- Qui định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hỏi cung bị can như sau:
3.3.3. Cần phải tiếp tục nghiên cứu cải thiện cơ chế tổ chức hoạt động của cơ quan điều tra và công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐTV:
cơ quan điều tra và công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐTV:
Như đã được mơ tả, phân tích ở các phần trên hoạt động điều tra các vụ án tham ô tài sản diễn ra ngày càng phức tạp hơn. Nhiều vụ án phải điều tra trong một thời gian dài, thậm chí dẫn đến cầu dầm bế tắc. Trong nhiều nguyên nhân của những yếu kém này có sự góp phần của hoạt động hỏi cung bị can. Hiệu quả, chất lượng của hoạt động điều tra vụ án tham ô tài sản phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hỏi cung bị can.
Trong thời gian qua đã có nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu về cải cách hoạt động tư pháp, về tổ chức cơ quan điều tra cũng như nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ ĐTV. Nhà nước ta cũng giành riêng một chương trình nghiên cứu về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp. Điều đó nói lên tầm quan trọng và cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về mặt tổ chức cơ quan ĐTV cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ ĐTV.
Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm trong những năm qua cũng chứng minh rằng cần thiết phải có những cách thức tổ chức mới cho cơ quan điều tra nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cuộc đấu tranh. Đối với ĐTV, do những thông tin ban
đầu về vụ án tham ô tài sản thường rất nghèo nàn, tản mạn, thiếu chính xác; lượng thơng tin ít cho nên trong q trình điều tra phải vận dụng mọi tài trí mới có thể làm rõ được hành vi phạm tội. Đối tượng phạm tội lại rất khôn khéo trong việc che giấu tội phạm. Bởi vậy hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ơ tài sản thường rất căng thẳng. Thực tế đó địi hỏi ĐTV phải có trình độ về nghiệp vụ và pháp luật, có sự hiểu biết nhất định về những lĩnh vực có liên quan đến đối tượng đấu tranh. Tuy nhiên tình trạng chất lượng điều tra nói chung, hỏi cung bị can nói riêng trong thời gian qua cịn bộc lộ nhiều hạn chế.
Để nâng cao chất lượng hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ô tài sản cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để giảm tải lao động của ĐTV, đồng thời tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ ĐTV. Cụ thể là:
-Về vấn đề giảm tải lao động của ĐTV:
Trên thực tế, lực lượng trực tiếp tham gia công tác điều tra các vụ án tham ơ tài sản nói chung, trong đó có việc hỏi cung bị can phải kể đến 2 lực lượng đó là: Lực lượng Cảnh sát điều tra và lực lượng Cảnh sát kinh tế.
Thực tế cho thấy trong những năm qua do có những bất hợp lý trong mơ hình tổ chức cơ quan điều tra (điều này được phản ánh trong nhiều báo cáo, nhiều cuộc họp bàn về tổ chức cơ quan điều tra của lực lượng CSĐT, CSKT, của Tổng cục CSND), đã dẫn đến tình trạng "quá tải" ở tất cả cơ quan CSĐT các cấp. Tình trạng điều tra bị "cắt khúc" gây nhiều khó khăn cho các hoạt động nghiệp vụ tiếp theo. Tình trạng chồng chéo trong hoạt động điều tra giữa cơ quan CSĐT và cơ quan trinh sát đã làm cho công việc ùn tắc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều tra vụ án nói chung, trong đó có hỏi cung bị can. Theo quy định của pháp luật tố tụng và các quy định khác của Bộ Công an, từ yêu cầu thực tiễn của hoạt động điều tra, cơ quan CSĐT không chỉ thuần tuý tiến hành các biện pháp điều tra theo thủ tục tố tụng mà còn phải tiến hành các biện pháp điều tra khác. Bên cạnh đó lực lượng trinh sát cũng được trao quyền thực hiện một số nhiệm vụ điều tra công khai như bắt, khám xét, lấy lời khai người làm chứng, thu giữ tang, vật chứng,... khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Do đó trong quá trình điều tra vụ án tham ơ khơng phải mọi tình tiết đều được phản ánh một cách tỉ mỉ, chính xác trong hồ sơ. Hơn nữa hoạt động điều tra nói chung, hỏi cung bị can nói riêng cịn phụ thuộc vào một yếu tố đặc biệt quan trọng - đó là những kinh nghiệm của ĐTV. Vì thề, nếu hoạt động điều tra được một cơ quan, một
hay nhiều nhóm ĐTV tiến hành thống nhất từ đầu đến cuối sẽ khắc phục được tình trạng sai sót trong hồ sơ, hoặc mất nhiều thời gian kiểm tra lại các chi tiết.
