- Qui định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hỏi cung bị can như sau:
3.1.2. Những khó khăn có thể nảy sinh trong công tác hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản.
Từ những phân tích, dự báo đã nêu, trong những năm tới công tác đấu tranh chống tội phạm tham ơ tài sản nói chung và cơng tác hỏi cung bị can trong vụ án tham ơ tài sản nói riêng sẽ có nhiều khó khăn, gay go quyết liệt, thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau đây:
- Tình trạng bao che lẫn nhau trong các cơ quan đơn vị doanh nghiệp có xu hướng trầm trọng thêm. Đối với những người có trách nhiệm khi biết những sai phạm của cấp dưới không kiên quyết đưa ra ánh sáng pháp luật do sợ bị mất uy tín, mất thành tích mà nặng về xử lý nội bộ. Đối với nhân viên do sợ bị trù dập ảnh hưởng đến công việc, đời sống nên cũng không dám đấu tranh, không dám tố cáo sai phạm của cấp trên. Tình trạng các đối tượng tham ơ tài sản cấu kết với nhau tạo thành một thế lực ngầm trong cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.Họ dùng sức mạnh của đồng tiền, của quà cáp biếu xén, lợi dụng mọi mối quan hệ để che giấu những sai phạm.Vì thế việc phát hiện tội phạm tham ơ rất khó khăn.
- Đối tượng phạm tội tham ơ là người có chức vụ quyền hạn.Nhiều người thuộc diện quản lý của cấp ủy địa phương, có người thuộc diện quản lý của Trung ương.để tiến hành đấu tranh với những đối tượng này địi hỏi phải thơng qua các thủ tục khác về tổ chức Đảng, về chính quyền... Cơng tác đấu tranh xử lý địi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc rất chặt chẽ, bảo đảm phục vụ các yêu cầu chính trị nghiệp vụ, pháp luật.
- Những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, nhiều nhu cầu về vật chất, tinh thần của người dân cũng được nâng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại những khó khăn.Bọn tội phạm sẽ triệt để lợi dụng mâu thuẫn này để dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo cán bộ bảo vệ pháp luật.
- Trong nền kinh tế thị trường, sự vận động và phát triển diễn ra rất nhanh chóng. Trong khi đó trình độ về mặt quản lý kinh tế, quản lý xã hội của chúng ta cịn lạc hậu, yếu kém. Vì vậy trên phương diện quản lý vĩ mơ chưa đủ sức theo kịp với trình độ chung dẫn đến tình trạng ban hành nhiều văn bản, quy định lỗi thời, chồng chéo, kém hiệu quả. Đây là khâu yếu mà bọn tội phạm luôn triệt để lợi dụng để hoạt động phạm tội.
-Chúng ta đang tiến hành cải cách tư pháp. Những bất hợp lý trong hoạt động tư pháp cũng là một trong những khó khăn đối với cơng tác đấu tranh chống tội phạm tham ô. Sự phối kết hợp giữa các ngành Cơng an- Kiểm sát- Tồ án trở thành
một quy định khơng thể thiếu trong q trình đấu tranh chống tội phạm tham ơ tài sản.
- Trong quá trình điều tra các vụ án tham ô tài sản, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thường phải giải quyết các vấn đề giám định và hướng xử lý đối với những người có chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật. Đây là những vấn đề phức tạp, tốn kém thời gian. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định về thời gian giám định cũng như thời gian cấp ủy Đảng trả lời các cơ quan tiến hành tố tụng (trong những trường hợp phải xin ý kiến cấp ủy Đảng trực tiếp quản lý những người có chức vụ, quyền hạn phải xử lý hình sự).
- Đối với các ngành, các đơn vị, địa phương chủ yếu còn nặng về thu vén lợi ích kinh tế mà chưa thấy hết thực trạng tình hình tội phạm tham nhũng nói chung, tham ơ nói riêng cũng như hậu quả nghiêm trọng của tội phạm này. Tình trạng lãng phí của cịn xảy ra khá phổ biến. Do đó chưa có quyết tâm cao trong phối hợp với cơ quan chức năng đấu tranh chống tội phạm.
- Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội chưa thể hiện thực sự vai trò tham gia tích cực trong cơng tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
-Sự phối kết hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan điều tra với các đơn vị trinh sát, nhất là Cảnh sát kinh tế trong q trình điều tra cịn lỏng lẻo. Đội ngũ cán bộ chiến sĩ cịn hạn chế về chun mơn, nghiệp vụ.
-Cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn nhà nước cịn xem nhẹ, chỉ coi trọng số lượng chua coi trọng chất lượng lên chua tìm được lỗi vi phạm của cơ quan nhà nước các tổ chúc chính trị xã hội.
-Việcthu hồi lại tài sản bị tham nhũng là hết sức khó khăn tỷ lệ thu hồi lại tài sảnkhoảng 20% so với tài sản bị thất thoát.