Dự báo tình hình tội phạm tha mơ tài sản trong những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 62)

- Qui định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hỏi cung bị can như sau:

3.1.1. Dự báo tình hình tội phạm tha mơ tài sản trong những năm tới.

Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo tiếp tục phát huy những tác dụng tích cực. Nhờ đó nền kinh tế của đất nước có những bước phát triển mới. Đời sống vật chất- tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững tạo thuận lợi cho sự phát triển.

Trong xu thế chung của thế giới, đất nước ta từng bước đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế và khu vực. Có thể nói chưa thời kỳ nào nhu cầu về hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế lại phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu của thế kỷ XXI này.Tình hình đó đã và đang đặt ra cho đất nước ta nhiều vận hội mới, cùng những khó khăn thách thức mới. Với xuất phát điểm từ một nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu là khó khăn lớn nhất khi hồ nhập vào trào lưu chung của thế giới, khi mà trình độ phát triển của các nước đã vượt qua chúng ta từ nhiều năm trước. Những thách thức đó hiện diện trong nhiều mặt của đời sống xã hội. Trên mặt trận đấu tranh chống tội phạm, xu thế đó đã làm nẩy sinh nhiều thách thức mới như Nghị quyết lần thứ VIII- BCH Trung ương Đảng khoá IX tiếp tục xác định thách thức đối với an ninh nước ta vẫn là bốn nguy cơ: Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực; chệch hướng XHCN; nạn tham nhũng và tệ nạn quan liêu; "diễn biến hồ bình". Các nguy cơ trên diễn biến đan xen, phức tạp, không thể xem nhẹ nguy cơ nào.

Như vậy có thể thấy trong những năm tới đến 2025, tội phạm tham nhũng nói chung có xu hướng gia tăng trở thành một nguy cơ, thách thức đối với đất nước ta.

Đối với tội phạm tham ô tài sản, những dự báo được đề cập trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:

-Về lĩnh vực xảy ra tội phạm:

+ Trong những năm tới, tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của đảng và Nhà nước nhằm khuyến khích mọi tiềm năng và nguồn vốn để hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Nhiều cơ chế chính sách mới sẽ được ban hành thơng thống hơn, sẽ có những sơ hở để tội phạm lợi dụng hoạt động.Tiến hành hoà nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục được đẩy mạnh. Từ năm 2003 nước ta bắt đầu thực hiện các quy định của AFTA, qua đó khoảng 700 mặt hàng sẽ có thuế nhập khẩu giảm xuống còn từ 0% đến 5%; đồng thời mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc, WTO sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới như vừa hội nhập vừa bảo hộ sản xuất trong nước, từ đó sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp.

+ Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, xây dựng các cơng trình giao thơng, các cơng trình trọng điểm của Nhà nước, các dự án phát triển nông thôn, vùng sâu vùng xa... sẽ tiếp tục xảy ra các vụ tham ô tất cả các khâu. Chủ yếu là: Trong đấu thầu; thi công; giám sát; đền bù giải phóng mặt bằng.

+ Tội phạm tham ơ, tiêu cực sẽ có nhiều diễn biến phức tạp trong việc thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp, trong quản lý đất đai, cấp bán đất trái thẩm

quyền.Tham ô tài sản gắn liền với tội đưa, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền hạn

-Về đối tượng phạm tội.

+Đối tượng phạm tội có chức vụ, quyền hạn ở tất cả các vị trí, bộ phận trong nền kinh tế. Xong xu thế những đối tượng có chức vụ chủ chốt ở đơn vị, doanh nghiệp... ngày càng tăng dần. Tập trung vào nhóm những đối tượng có quyền hạn, trách nhiệm quản lý tiền bạc, tài sản của Nhà nước.Trình độ mọi mặt của đối tượng phạm tội ngày càng cao hơn.Họ có hiểu biết sâu sắc về chính sách pháp luật, về quản lý kinh tế, thơng thạo nghiệp vụ kinh tế- tài chính.

+Xu hướng có sự câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng phạm tội tham ô, cũng như lợi dụng quan hệ với những người có chức, có quyền trong bộ máy Nhà nước, tổ chức Đảng, Đoàn thể quần chúng lợi dụng các cơ quan đồn thể các tổ chức chính trị xã hội để núp bóng... để che chắn hành vi phạm tội là phổ biến.

Phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này trong thời gian tới rất đa dạng, phức tạp. Để nâng cao hiệu quả đấu tranh đối với tội phạm tham ơ tài sản địi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc, tồn diện, có hệ thống về phương thức, thủ đoạn hoạt động của chúng chủ yếu là:

+ Lợi dụng sơ hở trong quản lý kinh tế, quản lý cán bộ, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để thực hiện hành vi phạm tội.

+ Sử dụng những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý kinh tế- tài chính,

khoa học, kỹ thuật, ngoại ngữ vào q trình thực hiện tội phạm. Bằng nhiều thủ đoạn như: Lập chứng từ khống, chứng từ giả, sửa chữa chứng từ, hợp pháp hoá chứng từ, sổ sách kế toán để rút tiền. Lợi dụng các hoạt động thông thường như: Tiền thưởng, quà biếu trong các dịp lễ, tết.... Lợi dụng các hình thức tiền đóng góp cổ phần vào các cơng ty, doanh nghiệp; trả nợ hoặc vay nợ để ngụy trang che giấu hành vi phạm tội.

+ Dùng các thủ đoạn gian dối như lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao, lợi dụng danh nghĩa của các cơ quan tổ chức thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

+Đặt ra các khoản thu- chi trái quy định.

+Lợi dụng những sơ hở thiếu sót trong chính sách quản lý kinh tế, những yếu kém về năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý tài sản của Nhà nước, của tập thể để thực hiện tội phạm.

+Câu kết, lôi kéo, mua chuộc cán bộ, nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp định ra những chủ trương, chính sách có lợi cho việc chiếm đoạt tài sản.

+Câu kết với những đối tượng hình sự khác nhằm đe doạ, khống chế, chống trả các lực lượng kiểm tra, thanh tra, cơ quan bảo vệ pháp luật và quần chúng nhân dân nhằm mục đích che giấu tội phạm.

3.1.2. Những khó khăn có thể nảy sinh trong cơng tác hỏi cung bị can trongvụ án tham ô tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)