Để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm hiện nay, lý luận về chiến thuật hỏi cung bị can từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chiến thuật hỏi cung bị can được trình bày trong một số tài liệu, giáo trình và dựa trên cơ sở các khái niệm “Chiến thuật điều tra hình sự”, “thủ thuật chiến thuật” theo chúng tôi khái niệm về “Chiến thuật hỏi cung” được hiểu như sau:
Chiến thuật hỏi cung bị can là hệ thống những thủ thuật và những chỉ dẫn chiến thuật được xây dựng trên cơ sở Bộ luật Tố tụng hình sự và thực tiễn hoạt động điều tra về chuẩn bị hỏi cung, tiến hành hỏi cung, lập biên bản hỏi cung, nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả hỏi cung để chứng minh sự thật của vụ án.
Như vậy, tính chiến thuật của hỏi cung bị can được thể hiện ở chỗ, tùy từng tình huống cụ thể trong từng giai đoạn của quá trình hỏi cung, ĐTV lựa chọn những hành vi ứng xử (thủ đoạn thực hiện hành vi) có hiệu quả cao nhất để đạt được mục đích của cuộc hỏi cung.
Chiến thuật hỏi cung bị can bao gồm:
a) Chuẩn bị hỏi cung bị can.
Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra phức tạp, hiệu quả của nó phụ thuộc vào cơng tác chuẩn bị của ĐTV. Nếu công tác chuẩn bị được tiến hành khoa học, chu đáo, sẽ tạo điều kiện cho ĐTV chủ động, linh hoạt, sáng tạo lựa chọn và áp dụng những thủ thuật, chiến thuật hỏi cung phù hợp trong từng tình huống cụ thể để thu thập lời khai của bị can một cách đầy đủ, chính xác và thuận lợi, khơng bị rơi vào tình thế bị động, lúng túng trước những diễn biến phức tạp của cuộc hỏi cung. Đặc biệt, trong công tác hỏi cung bị can các vụ án tham ơ tài sản thì việc chuẩn bị hỏi cung là u cầu vơ cùng cần thiết. Nội dung của việc chuẩn bị hỏi cung bao gồm:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu có liên quan:
Mục đích của việc nghiên cứu này giúp cho ĐTV nắm được nội dung, diễn biến của vụ án, hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn cùng đặc điểm nhân thân của chúng. Từ đó, xác định những vấn đề cần làm rõ trong q trình hỏi cung, dự kiến những tình huống có thể xảy ra và những thủ thuật chiến thuật cần áp dụng, xác định những tài liệu, chứng cứ cần sử dụng trong q trình hỏi cung. Ngồi ra, cịn giúp cho ĐTV có khả năng kiểm tra, đánh giá lời khai của bị can ngay trong quá trình hỏi cung.
Phạm vi những tài liệu, chứng cứ cần nghiên cứu gồm:
+ Những tài liệu, chứng cứ thu thập được từ các hoạt động điều tra tố tụng hình sự như: biên bản khám nghiệm hiện trường, lời khai của người bị hại, người làm chứng, các lời khai có liên quan kết luận giám định...
+Những tài liệu thu thập được từ biện pháp trinh sát phản ánh về những mối quan hệ, những hành vi nghi vấn... của bị can vào thời điểm trước, trong và sau khi vụ án xảy ra như: báo cáo của trinh sát, đặc tình, cơ sở bí mật,tài liệu của trinh sát kỹ thuật, những nguồn tài liệu khác...
+Những tài liệu có liên quan đến hoạt động phạm tội và các hoạt động khác của bị can trước đó như: trích lục tiền án, tiền sự,tiểu sử quan hệ bản thân hồ sơ những vụ án do bị can gây ra trước đây...
+ Những tài liệu, chứng cứ thu thập được về những vụ án chưa được điều tra khám phá nhưng ĐTV có cơ sở nhận định những vụ án đó là do chính bị can gây ra.
+ Những tài liệu phản ánh về đặc điểm nhân thân của bị can như: quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, nghề nghiệp, điều kiện sống, mơi trường giáo dục, đặc điểm tâm lý, tính cách và sở trường...
