Tăng cường và quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp giữa ĐTV với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động hỏi cung:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 79)

- Qui định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hỏi cung bị can như sau:

3.3.5. Tăng cường và quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp giữa ĐTV với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động hỏi cung:

các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động hỏi cung:

Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ trong điều tra vụ án hình sự nói chung là một trong những phương pháp quan trọng nhằm mục đích phát huy hiệu quả của các biện pháp nghiệp vụ. Xuất phát từ đặc điểm của các vụ án tham ô tài sản, đặc điểm về đối tượng phạm tội, về âm mưu, phương thức và thủ đoạn phạm tội tham ô tài sản nên cần thiết phải tăng cường sự phối hợp giữa ĐTV với các lực lượng nghiệp vụ khác tạo nên sức mạnh tổng hợp hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều tra vụ án.

Trong hỏi cung bị can với các vụ án tham ô tài sản, quan hệ phối hợp giữa ĐTV với các lực lượng nghiệp vụ khác luôn phát huy hiệu quả rất cao.

Trên cơ sở Bộ luật tố tụng hình sự, Chỉ thị số 11/CT-BNV của Bộ Cơng an, Chỉ thị số 26/CT-BNV ban hành ngày 22/12/1993, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2005, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015. trên cơ sở yêu cầu, nội dung công tác hỏi cung đặt ra, ĐTV chủ động trao đổi thông tin với các lực lượng nghiệp vụ có liên quan để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. Những lực lượng nghiệp vụ cần phối hợp với lực lượng Cảnh sát kinh tế bao gồm:

-Lực lượng Cảnh sát trại giam.

-Lực lượng Quản lý hồ sơ.

-Lực lượng trinh sát kỹ thuật

- Lực lượng giámđịnh viên tư pháp. Nội dung chủ yếu là sự phối hợp là:

-Phối hợp với lực lượng Cảnh sát trại giam trong việc phân loại, giam giữ các bị can không để chúng thông cung. Tiến hành xây dựng đặc tình và cơ sở bí mật trong trại tạm giam để phục vụ các yêu cầu hỏi cung bị can.

-Phối hợp với lực lượng Quản lý hồ sơ để tiến hành tra cứu tàng thư, so sánh các thông tin thu thập được về nhân thân bị can.

-Phối hợp với lực lượng trinh sát kỹ thuật tiến hành các biện pháp sử dụng kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác hỏi cung bị can.

- Phối hợp với lực lượng giámđịnh viên tư pháp để trao đổi kết quả giámđịnh những tài liệu vật chứng, chứng cứthu thập được làm căn cứ xử lý theo pháp luật.

Để phát huy hiệu quả phối hợp lực lượng phục vụ công tác hỏi cung bị can cần xác định.

-ĐTV: là chủ thể chính của hoạt động phối hợp.

- Các lực lượng khác (Quản lý hồ sơ, trinh sát kỹ thuật, giám định viên tư pháp) là các bên tham gia phối hợp với ĐTV.

- Ngồi ra phối hợp với Viện kiểm sát, tịa án trong truy tố, xét xử vụ án tham

ôtài sản, để tổng kết án sau khi kết thúc xét xử.

Mặc dù đã có nhiều kết quả tốt do hoạt động phối hợp lực lượng đem lại phục vụ công tác hỏi cung bị can, nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn hạn chế. Do đó, để khắc phục những hạn chế khi thực hiện quan hệ phối hợp giữa các lực lượng cần thiết

phải xây dựng và ban hành các văn bản pháp qui về hoạt động này. Bên cạnh đó phải thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm giữa các lực lượng phối hợp.

3.3.6. Tăng cường công tác chỉ huy, chỉ đạo hỏi cung bị can trong vụ ántham ô tài sản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)