Thực trạng hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra các vụán tha mô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 58)

- Qui định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hỏi cung bị can như sau:

2.3.2. Thực trạng hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra các vụán tha mô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh Quảng Ninh

tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh Quảng Ninh

Từ những kết quả của công tác điều tra nêu trên, tôi nhận thấy thực trang hỏi cung bị can trong các giai đoạn có những đặc điểm sau:

2.3.2.1.Chuẩn bị hỏi cung.

Nhìn chung, ĐTV quan tâm thực hiện trình tự thủ tục hỏi cung, viết giấy triệu tập trong trường hợp bị can tại ngoại, đề nghị giám thị trại tạm giam trích xuất và

dẫn giải bị can đến buồng hỏi cung, đọc quyết định khởi tố bị can, giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can theo quy định tại Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự. Việc làm này, đảm bảo cho cuộc hỏi cung được tiến hành công khai, khách quan, tạo ra môi trường tiếp xúc tâm lý tâm lý thuận lợi của ĐTV và bị can. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động điều tra cho thấy, việc thực hiện các thủ tục pháp lý nêu trên của ĐTV không cứng nhắc, cơ bản là phù hợp với đặc điểm của bị can trong các vụ án tham ơ tài sản nói chung và từng bị can trong từng vụ án cụ thể nói riêng. Phong thái giao tiếp, các hành vi cử chỉ, lời nói của ĐTV đều biểu hiện tinh thần chung đó là tơn trọng bị can, thơng cảm với hồn cảnh hiện tại của bị can. Mặt khác, thông qua giao tiếp, thực hiện các thủ tục pháp lý, ĐTV đều mong muốn tỏ rõ cho bị can biết là cuộc hỏi cung sẽ tiến hành khách quan, nghiêm túc, nhằm mục đích làm rõ sự thật của vụ án. Đồng thời, ĐTV cũng thể hiện rõ cho bị can biết cuộc hỏi cung diễn ra nhanh chóng hay kéo dài chủ yếu phụ thuộc vào sự thành khẩn khai báo và sự cộng tác của bị can trong quá trình điều tra. Tất cả các việc làm này đều nhằm mục đích tạo ra sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa ĐTV và bị can trong quá trình hỏi cung. Qua trao đổi với các ĐTV cho thấy 100% ĐTV đều quan tâm thực hiện bước ban đầu này của quá trình tiến hành hỏi cung và cho rằng có tác động nhiều đến thái độ khai báo của bị can v.v... Đồng thời 100% ĐTV được hỏi cho rằng, đối với bị can trong vụ án tham ô tài sản, ĐTV phải rất thận trọng trong cư xử, phải luôn tôn trọng và thơng cảm với hồn cảnh hiện tại của bị can. Đặc biệt, không để xảy ra các lời nói, hành vi xúc phạm đến bị can, coi thường bị can. Những sai lầm này thường làm phát sinh thái độ bất hợp tác của bị can.

- Nghiên cứu kỹ đặc điểm nhân thân, tuổi của bị can để phân công ĐTV hỏi cung cho phù hợp tránh tình trạng Bị can nhiều tuổi lại cử ĐTV chua có kinh nghiệm vàđáng tuổi con cháu thì cuộc hỏi cung bị can sẽ khơng đạt kết quả như mong muốn.

2.3.2.2. Tiến hành hỏi cung bị can

Qua khảo sát tôi thấy, 100% ĐTV đều cho rằng đây là thời điểm rất quan trọng của quá trình tiến hành hỏi cung. Bởi vì sau khi bị can trả lời câu hỏi này bắt đầu diễn ra tình huống đầu tiên của quá trình tiến hành hỏi cung: Tình huống bị can

khai thành khẩn hành vi phạm tội và các tình tiết của vụ án; tình huống bị can từ chối khai báo; tình huống bị can khai báo gian dối. Những câu hỏi này đưa ra thường dựa trên các cơ sở sau đây:

+Những vấn đề cần làm rõ trong quá trình hỏi cung từng vụ án cụ thể. Những vấn đề này thường thuộc nội dung các nhiệm vụ của hỏi cung bị can phạm tội này đã được nêu trong Chương 1 của luận văn.