Trên cơ sở nghiên cứu, ĐTV cần phải xác định rõ những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung; những tài liệu, chứng cứ cần phải thu thập, bổ sung hoặc cần được kiểm tra, xác minh lại để sử dụng trong quá trình hỏi cung; những tài liệu, chứng cứ có thể và cần phải sử dụng trong quá trình hỏi cung.
- Lập kế hoạch hỏi cung:
Lập kế hoạch hỏi cung là ĐTV căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được của hoạt động điều tra vụ án để dự kiến và nêu ra những công việc cần giải quyết,
những tình huống có thể phát sinh trong quá trình hỏi cung và biện pháp giải quyết tình huống đó.
Nội dung của bản kế hoạch hỏi cung bao gồm các vấn đề sau:
+Xác định những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung.
+Những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về vụ án và hành vi phạm tội của bị can, những tài liệu chứng cứ khác có thể và cần sử dụng trong quá trình hỏi cung.
+Dự kiến những câu hỏi cần đưa ra để bị can trả lời:
Trong bản kế hoạch hỏi cung, ĐTV cần dự kiến những câu hỏi và trình tự đưa ra các câu hỏi để bị can trả lời, nhưng chú ý đảm bảo cho những câu hỏi đó phải rõ ràng, cụ thể và có liên quan đến những vấn đề cần làm rõ. Đồng thời, bảo đảm tính lơgic và có cơ sở của các câu hỏi đó. Thơng thường, những câu hỏi được đưa ra bao gồm các dạng câu hỏi sau:
*Câu hỏi thẳng.
*Câu hỏi bổ sung lời khai.
*Câu hỏi làm chính xác lời khai.
*Câu hỏi gợi nhớ.
*Câu hỏi kiểm tra.
*Câu hỏi vạch trần lời khai gian dối. + Dự kiến chiến thuật hỏi:
Trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ về vụ án đã thu thập được, đặc điểm nhân thân của bị can và những vấn đề cần làm rõ trong quá trình hỏi cung... ĐTV cần dự kiến những tài liệu, chứng cứ được đưa ra sử dụng trong khi hỏi cung, thời điểm sẽ đưa những tài liệu, chứng cứ đó ra để đấu tranh với bị can, các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn những tài liệu, chứng cứ đó khi đưa ra sử dụng, nơi bảo quản chúng trước khi đưa ra sử dụng. Dự kiến những thủ thuật chiến thuật thích hợp đối với từng tình huống cụ thể có thể nảy sinh trong q trình hỏi cung.Dự kiến những thủ thuật tác động tâm lý, sử dụng mâu thuẫn và những tình huống có thể xảy ra trong khi hỏi cung, kế hoạch phối hợp với các lực lượng và biện pháp nghiệp vụ khác phục vụ cho hoạt động hỏi cung.
*Về thời gian: Trong mọi trường hợp, việc lựa chọn thời gian tiến hành hỏi cung bị can phải căn cứ vào yêu cầu của pháp luật. Song trong các vụ án tham ô tài sản việc lựa chọn thời gian tiến hành hỏi cung đối với từng bị can địi hỏi ĐTV phải dựa trên cơ sở tính tốn, cân nhắc đến tầm quan trọng của những thông tin mà ĐTV biết được, mối quan hệ của các bị can trong vụ án, cũng như vai trị, vị trí của bị can đó trong vụ án. Ngồi ra, ĐTV cần căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của bị can, những xúc động mà bị can trải qua trong thời điểm xảy ra vụ án. Từ các vấn đề trên, ĐTV xây dựng và lựa chọn một trình tự hỏi cung các bị can về mặt thời gian sao cho có hiệu quả nhất.
* Về địa điểm: Trong mọi trường hợp tốt nhất là đưa về phòng hỏi cung của cơ quan điều tra, việc lựa chọn địa điểm hỏi cung bị can, ĐTV phải tính tốn lựa chọn địa điểm có nhiều thuận lợi cho việc hỏi cung như: địa điểm mà bị can khơng có khả năng chạy trốn, hành hung ĐTV, thơng cung. Đặc biệt phải xem xét các vật dụng trong phòng hỏi cung phải loại trừ những thứ có thể dùng làm hung khí. Ngồi ra, khơng làm cho bị can phân tán tư tưởng khi hỏi cung, có khả năng giữ được bí mật về nội dung cuộc hỏi cung.