Do tình trạng "quá tải" ở tất cả các cấp nên cơ quan điều tra cịn gặp nhiều khó khăn trong tổ chức lực lượng. Xuất phát từ thực tiễn địi hỏi có một số tội phạm thuộc nhóm tội phạm kinh tế đã trở thành vấn đề trọng điểm tội phạm kinh tế đã trở thành vấn đề trọng điểm cần đặc biệt quan tâm trong phịng ngừa và đấu tranh, trong đó có nhóm các tội phạm "tham nhũng".Điều đó cần thiết phải có lực lượng chuyên sâu về từng lực lượng. Tuy nhiên hiện nay lực lượng CSĐT trong cả nước cũng chưa có lực lượng chuyên trách đấu tranh điều tra án tham nhũng. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác hỏi cung bị can trong điều tra vụ án tham ô tài sản đã đến lúc lực lượng CSĐT cần thiết thành lập bộ phận chuyên trách thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
-Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ ĐTV.
Đây là vấn đề có tính quyết định nhất đến chất lượng hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ô tài sản. Cho đến nay, mặc dù lực lượng CSĐT đã được củng cố và phát triển mạnh mẽ, song nhìn chung chất lượng đội ngũ ĐTV cịn nhiều hạn chế. Để hoàn thành nhiệm vụ điều tra các vụ điều tra các vụ án tham nhũng, trong đó có tham ơ tài sản địi hỏi ĐTV phải đáp ứng được những yêu cầu rất đặc thù của loại tội phạm này. Đặc biệt, trong hỏi cung bị can các vụ án phạm tội tham ô không phải ĐTV nào cũng thành cơng. Có những vụ án phải luân chuyển ĐTV nhiều lần gây nên sự lãng phí về thời gian, cơng sức, làm cho đối tượng có điều kiện tìm thủ đoạn đối phó. Vì thế đối với ĐTV được phân cơng hỏi cung bị can trong điều tra vụ án tham ô tài sản phải có những tiêu chuẩn cụ thể, đó là:
+Có năng lực nghiệp vụ chuyên sâu về điều tra tội phạm.
+Có kiến thức về nghiệp vụ quản lý kinh tế, tài chính.
+Có kiến thức rộng về các ngành khoa học khác như tâm lý học, xã hội học, ngoại ngữ, tin học...
+Có kinh nghiệm trong cơng tác.
+Có năng khiếu giao tiếp và hỏi cung bị can.
+Có độ tuổi nhất định và trình độ tương đương hoặc hơn so với bị can cần hỏi cung.
Nhìn vào lực lượng ĐTV hiện nay có thể thấy đều đã được đào tạo trong các trường nghiệp vụ của ngành. Nhiều ĐTV có bề dày cơng tác, có kinh nghiệm trong hỏi cung bị can. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng khơng ít ĐTV cịn yếu về năng lực trình độ về mọi mặt rất hạn chế. Trong khi đó tội phạm kinh tế nói chung, tội phạm tham ơ nói riêng có trình độ chun mơn cao như thạc sỹ, tiến sỹ, Giáo sư, Phó Giáo sư vì thế hoạt động ngày càng tinh vi hơn. Xét về mặt so sánh lực lượng, có lúc, có nơi, trong từng vụ cụ thể, ĐTV cịn có nhiều mặt thua kém đối tượng đấu tranh.
Do đó để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ô tài sản cần phải nhanh chóng có biện pháp nâng cao trình độ về mọi mặt cho ĐTV theo những hướng cơ bản sau đây:
- Trong các nhà trường đào tạo có chuyên ngành CSĐT cần bổ xung những kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý kinh tế tài chính. Hiện nay các nhà trường chỉ mới đưa các phần này trong các mơn liên ngành có tính chất giới thiệu.
-Đối với các đơn vị đang trực tiếp chiến đấu cần phải dành quĩ thời gian nhất định để tổ chức cho điều tra theo học các lớp nghiệp vụ quản lý kinh tế- tài chính. Trong đó đặc biệt chú ý đến một số lĩnh vực nghiệp vụ chuyên ngành như: Nghiệp vụ kế toán; Nghiệp vụ ngân hàng, tín dụng; Nghiệp vụ giao dịch thương mại, đầu tư phát triển, Tin học và ngoại ngữ.
- Đối với bản thân ĐTV phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ. Việc học tập có thể qua các trường lớp hoặc có thể học tập thơng qua thực tiễn cơng tác, học tập qua đồng nghiệp...
-ĐTV nhất thiết phải qua các lớp tập huấn chuyên môn... Theo chúng tôi nên định kỳ tổ chức 2 năm hoặc 3 năm 1 lần.thời gian học tập ít nhất từ 3 tháng đến 6 tháng nhằm cập nhật những kiến thức mới phục vụ cho công tác hỏi cung bị can. Thời gian này là phù hợp với sự vận động, phát triển về mọi mặt kinh tế- xã hội.