Tăng cường công tác chỉ huy, chỉ đạo hỏi cung bị can trong vụán tham ô tài sản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 83)

- Qui định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hỏi cung bị can như sau:

3.3.6. Tăng cường công tác chỉ huy, chỉ đạo hỏi cung bị can trong vụán tham ô tài sản:

Khoa học lãnh đạo chỉ huy ngày càng phát huy vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả của các cơ quan, tổ chức.Điều đó càng cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang như Quân đội, Công an. Đối với công tác hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án thông tin, công tác lãnh đạo, chỉ huy tạo điều kiện phát huy hiệu quả của công tác này. Nếu công tác chỉ đạo kịp thời, đúng đắn sẽ giúp cho ĐTV tiến hành tổ chức và thực hiện việc hỏi cung bị can diễn ra đúng hướng, khắc phục được những sai lầm, vi phạm. Ngược lại nếu không coi trọng công tác này, sự quan tâm không đúng mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cơng tác hỏi cung.

Vì vậy, tăng cường công tác chỉ đạo trong hỏi cung bị can các vụ án tham ô rất cần thiết, thể hiện:

-Công tác chỉ đạo phải được tiến hành chặt chẽ ngay từ khi khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

- Chỉ đạo, lựa chọn, phân cơng những ĐTV có thẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong tốt, có trình độ năng lực và kinh nghiệm tham gia hỏi cung đối với từng vụ án, từng đối tượng phù hợp.

- Đôn đốc, giám sát, kiểm tra thường xuyên mọi hoạt động hỏi cung bị can. Kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót để khắc phục, giúp ĐTV tháo gỡ khó khăn trong q trình hỏi cung bị can.

- Chỉ đạo các hoạt động phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ, xây dựng và sử dụng đặc tình, cơ sở bí mật trong trại tạm giam, sử dụng các biện pháp kỹ thuật phục vụ hỏi cung bị can đảm bảo đồng bộ, đúng pháp luật.

Trong những trường hợp cụ thể, đối với những vụ án phức tạp, bị can ngoan cố khơng chịu khai báo, có thể Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan điều tra vừa trực tiếp chỉ đạo, vừa có thể trực tiếp tiến hành hỏi cung cùng với ĐTV được phân công điều tra vụ án tham ô tài sản.

Tuy nhiên, công tác chỉ huy, chỉ đạo trong hoạt động hỏi cung cũng cần được tính tốn kỹ sao cho khơng làm triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của ĐTV. Đặc biệt cần đề phòng những ảnh hưởng, những tác động từ phía lãnh đạo, chỉ huy của cơ

quan quản lý đối với ĐTV trong q trình hỏi cung có thể làm giảm tính khách quan của hoạt động điều tra. Vì thế, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra phải quyết đốn, đồng thời phải có bản lĩnh để ngăn chặn những ảnh hưởng đó tác động trực tiếp đến tâm lý của ĐTV trực tiếp hỏi cung bị can.

3.3.7.Trang bị cơ sở vật chất, phương tiện ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can

Việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong phịng hỏi cung là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay bởi việc ghi âm ghi hình khơng đơn thuần lưu lại dữ liệu mà từ đó sẽ giúp việc hỏi cung, lấy lời khai minh bạch rõ ràng và có bằng chứng cụ thể tránh những sự việc tiêu cực như ép cung, thay đổi lời khai.... xảy ra trong một số trường hợp hi hữu từng có trước đây.

Về vấn đề ghi âm ghi hình trong hỏi cung thì quá trình hỏi cung sẽ phải được thực hiện công khai, thực hiện theo đúng quy định yêu cầu phòng hỏi 100% đều phải trang thiết bị hệ thống nếu không sẽ không được thực hiện.

Kết quả của quá trình ghi âm ghi hình sẽ được sử dụng khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền, các đơn vị quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, từ đó tính tốn đến yêu cầu của kỹ thuật trong việc trang bị cơ sở vật chất cho việc ghi âm, ghi hình.

Hệ thống ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cần đảm bảo hình ảnh trung thực, âm thanh rõ nét; phải được vận hành dễ dàng và phù hợp với quy trình thực hiện cơng tác hỏi cung; hệ thống tự động vận hành, các q trình ghi âm, ghi hình, trích xuất dữ liệu có mã hóa - vấn đề này là hết sức cần thiết để đảm bảo tính tồn vẹn và bảo mật; hệ thống phải tận dụng được tối đa hạ tầng cơ sở hiện có của Bộ Cơng an…

KẾT LUẬN

Hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ô tài sản là một hoạt động rất phức tạp. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động này trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, đề tài "Hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ô tài sản của lực lượng CSĐT" đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:

1. Tiến hành nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về tội phạm tham ô và chiến thuật hỏi cung bị can trong q trình điều tra vụ án tham ơ tài sản.

Tham nhũng, tham ô tài sản đang trở thành một "quốc nạn", là một trong 4

nguy cơ đã được Đảng ta chỉ rõ cần phải đấu tranh kiên quyết đối với tệ nạn này. Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 của nước ta đã giành riêng Điều 278 tại mục các tội phạm về tham nhũng, Chương XXI quy định về tham ô tài sản. Chương XXIII các tội phạm về chức vụ được quy định trong BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Đấu tranh chống tội phạm tham ô tài sản ngày càng trở nên gay go quyết liệt hơn. Xuất phát từ đặc điểm tội phạm, âm mưu phương thức hoạt động phạm tội mà việc áp dụng các biện pháp điều tra làm rõ vụ án tham ô tài sản có đặc thù riêng. Chính vì vậy đề tài tiến hành nghiên cứu những vấn đề lý luận của hỏi cung bị can nhằm làm rõ về khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc của hỏi cung bị can. Trình tự tiến hành hỏi cung bị can.

2. Khảo sát tình hình tội phạm kinh tế nói chung, tội phạm tham ơ tài sản giai đoạn 2008 – 2018 nhằm đánh giá thực trạng tình hình của loại tội phạm này. Đánh giá thực trạng hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ô tài sản của lực lượng CSĐT. Từ đó rút ra những tồn tại, thiếu sót của hoạt động này.

3. Trên cơ sở nghiên cứu ở các Chương I và II, đề tài đã đưa ra những nhận định mang tính khái quát về xu hướng của tội phạm tham ô tài sản trong những năm tới. Đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh phát triển, hội nhập kinh tế của nước ta với khu vực và thế giới. Từ đó dự báo những khó khăn sẽ xảy ra trong cơng tác hỏi cung bị can vụ án tham ô tài sản. Nhất là những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, của lối sống thực dụng, động cơ muốn làm giàu nhanh chóng của một bộ phận cán bộ thối hố biến chất trong các cơ quan Nhà nước.

Yêu cầu đấu tranh chống tội phạm tham ơ tài sản địi hỏi các lực lượng bảo vệ pháp luật phải áp dụng nhiều biện pháp nhằm nhanh chóng làm rõ sự thật của vụ án. Hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ơ tài sản, vì thế cần thiết phải được nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh. Đề tài đã mạnh dạn đưa ra 7 giải pháp cơ bản, trong đó có những giải pháp bao quát vấn đề lớn, phúc tạp chưa thể giải quyết trong phạm vi đề tài này mà đòi hỏi phải tiếp thụ nghiên cứu làm rõ hơn.

Do đề tài đề cập đến một vấn đề rất phức tạp, những tài liệu phản ánh về chiến thuật hỏi cung trong hồ sơ, biên bản hỏi cung rất hạn chế nên tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên gia, toạ đàm với các ĐTV. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn để đề tài có điều kiện phát triển, nghiên cứu cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)