+Xác định hình thức triệu tập bị can
Việc xác định hình thức triệu tập bị can ĐTV cần tính tốn sao cho có lợi cho việc thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa ĐTV và bị can, giữ được bí mật với những đối tượng khác. Đồng thời, phải đảm bảo đúng các yêu cầu của pháp luật về việc triệu tập bị can.
+ Lựa chọn và phân công ĐTV tiến hành hỏi cung
Thông thường ĐTV thụ lý điều tra vụ án sẽ trực tiếp tiến hành hỏi cung. Nhưng trong trường hợp điều tra theo nhóm, hoặc vụ án có nhiều bị can hoặc có yêu cầu khác đặt ra thì cần bố trí, lựa chọn ĐTV phù hợp về độ tuổi, đặc điểm tâm lý, tính cách... với bị can cần phải hỏi cung.
- Chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho cuộc hỏi cung:
Bước tiếp theo sau khi lập kế hoạch hỏi cung là ĐTV chuẩn bị những phương tiện phục vụ cho việc hỏi cung như: giấy, bút, biên bản hỏi cung, máy ghi âm, camera, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, buồng hỏi cung và các phương
tiện kỹ thuật cần thiết khác. Tuỳ theo tính chất, mức độ yêu cầu của vấn đề cần giải quyết; thái độ tâm lý của đối tượng... mà tính tốn phương tiện cần sử dụng.
Trên đây là những nội dung cơ bản cần tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị hỏi cung. Song những nội dung này không phải là cố định, mà trong từng trường hợp cụ thể, nó có thể được bổ sung, thay đổi. Thực hiện tốt những nội dung trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những bước tiếp theo trong quá trình hỏi cung bị can.
b) Tiến hành hỏi cung bị can
Đây là giai đoạn ĐTV tiến hành thu thập lời khai của bị can theo trình tự và nội dung mà bản kế hoạch hỏi cung đã đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình hỏi cung, ĐTV cần phải linh hoạt, sáng tạo khi thực hiện các nội dung đó. Thơng thường, việc tiến hành hỏi cung bị can được thực hiện qua các bước sau:
- Giải quyết các thủ tục tố tụng hình sự cần thiết, khơng chỉ đơn thuần là những yêu cầu của pháp luật, mà còn thể hiện tính chiến thuật trong hỏi cung bị can.
Để giải quyết vấn đề này, ĐTV cần thực hiện các công việc sau:
+ Sau khi đến buồng hỏi cung, ĐTV vào phòng hỏi cung trước để kiểm tra phòng, rồi sau đó u cầu bị can vào phịng, ngồi đúng nơi quy định.
+Tiến hành nhận dạng và kiểm tra căn cước của bị can.
+ĐTV tự giới thiệu mình với bị can.
+Đọc quyết định khởi tố bị can, giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can.
+ Nếu có người bào chữa, người phiên dịch tham dự buổi hỏi cung thì ĐTV cũng cần giải thích quyền và nghĩa vụ của họ. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản. Trong trường hợp đối với người đại diện hợp pháp của bị can tham dự buổi hỏi cung thì cũng tiến hành như vậy.
- Thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa ĐTV và bị can
“Thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa ĐTV và bị can” hay cịn gọi là “giai đoạn tìm hiểu”, “giai đoạn giao tiếp” là q trình ĐTV thơng qua các hình thức như: thăm hỏi, giải thích, khun nhủ... làm cho bị can hiểu được nhiệm vụ và trách
nhiệm của ĐTV, sự vô tư của ĐTV khi hỏi cung, tạo ra mơi trường tâm lý thuận lợi cho q trình hỏi cung.
Thơng qua q trình này, ĐTV có thể tìm hiểu, nắm bắt được đặc điểm tâm lý, tính cách, diễn biến tư tưởng của bị can, để cảm hố giáo dục bị can... Q trình này chỉ tác động bởi những yếu tố: điều kiện hoàn cảnh diễn ra hỏi cung, nghệ thuật ứng xử của ĐTV, khả năng tự chủ, âm thanh, giọng nói, thái độ, tác phong của ĐTV... Để cho quá trình thiết lập sự tiếp xúc đạt được hiệu quả, ĐTV cần lựa chọn nội dung, cách tiếp xúc phù hợp đối với từng bị can cụ thể. Đồng thời phải chuẩn bị nội dung thật cụ thể cho sự tiếp xúc, những nội dung đó bao gồm:
+Xác định mục đích, u cầu và nội dung của sự tiếp xúc.
