phố Đà Nẵng cũng duy trì tổ chức hiệu quả các hội chợ triển lãm thương mại thường niên, gồm: Hội chợ Xuân, Triển lãm Quốc tế Vietbuild Đà Nẵng, Hội chợ Quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư Hành lang Kinh tế Đông - Tây Đà Nẵng và Hội chợ hàng Việt. Tiếp tục mời gọi tổ chức các hội chợ triển lãm chuyên ngành khác tại thành phố như Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược, Hội chợ Thời trang - Mỹ phẩm, Triển lãm Khởi nghiệp... và các chương trình hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” như chương trình “Tự hào hàng Việt”, “Kết nối hàng Việt”.Trong đó, Hội chợ Quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư Hành lang Kinh tế Đông Tây - Đà Nẵng 2019 tại Đà Nẵng: Ngân sách thành phố (kinh phí Chương trình xúc tiến thương mại năm 2019)

hỗ trợ 100% chi phí gian hàng chuẩn cho Đại sứ quán các nước, các tổ chức xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch nước ngoài, các tỉnh, thành phố có quan hệ ngoại giao với thành phố Đà Nẵng và các nước nằm trên tuyến EWEC; hỗ trợ 50% chi phí gian hàng cho các Sở Công Thương/Trung tâm Khuyến công/Xúc tiến thương mại các tỉnh, thành trong nước trên tuyến EWEC (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam). Không quá 02 gian/01 đơn vị. Đối với hoạt động quảng bá hội chợ triển lãm, các chương trình xúc tiến thương mại khác do cơ quan quản lý nhà nước chủ trì tổ chức, hỗ trợ 100% phí quảng bá trên băng rơn, phướn treo tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, số lượng tối đa không quá 100 băng rôn và 400 phướn/01 đợt.

Đặc biệt, Hội chợ Quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư Hành lang Kinh tế Đông - Tây Đà Nẵng 2019 là hội chợ thương mại được tổ chức thường niên nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng kinh tế xã hội, thu hút đầu tư thương mại và du lịch của các địa phương với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, tạo điều kiện để các đơn vị được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh và liên kết mở rộng thị trường. Ban tổ chức hỗ trợ 50% chi phí th gian hàng từ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cho gian hàng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã và các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. Hội chợ thu hút hơn 350 đơn vị với gần 500 gian hàng đến từ 18 tỉnh, thành phố trong cả nước và 11 tổ chức, doanh nghiệp quốc tế. Tại hội chợ, các sản phẩm được giới thiệu gồm: điện, điện tử, đồ gỗ, trang trí nội thất, thủ cơng mỹ nghệ, vàng bạc, đá quý, dịch vụ du lịch, logictics và các sản phẩm tiêu dùng. Điểm mới của năm nay với nhiều hoạt động nổi bật đến từ các quốc gia. Trong đó có gian hàng doanh nghiệp Indonesia tham gia với các gameshow giới thiệu du lịch, thương mại và đầu tư. Đồng thời, hội chợ diễn ra chương trình hội thảo, tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm và tăng cường xuất khẩu; định

hướng xuất khẩu, cơ hội và giải pháp cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay; nâng cao kỹ năng tham dự hội chợ triển lãm chuyên nghiệp; giới thiệu các Hiệp định CPTPP do Đại sứ quán Canada tổ chức; tour tham quan Bà Nà Hill dành cho các tổ chức quốc tế, các đơn vị xúc tiến thương mại. Tại lễ khai mạc, UBND thành phố Đà Nẵng trao giải cho 14 doanh nghiệp đạt giải “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2019”.

Nhìn chung, các hội chợ thương mại được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng được đầu tư một cách bài bản, có chiều sâu thu hút lượng lớn khách tham quan và mua sắm đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho các doanh nghiệp tham gia. Đặc biệt trong năm 2019, Rút kinh nghiệm từ việc tổ chức hội nghị kết nối cung cầu các năm trước, Sở Cơng thương đã tổ chức chương trình:

“Kết nối hàng Việt – Đà Nẵng 2019” đổi mới cách thức tổ chức bằng việc kết

hợp các hoạt động kết nối trực tuyến và trực tiếp, được các doanh nghiệp tham gia hưởng ứng tích cực. Đặc điểm của chương trình kết nối lần này là việc mời các doanh nghiệp, các chuyên gia từ cấn cho doanh nghiệp về thương mại điện tử, về pháp lý doanh nghiệp, marketing, thị trường, thiết kế bao bì, nhãn mác… Kết quả thu được đã thu hút 60 gian hàng của 70 doanh nghiệp đến từ 12 tỉnh thành trên cả nước tham gia, 5 cặp doanh nghiệp đã ký với nhau những biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác trong việc cung ứng và phân phối sản phẩm; đồng thời các doanh nghiệp khác tiếp tục gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu khả năng cung ứng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm để liên kết với các đối tác khác trong thời gian tới. Trong khuôn khổ các hội chợ thương mại, Sở Công thương đã công bố quyết định của UBND thành phố công nhận sản phẩm đạt danh hiệu “sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của thành phố Đà Nẵng năm 2018” gồm 6 sản phẩm của 3 doanh nghiệp: Công ty Cổ phần dệt may Hịa Thọ, Cơng ty TNHH Sản xuất Chế biến kinh doanh Xuất nhập khẩu Hương Quế và Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu mỹ nghệ Lê Quang Huy. Ngồi ra, Sở Cơng thương đã tổ chức, phối hợp tổ chức gần 90 đoàn với gần 320 lượt doanh

nghiệp, hợp tác xã tham gia các hội chợ, hội nghị giao thương, kết nối cung cầu tại các địa phương trong và ngoài nước nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng và quảng bá sản phẩm.