+Trạng thái tâm lý và thái độ khai báo của bị can theo dự báo của ĐTV. Kết quả trao đổi tọa đàm cho thấy 100% ĐTV cho rằng để đảm bảo tính khách quan của kết quả hỏi cung, ĐTV ít khi hỏi thẳng ngay vào hành vi tham ô của bị can để bị can trả lời. ĐTV thường đưa ra câu hỏi để bị can trả lời về lai lịch, q trình cơng tác, chức vụ, quyền hạn trước thời điểm bị khởi tố bị can và trong q trình cơng tác có những sai phạm gì, trách nhiệm của bị can về các sai phạm đó. Đưa ra câu hỏi này sẽ giữ được khơng khí bình thường của cuộc hỏi cung. Đồng thời khi bị can trả lời, ĐTV nắm được cụ thể thái độ khai báo của bị can trong quá trình hỏi cung. Nhưng hiếm trường hợp, ĐTV chưa đưa ra câu hỏi bị can đã khẳng định ngay là mình hồn tồn vơ tội, đề nghị cơ quan điều tra xem xét lại quyết định của mình. Trong trường hợp này, đa số ĐTV cho rằng cần phải kiềm chế.tránh xúc động có thể dẫn tới có những hành vi lời nói gây xung đột tâm lý giữa ĐTV và bị can. Xử thế tốt nhất của ĐTV trong tình huống này là đề nghị bị can trấn tĩnh, suy nghĩ lại tồn bộ quy trình cơng tác và những sai phạm của mình. Đề nghị bị can có thái độ cộng tác và đây là con đường duy nhất đúng để bị can có thể tự cứu mình trong bối cảnh hiện nay.

Nghiên cứu hồ sơ các vụ án cụ thể, trao đổi phỏng vấn ĐTV cho thấy, việc áp dụng chiến thuật hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ơ tài sản có đặc điểm riêng xuất phát từ đặc điểm của bị can phạm tội này.

-Áp dụng chiến thuật giáo dục, thuyết phục bị can khai báo thành khẩn.

Qua trao đổi, phỏng vấn cho thấy 100% ĐTV cho rằng trong quá trình hỏi cung đều thường xuyên áp dụng chiến thuật này. Để áp dụng chiến thuật này có hiệu quả, ĐTV đã quan tâm nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhất là các tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can đã thu thập được, đặc điểm nhân thân của bị can, thái độ khai báo của bị can trong từng lần hỏi cung và trong các tình huống cụ thể.

Trong đó, đặc biệt quan tâm là mức độ hiểu biết của bị can về pháp luật, về nghiệp vụ quản lý kinh tế tài chính, nhận thức của bị can về hành vi vi phạm pháp luật của bị can đã thực hiện, đặc điểm tâm lý bị can v.v...

Qua nghiên cứu thực tiễn cũng cho thấy, ĐTV thường phân tích rõ hồn cảnh hiện tại của bị can sau đó giải thích pháp luật, nhất là ngun tắc xử lý của pháp luật hình sự: khoan hồng với người thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa và bồi thường thiệt hại gây ra.

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, phương pháp sử dụng chiến thuật giáo dục thuyết phục của ĐTV trong hỏi cung bị can phạm tội tham ô tài sản cơ bản là phù hợp với đặc điểm của bị can và có hiệu quả.

-Áp dụng chiến thuật tác động tâm lý.

Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy, trong quá trình hỏi cung, Điều tra viên của cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đều coi trọng áp dụng các thủ thuật tác động tâm lý trong quá trình hỏi cung bị can. Cụ thể, trong q trình hỏi cung, ĐTV ln ln biểu thị sự tơn trọng và thơng cảm với hồn cảnh của bị can nhằm tạo ra sự tiếp xúc tâm lý có lợi trong q trình hỏi cung. Mặt khác, trong quá trình hỏi cung ĐTV đã chú ý khai thác sử dụng những phẩm chất tốt của bị can, những thành tích, cống hiến của bị can với xã hội với doanh nghiệp trước đây, truyền thống tốt đẹp của gia đình bị can để tác động. Sử dụng các nguồn tình cảm này tác động thường kích thích làm hình thành ở bị can trạng thái tâm lý có lợi như xám hối một cách thành khẩn, thừa nhận những sai phạm của mình, thành khẩn khai nhận.

- Sử dụng tài liệu chứng cứ trong quá trình hỏi cung.

Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy mặc dù quá trình thực hiện hành vi tham ô thường được ngụy trang, che giấu kín đáo nhưng tội phạm tham ơ cũng bộc lộ do tâm lý chủ quan, coi thường pháp luật, do nội bộ mâu thuẫn, do bất minh về kinh tế, nhất là hành vi tiêu xài phung phí. Các tài liệu, hóa đơn chứng từ có dấu vết tội phạm tham ô thường được lưu giữ ở nhiều bộ phận, nhiều cơ quan khác nhau, do đó ĐTV theo đường luân chuyển này có thể thu thập được tài liệu chứng cứ để buộc tội. Ngoài ra, hành vi tham ơ thường có liên quan đến nhiều hành vi phạm tội khác như cố ý làm trái, lừa đảo, thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng, giả mạo

giấy tờ, đưa, nhận hối lộ, đánh bạc, tổ chứcđánh bạc lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Do đó, ĐTV có điều kiện để thu thập tài liệu chứng cứ về những hành vi phạm tội có liên quan. Vì vậy, việc sử dụng tài liệu chứng cứ trong quá trình hỏi cung bị can phạm tội tham ơ tài sản cũng được ĐTV quan tâm.

Qua nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy, những tài liệu chứng cứ và ĐTV thường sử dụng bao gồm: các hóa đơn chứng từ khống, các hợp đồng kinh tế khống, kết luận giám định, nhưng tài sản đó có giá trị lớn bất minh về nguồn gốc vv... Sử dụng những tài liệu chứng cứ này trong hỏi cung bị can thường có hiệu quả.

Nghiên cứu thực tế, nhất là trao đổi với các ĐTV chúng tôi thấy để sử dụng chứng cứ, ĐTV đã chú ý nghiên cứu, đánh giá lựa chọn những tài liệu, chứng cứ có thể sử dụng trong q trình hỏi cung. Đồng thời, ĐTV đều chuẩn bị kỹ cho mình về nhận thức và hành vi xử thế có liên quan đến q trình sử dụng chứng cứ. Do đó, ĐTV đã chú ý nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chứng cứ để bác bỏ những hành vi ngoan cố, xuyên tạc chứng cứ nếu như ĐTV dự báo tình hình này có thể xảy ra. Kết quả nghiên cứu thực tế cũng cho thấy, chiến thuật sử dụng chứng cứ của ĐTV cơ bản là đúng lúc và phù họp với bị can phạm tội này cũng như phù hợp với các tình huống cụ thể. Khi sử dụng chứng cứ, ĐTV đều giải thích cho bị can rõ chứng cứ có ý nghĩa chứng minh tình tiết nào của vụ án và cũng như vấn đề khác có liên quan đến chứng cứ. Đồng thời, ĐTV luôn tạo mọi điều kiện cho bị can tranh luận, đưa ra những thắc mắc, lập luận cho tính hợp pháp trong hành vi của mình. Trên cơ sở đó ĐTV sử dụng chứng cứ chứng minh và bác bỏ những lời thanh minh, ngụy biện đó, buộc bị can phải thừa nhận hành vi phạm tội

Thực tiễn hỏi cung bị can phạm tội tham ô tài sản: dễ bị tác động, thay đổi từ các mối quan hệ của bị can, thậm chí mua chuộc các ĐTV. Địi hỏi điều tra viên phải có bản lĩnh vững vàng, phẩm chất trong sáng, không bị uy quyền và đồng tiền khuất phục. Thực sự là cuộc đấu trí, đấu lý, sự tác động tâm lý căng thẳng, là nghệ thuật đi vào lòng người, làm cho họ từ bỏ ý định ngoan cố không khai để chạy tội.

Đối với những bị can quan trọng trong vụ án thường là ĐTV có kinh nghiệm, lãnh đạo cơ quan CSĐT thực hiện hỏi cung, phải là 2 ĐTV hỏi cung.

- Sử dụng mâu thuẫn trong quá trình hỏi cung.

Nghiên cứu thực tế cho thấy, trong quá trình hỏi cung bị can, ĐTV của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các địa phương chú ý sử dụng mâu thuẫn trong lời khai của bị can và mâu thuẫn giữa lời khai của các bị can trong cùng một vụ án để thuyết phục bị can khai báo thành khẩn.