+Biện pháp và thời gian, địa điểm thực hiện nội dung tiếp xúc.
- Hỏi cung bị can theo nội dung đã dự kiến trong bản kế hoạch hỏi cung
Tùy thuộc vào thái độ khai báo của bị can để ĐTV lựa chọn thủ thuật chiến thuật hỏi cung phù hợp. Sau đây là những tình huống khai báo cụ thể của bị can và những thủ thuật hỏi cung được áp dụng trong các tình huống cụ thể đó.
+ Tình huống bị can khai báo thành khẩn
Đây là tình huống thuận lợi trong cơng tác hỏi cung. Trong tình huống này, ĐTV nên áp dụng thủ thuật như sau:
Để cho bị can tự khai về hành vi phạm tội của mình và đồng bọn bằng một trong hai cách: trình bày bằng miệng hoặc viết bản tự khai về tất cả những tình tiết mà bị can biết theo một trình tự mà bị can lựa chọn hoặc theo sự hướng dẫn của ĐTV.
*Đối với trường hợp bị can trình bày bằng miệng: Trong quá trình bị can trình bày, điều tra viên không nên ngắt lời của bị can như: phản ứng lại lời khai, đưa ra những câu hỏi hoặc nhận xét đúng, sai hoặc yêu cầu bị can trình bày cụ thể, chi tiết về một vấn đề nào đó... Bởi vì, sự can thiệp này có thể làm cho bị can lạc hướng khai báo, trình tự khai báo bị xáo trộn dẫn đến bị can có thể bỏ sót hoặc qn những tình tiết quan trọng của vụ án. Yêu cầu của ĐTV trong trường hợp này phải chú ý lắng nghe bị can trình bày và quan sát cử chỉ, thái độ khai báo của bị can, chỉ ghi lại những vấn đề mà điều tra viên cho là quan trọng, hoặc những vấn đề mâu thuẫn
giữa lời khai trước với lời khai sau, hoặc những vấn đề mà điều tra viên chưa rõ, xét thấy cần phải làm rõ sau này.
*Đối với trường hợp bị can viết bản tự khai: Trước khi bị can viết, ĐTV phải xác định thái độ, trách nhiệm cho bị can, động viên, giáo dục để bị can viết đầy đủ, đúng sự thật, không để bị can viết tràn lan, kể lể cơng lao thành tích và những vấn đề khơng có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra. Trong quá trình bị can viết, ĐTV cần chú ý giám sát bị can để nắm bắt diễn biến tư tưởng của bị can qua những biểu hiện về cử chỉ, thái độ, hành động như: chần chừ, do dự, ngồi thừ ra, cắn bút suy nghĩ, đặc biệt chú ý những đoạn bị can viết rồi lại xoá bỏ. Sau khi bị can viết xong, phải thu lại đầy đủ giấy, bút đã đưa cho bị can.
+ Tình huống bị can từ chối khai báo.
Đây là một trong những tình huống thường xảy ra trong quá trình hỏi cung bị can. Khi gặp tình huống này, ĐTV cần phải bình tĩnh thận trọng tìm hiểu nguyên nhân tại sao bị can từ chối khai báo. Trên cơ sở đó, ĐTV lựa chọn và sử dụng những thủ thuật tác động làm thay đổi lập trường, thái độ khai báo của bị can.
Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tế cho thấy, trong tình huống này ĐTV nên áp dụng thủ thuật như sau:
* Giáo dục thuyết phục bị can thay đổi về nhận thức và khai báo thành khẩn. Là thủ thuật nhằm mục đích, làm cho bị can dần dần chuyển biến về mặt nhận thức, từ bỏ lập trường ngoan cố, khai báo thành khẩn. Việc giáo dục, thuyết phục bị can phải linh hoạt, sáng tạo, có tình có lý, phù hợp với từng bị can cụ thể. Nội dung giáo dục thuyết phục phải gắn liền với nguyên nhân từ chối khai báo của bị can, tránh trường hợp giáo dục, thuyết phục mang tính chất chung chung, trừu tượng, khó hiểu. Để tiến hành thủ thuật này có hiệu quả, ĐTV phải nắm vững đường lối,