Ngồi những vấn đề đã đạt được, song vẫn cịn tồn tại những hạn chế nhất định trong việc tổ chức hoạt động hội chợ tại Đà Nẵng. Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, hội chợ thương mại vẫn tồn tại những doanh nghiệp thể hiện sự yếu kém trong công tác trưng bày hàng hóa trong hội chợ thương mại dẫn đến tình trạng hàng hóa sắp xếp một cách sơ sài, thậm chí cẩu thả. Có một số gian hàng sắp xếp hàng hóa khiến khách tham quan cảm giác muốn lánh xa. Tình trạng trên khơng phải do doanh nghiệp thiếu kinh phí cho việc trưng bày hàng hóa mà do trình độ nghiệp vụ, chun môn và việc ý thức trách nhiệm chưa cao. Nhiều doanh nghiệp chưa hình dung được tầm quan trọng của hội chợ thương mại là việc đem sản phẩm, hàng hóa trưng bày, giới thiệu nên họ khơng chịu khó đầu tư cho việc trưng bày hàng hóa dịch vụ mà chỉ quan tâm tới việc bán hàng kiếm lợi nhuận. Các doanh nghiệp tổ chức, tham gia hội chợ thương mại khơng thường khơng chủ động trong việc tìm kiếm, đào tạo nhân viên mà chủ yếu tìm kiếm những người làm cơng theo giờ đứng ra quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hàng hóa của mình.

Có thể thấy rằng, nhân viên giống như người đại diện của doanh nghiệp, khi đứng trước khách hàng họ đóng vai trị như là bộ mặt của công ty, người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để giao tiếp, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và tìm kiếm các cơ hội giao kết các hợp đồng thương mại. Nhưng trên thực tế, thông thường các nhân viên cảm thấy bị ép buộc khi cung cấp thông tin cho khách tham quan gian hàng. Họ khơng có khả năng điều tra được nhu cầu và mối quan tâm thực sự của khách hàng tới hàng hóa, dịch vụ của cơng ty. Nhiều trường hợp, trong quá trình diễn ra hội chợ thương mại nhân viên khơng tư vấn, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ mà sử dụng các thiết bị điện thoại để làm việc riêng mặc cho khách hàng đang tham quan sản phẩm. Thái độ

phục vụ của nhân viên tại các hội chợ thương mại Đà Nẵng còn hời hợt, thiếu nhiệt tình trong việc hướng dẫn, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín của các thương nhân tổ chức, tham gia hội chợ thương mại tại nói riêng và việc tổ chức hội chợ thương mại nói chung.

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hội chợ thương mại được tổ chức không chuyên nghiệp đến từ việc các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức, tham gia hội chợ thương mại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có ít kinh nghiệm tổ chức, tham gia hội chợ thương mại. Khơng có cơ hội trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm về công tác quản lý, giới thiệu sản phẩm dịch vụ trong hội chợ thương mại. Nguyên nhân còn xuất phát từ cơ sở vật chất, kỹ thuật tại nơi diễn ra hội chợ thương mại còn sơ sài, thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp khi muốn tổ chức, tham gia hội chợ thương mại.

Việc áp dụng thương mại điện tử, các ứng dụng quản lý doanh nghiệp, phần mềm điện tử nhằm phục vụ công tác tổ chức, công tác bán hàng cũng được thực hiện chưa nhiều. Các doanh nghiệp khi tham gia vào hội chợ với mục đích quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình thì việc áp dụng công nghệ thông tin điện tử là một giải pháp tốt giúp phát huy tối đa năng lực sản phẩm, rút ngắn thời gian, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, một số ít các doanh nghiệp có cơ hội được tiếp xúc với công nghệ thông tin mà đa số doanh nghiệp chọn phương pháp, cách thức bán hàng thông thường.

Việc tổ chức hội chợ thương mại một cách rập khn, ít sáng tạo trong công tác tổ chức, trưng bày gian hàng. Hội chợ thương mại vẫn mang tính chất “chợ” thơng thường, có ít sự đột phá, đổi mới trong công tác tổ chức dễ dẫn đến khách hàng bị nhàm chán. Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu tất yếu là sự phát triển của tất các lĩnh vực thuộc nền kinh tế đó. Hội chợ thương mại cũng khơng phái là ngồi lệ. Pháp luật cần phải ban hành một cơ chế mở để các doanh nghiệp có thể vận dụng khả năng sáng tạo của mình vào

cơng tác tổ chức gian hàng, quản lý gian hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 53 - 59)