Thực trạng tổ chức và cán bộ trong điều tra các vụán tha mô tài sản của Công an tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 51)

- Qui định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hỏi cung bị can như sau:

2.3.1. Thực trạng tổ chức và cán bộ trong điều tra các vụán tha mô tài sản của Công an tỉnh Quảng Ninh

của Công an tỉnh Quảng Ninh

Tổng số ĐTV của công an tỉnh Quảng Ninh hiện nay là 307 ĐTV. Trong đó ĐTV trình độ trên đại học là 12, ĐTV trình độ đại học là 139, ĐTV cao cấp: 2, ĐTV trung cấp: 105 và ĐTV sơ cấp: 49.

Kết quả nghiên cứu và trao đổi tọa đàm với các ĐTV cho thấy: 100% ĐTV đều thống nhất cho rằng: Hỏi cung bị can là một hoạt động điều tra rất phức tạp. Tuy nhiên nếu biết sử dụng biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Trong quá trình hỏi cung bị can ln xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là ĐTV và một bên là bị can. Mâu thuẫn giữa việc ln mong muốn thu thập được những thơng tin chính xác phản ánh về sự thật khách quan của vụ án từ lời khai của bị can với một bên ln tìm mọi cách, mọi thủ đoạn che giấu sự thật, cản trở q trình điều tra nhằm mục đích trốn tội hoặc càng giảm nhẹ tội trạng càng tốt.

Từ thực tiễn điều tra các vụ án tham ô tài sản, các ĐTV đều thấy được tính chất gay go, quyết liệt của cuộc đấu tranh. Có thể thấy rằng đây là một cuộc đấu trí căng thẳng giữa ĐTV với bị can. Là những người có trình độ văn hố, trình độ nghiệp vụ về quản lý, kinh tế, tài chính, có nhiều thủ đoạn trong việc tội phạm. Bên cạnh đó thói quen của người vốn có sẵn quyền lực chỉ quen sai bảo người khác, ít chịu phục tùng thực hiện đã tác động rất lớn đến quá trình hỏi cung.

Các ĐTV cũng thống nhất ý kiến về mức độ thận trọng, khéo léo của ĐTV trong quá trình hỏi cung bị can phạm tội tham ơ. Có thể nói mức độ tương tác về tâm lý xảy ra trong quá trình hỏi cung bị can phạm tội tham ô diễn ra rất quyết liệt, tác động lên nhiều mặt, nhiều góc độ khác nhau. Vì thế tiến hành hoạt động hỏi cung trong các vụ án tham ơ tài sản địi hỏi phải tính tốn đầy đủ khía cạnh tâm lý nảy sinh trong tồn bộ hoạt động này. Chỉ có tính tốn đầy đủ các khía cạnh tâm lý của hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ơ tài sản và có sự tác động giải quyết một cách phù hợp thì mới có thể đưa lại hiệu quả cao. Trong thực tế có nhiều trường hợp hoạt động hỏi cung bị can diễn ra thuận lợi, thành cơng, cũng khơng ít trường hợp gặp phải khó khăn, khơng đạt kết quả. Sở dĩ có tình trạng đó do nhiều ngun nhân nhưng cơ bản vẫn thuộc về phía ĐTV.

Khảo sát tình hình ĐTV trong lực lượng CSĐT Cơng an tỉnh Quảng Ninh tham gia điều tra các vụ án tham ô tài sản từ năm 2008 – 2018 cho thấy:

Năm Vụ Trình độ của ĐTV tham gia

Trên ĐH ĐH TH Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

2008 2 0 9 6 0 15 11 2009 4 0 12 8 0 18 14 20010 4 1 14 9 0 20 10 2011 5 1 11 10 0 17 11 2012 2 3 10 12 0 15 10 2013 4 5 13 11 1 19 12 2014 5 5 24 0 1 15 13 2015 4 6 26 0 1 20 13 2016 4 8 32 0 2 19 15 2017 5 9 35 0 2 18 17 2018 5 10 39 0 2 25 19

Qua thống kê cho thấy trình độ của ĐTV tham gia điều tra các vụ án tham ô tài sản ngày càng được nâng lên. Nhiều ĐTV đã có bề dày cơng tác, có kinh nghiệm trong công tác điều tra.

Ý kiến đánh giá của các ĐTV đối với bị can phạm tội tham ô tập trung vào những khía cạnh sau đây:

- Bị can thường tỏ ra sĩ diện ngoan cố không chịu khai báo hành vi phạm tội. Tâm lý lo sợ bị mất chức, mất quyền, cậy có quan hệ rộng, quan hệ cấp trên.

- Trong quá trình khai báo thường đổ lỗi do cấp dưới hoặc do cấp dưới gian dối, hoặc nêu nhiều lý do biện luận cho những sai phạm. Tìm mọi cách che giấu hành vi, hoặc làm giảm nhẹ tội trạng, mà phổ biến thường kêu oan hoặc đổ do trình độ, năng lực yếu kém, mất cảnh giác.

