Những vấn đề cơ bản trong vụán tha mô tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

Khi tiến hành điều tra một vụ án kinh tế nói chung và tham ơ tài sản nói riêng, cán bộ được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra phải triệt để tuân thủ Điều 85 BLTTHS 2015, và phải tiến hành làm rõ tất cả những tình tiết liên quan đến vụ án để chứng minh hành vi phạm tội một cách khách quan từ khâu thu thập, phát hiện, đánh giá, xử lý thông tin, tiến hành điều tra, thu thập đánh giá, sử dụng và bảo quản chứng cứ.... Đó là quá trình tư duy khoa học pháp lý mang tính chất lơgíc, biện chứng dựa trên

cơ sở pháp luật để chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng phạm tội mục đích tìm ra sự thật của vụ án. Tại Điều 85 (BLTTHS) qui định, khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tồ án phải chứng minh:

1) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2) Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay khơng có lỗi, do cố ý hay vơ ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng; mục đích hoặc động cơ phạm tội;

3) Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo;

4) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội “. Như vậy, trách nhiệm để chứng minh tội phạm, theo Điều 85 BLTTHS 2015 thuộc về các cơ quan đó là : Cơ quan điều tra, Toà án và Viện kiểm sát ...

1) Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

2) Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Trong khoa học luật hình sự có nhiều quan điểm khác nhau khi đi phân loại nhóm những điều phải chứng minh, tựu trung lại bao gồm:

Nhóm thứ nhất: Những vấn đề phải chứng minh là bản chất của vụ án, đó là

có hành vi phạm tội xảy ra không, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự khơng, địa điểm, thời gian xảy ra hành vi phạm tội, có nằm trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khơng ?

Nhóm thứ hai: Những vấn đề nhằm chứng minh tính chất mức độ hành vi

phạm tội, đó là : xác định tính chất mức độ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra, tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của tội phạm .

Nhóm thứ ba: Những tình tiết khác để xác định rõ hành vi phạm tội, đó là, xác

định nhân thân tội phạm, mối quan hệ của các đối tượng trong vụ án, những đối tượng liên quan đến vụ án, những tình tiết xác định bồi thường vật chất, nguyên nhân điều kiện phạm tội.

Do vậy, để tiến hành điều tra vụ án tham ô tài sản khi chứng minh những hành vi phạm tội phải chứng minh những vấn đề sau :

-Có hành vi phạm tội xảy ra hay không ?

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên mà cơ quan tiến hành điều tra phải chứng minh, đặc biệt với việc điều tra tội phạm tham ơ tài sản, thì phải xác minh làm rõ mức thiệt hại.

-Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc tham ô tài sản và những tình tiết khác của hành vi phạm tội. Đây là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đến tồn bộ q trình chứng minh tội phạm. Đó là việc cơ quan điều tra xác định có hành vi tham ơ xảy ra tại một cơ quan, đơn vị cụ thể đóng tại một địa bàn nhất định. Bên cạnh đó phải xác định được thời gian xảy ra hành vi phạm tội, thơng thường với tội phạm tham ơ thì thời gian xảy ra hành vi phạm tội không giống như một số tội phạm hình sự khác là xảy ra mang tính bột phát nhất thời, mà ở đây tội phạm xảy ra kéo dài trong một quãng thời gian, có sự chuẩn bị kỹ càng về những điều kiện tác động để tiến hành phạm tội, thậm chí những hành vi tham ơ này được thực hiện một cách có hệ thống, lặp đi, lặp lại mang tính bền vững, có tổ chức.

-Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, tức là ai là tội phạm, họ tên là gì?, bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp là gì? đảm nhiệm chức vụ gì? nơi đăng ký hộ khẩu, đã có tiền án, tiền sự gì chưa? có đồng phạm hay khơng, có bao nhiêu người thực hiện hành vi phạm tội, ...

Riêng đối với tội danh tham ô tài sản yếu tố bắt buộc đối với chủ thể phải là người giữ chức vụ hoặc được giao đảm nhiệm một công đoạn để thực hiện một công việc nhất định liên quan đến việc quản lý tài sản và đạt độ tuổi nhất định theo luật định.

Ở Điều 51 và Điều 52 BLHS năm 2015 cịn xác định “ những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo ”. Do vậy đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xét xử tội phạm vừa là để xác định đúng người, đúng tội. Đối với tội phạm tham ô tài sản, ĐTV vừa phải thu thập tất cả những tình tiết để chứng minh hành vi phạm tội, cũng vừa phải tìm ra tất cả những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can và xác định cụ thể tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra để giúp cơ quan xét xử xác định khung hình phạt đối với đối tượng phạm tội. Để nghiêm trị với kẻ ngoan cố, xảo quyệt.ĐTV phải tìm kiếm và triệt để khai thác các tài liệu, chứng cứ để chứng minh những tình tiết, như các hành vi phạm tội có tổ chức, có tính chất chun nghiệp, hành vi ngoan cố khơng khai báo, dùng thủ đoạn xảo quyệt, đê hèn, tái phạm nhiều lần, mục đích vụ lợi hoặc vì những động cơ cá nhân khác, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về tài sản.

Tóm lại: Nắm vững những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự nói

chung và tham ơ tài sản nói riêng có một vai trị vơ cùng quan trọng trong cơng tác điều tra tội phạm, qua đó nó giúp cho ĐTV xác định làm rõ những tình tiết cần xác minh trong một vụ án, là cơ sở để xác định người phạm tội. Nắm vững và áp dụng triệt để những vấn đề phải chứng minh trong quá trình điều tra, chính là ĐTV đã thực hiện và tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp chế XHCN, một trong những bảo đảm quan trọng để khám phá đầy đủ các tình tiết của vụ án, thu hồ tài sảnđã bị chiếm đoạt về cho nhà nước.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊCAN VÀ THỰC TRẠNG HỎI CUNG BỊ CAN TRONG VỤ ÁN THAM Ô TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)