2.3.2.3. Lập biên bản hỏi cung bị can

Kết quả khảo sát cho thấy, lập biên bản hỏi cung bị can trong điều tra vụ án tham ơ tài sản được các ĐTV coi trọng. Bởi vì biên bản hỏi cung bị can là văn bản pháp lý rất quan trọng, nó phản ánh các bước của quá trình hỏi cung và lời khai của bị can về vụ án, hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn cũng như những tài liệu chứng cứ khác đã thu thập được trong quá trình điều tra. Thông qua biên bản hỏi cung bị can còn xác định được thái độ khai báo của bị can và năng lực của ĐTV, nhất là năng lực hỏi cung của ĐTV. Do đó hầu hết các biên bản hỏi cung bị can trong các vụ án tham ô tài sản mà chúng tôi nghiên cứu về cơ bản đều đáp ứng được yêu cầu về hình thức và nội dung. Cụ thể các biên bản đều được lập theo mẫu quy định. Trong biên bản hỏi cung đều phản ánh rõ những thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật về ĐTV hỏi cung, về bị can, ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm tiến hành hỏi cung, việc thực hiện trình tự thủ tục tố tụng của cuộc hỏi cung, câu hỏi của ĐTV và lời khai của bị can. Biên bản hỏi cung đều có chữ ký của ĐTV và bị can, (Người bào chữa nếu có). Các câu hỏi của ĐTV nên trong biên bản hỏi cung bị can về cơ bản đều bám sát vào những vấn đề phải chứng minh trong vụ án tham ô tài sản và khai thác mở rộng vụ án. Thông qua câu hỏi, nhất là từng từ ngữ trong câu hỏi thể hiện được ý đồ chiến thuật hỏi cung của ĐTV. Nhìn chung, lời khai của bị can thể hiện trong biên bản hỏi cung được ghi chép cụ thể, đọc dễ hiểu, phản ánh các tình tiết của vụ án tham ơ tài sản mà bị can biết, về những tình tiết khác có liên quan. Đồng thời trong biên bản hỏi cung ĐTV còn đưa ra những câu hỏi để bị can trả lời nhằm mục đích củng cố lời khai của bị can, đề phòng bị can phản cung sau này.

Biên bản hỏi cung bị can đều được ĐTV kiểm tra đánh giá thận trọng. Điều đó được thể hiện rất cụ thể trong các biên bản hỏi cung từng bị can trong hồ sơ vụ án. Có thể đánh giá tổng quát, biên bản hỏi chung bị can đã phản ánh trong quá trình

tiến hành và kết quả hỏi cung, đảm bảo giá trị pháp lý, là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố xét xử các vụ án tham ô tài sản đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

2.3.2.4. Nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả hỏi cung

Biên bản hỏi cung bị can là văn bản pháp lý rất quan trọng trong hồ sơ vụ án. Thơng qua nghiên cứu biên bản hỏi cung có thể xác định được các tình tiết của vụ án tham ô tài sản bao gồm các tình tiết đã rõ và các tình tiết chưa rõ theo dự đốn của ĐTV, thái độ khai báo của bị can. Kết quả hỏi cung bị can là cơ sở để tiến hành nhiều biện pháp, nhất là các biện pháp điều tra và các biện pháp trinh sát, thu thập các tài liệu có liên quan, xác định các đối tượng khác của vụ án, trưng cầu và tiến hành giám định, tiến hành các biện pháp trinh sát hỗ trợ điều tra, thu hồi tài sản do các bị can chiếm đoạt.

Do đó, kết quả khảo sát cho thấy, ĐTV của cơ quan Cảnh sát điều tra đã quan tâm nghiên cứu đánh giá kết quả hỏi cung cả về nội dung và hình thức. Thơng qua nghiên cứu đánh giá để xác định có phải tiến hành hỏi cung lại hay không. Đồng thời, thông qua nghiên cứu, đánh giá mà xác định giá trị lời khai của bị can trong quá trình chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Nhìn chung, kết quả hỏi cung được khai thác sử dụng triệt để trong quá trình điều tra.

Tóm lại, trong những năm qua, cơng tác hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ô tài sản đã được Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp và ĐTV rất coi trọng. Công tác hỏi cung đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)