- Tội phạm tham ô trong những năm gần đây thường do nhiều người cấu kết, thông đồng với nhau chiếm đoạt tài sản. Do đó q trình hỏi cung bị can thường thấy xuất hiện tình trạng bị can rất dè dặt khi trả lời thẳng vào vấn đề mà ĐTV đặt ra. Hoặc nếu có trả lời ln trả lời nhỏ giọt hoặc ln ở trong trạng thái thăm dị, cảnh giác về đồng bọn.

-Bị can thường cố tình để lộ các mối quan hệ với một số người có thẩm quyền nhằm vừa để củng cố vị thế bản thân, vừa có thâm ý nhắc khéo hoặc luôn dùng quan hệđe dọaĐTV.

Xuất phát từ những vấn đề trên, qua phỏng vấn trao đổi, tọa đàm với ĐTV đều nhất trí về những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ô như sau:

-Về thuận lợi:

+ Cho đến nay Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương về đấu tranh chống tham nhũng, trong đó có tội phạm tham ơ. Trong nhiều Nghị quyết, Chỉ thị đều xác định phải kiên quyết đấu tranh với loại tội phạm này: "Đấu tranh chống tham nhũng được tiến hành đồng bộ với đấu tranh chống bn lậu, lãng phí và tập trung vào hai loại hành vi: tham ơ, chiếm đoạt làm thất thốt tài sản của Nhà nước và nhận hối lộ, địi hối lộ. Đó chính là quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng, là vũ khí sắc bén để các cơ quan bảo vệ pháp luật tiến công tội phạm tham nhũng, tham ơ, dù đó là ai, cương vị nào nếu phạm tội đều phải bị xử lý đúng pháp luật.

+ Trong những năm qua, Chính phủ và các Bộ, ngành đã kịp thời xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp quy về quản lý kinh tế tài chính. đây là cơ sở quan trọng được sử dụng trong quá trình hỏi cung bị can phạm tội tham ô.

+ Do hành vi thực hiện tội phạm có liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp nên có điều kiện để khai thác sử dụng các tài liệu đấu tranh.

+ Trong các vụ án có đồng phạm, có nhiều tội danh cho phép so sánh, kiểm tra, đánh giá mức độ chính xác, tính lơgíc của lời khai giữa các bị can với nhau, giữa các hành vi có liên quan, từ đó vạch trần mâu thuẫn trong q trình đấu tranh.

-Về khó khăn:

Điều tra án tham ô tài sản là một cơng việc địi hỏi thận trọng, tỉ mỷ, chính xác. Phát hiện vụ án tham ơ đã khó nhưng hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh tội phạm lại càng khó khăn hơn. Điều được thể hiện rõ ở hoạt động hỏi cung bị can, cụ thể là:

+ Bị can thường chuẩn bị khá kỹ về tâm lý, đặt ra các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình hỏi cung để đối phó. Trong nhiều trường hợp bị can cịn dùng chính những hiểu biết của bản thân để tác động lại ĐTV nhằm mục đích chuyển hướng khai báo.

+Những tên có vai trị thứ yếu trong các vụ án có nhiều bị can thường tìm mọi cách khai báo nhỏ giọt, trơng chờ vào những đối tượng chính xem xét tình hình diễn biến đến đâu, hoặc tìm cách thơng cung với các bị can khác.

+Thu hồi tài sản bị chiếmđoạt hết sức khó khăn.

Như vậy, nhìn chung ĐTV đều có nhận thức đúng về vai trị quan trọng cũng như những thuận lợi và khó khăn của cơng tác hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ơ tài sản. Từ đó ln coi trọng việc áp dụng chiến thuật hỏi cung trong những vụ án về tội phạm này nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, ít chi phí nhất về sức lực, thời gian cũng như đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cịn một bộ phận ĐTV chưa nhận thức đầy đủ về hoạt động này.Thực tế cho thấy một số ĐTV chưa đánh giá đúng mức và chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của hoạt động hỏi cung bị can. Một số cho rằng: Hỏi cung là nhằm thay thế một số biện pháp khác trong các dạng của hoạt động điều tra. Số khác thì cho rằng: Do luật tố tụng hình sự quy định, vì vậy chỉ cần hỏi và ghi lời khai vào biên bản là xong. Chính vì những nhận thức đó, cùng với trình độ năng lực yếu kém nên đã xảy ra tình trạng cuộc hỏi cung trở thành cuộc cãi vã giữa một bên là bị can và một bên là ĐTV. Do đó cuộc hỏi cung khơng đem lại kết quả, thậm chí trong một số vụ, chính ĐTV đã để lộ về nghiệp vụ cho bị can gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)