Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu hồ sơ vụ án; nâng cao tính kế hoạch hoá trong hoạt động hỏi cung:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 77)

- Qui định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hỏi cung bị can như sau:

3.3.4. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu hồ sơ vụ án; nâng cao tính kế hoạch hoá trong hoạt động hỏi cung:

kế hoạch hoá trong hoạt động hỏi cung:

Trên phương diện lý luận đã xác định: Nghiên cứu hồ sơ vụ án là công tác đầu tiên mà các ĐTV cần phải tiến hành trước khi tiến hành hỏi cung bị can trong điều tra vụ án. Những tài liệu có liên quan đến hành vi phạm tội của bị can những điểm then chốt cần được đột phá được thể hiện trong hồ sơ vụ án giúp cho điều tra hình dung ra tính chất, mức độ, phạm vi cũng như diễn biến của vụ án. Đây là một hoạt

động thuộc phạm trù nhận thức. Từ việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, ĐTV đánh giá được vị trí, vai trị tổng qt của vụ án điểm mấu chốt của vụ án và tâm lý yếu của từng bị can, mức độ khó khăn, phức tạp cũng như xác định những vấn đề cần làm rõ khi tiến hành hỏi cung bị can.

Thực tiễn điều tra các vụ án tham ô tài sản cho thấy hồ sơ vụ án tham ơ tài sản hình thành theo các nguồn: Từ cơ quan trinh sát (Cảnh sát kinh tế); Từ cơ quan điều tra. Đối với nhiều vụ án phức tạp gồm nhiều bị can, phạm nhiều tội danh khác nhau, có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, ngành, địa phương thì việc nghiên cứu hồ sơ vụ án địi hỏi phải có sự đầu tư cơng sức rất lớn của ĐTV. Vì vậy chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác hỏi cung bị can.

Để nâng cao chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án tham ô phục vụ hỏi cung bị can cần phải thực hiện tốt những nội dung cơ bản sau đây.

-Nghiên cứu những tài liệu, chứng cứ thu thập được từ các biện pháp điều tra đã thực hiện phản ánh về hành vi phạm tội của bị can. các tài liệu trinh sát phản ánh sự nghi vấn bị can thực hiện hành vi phạm tội. Xác định ổ nhóm, tổ chức tội phạm, các dấu vết, phương tiện có liên quan đến tội phạm.

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt động phạm tội và các hình sự khác của bị can như trích lục tiền án, tiền sự, hồ sơ các vụ án trước đây về vụ án phạm tội do bị can gây ra. Việc nghiên cứu những tài liệu này nhằm đánh giá tính chất, mức độ ngoan cố của bị can, kinh nghiệm đối phó khi bị hỏi cung.

-Nghiên cứu những tài liệu phản ánh về quan hệ xã hội, nghề nghiệp, trình độ, chức vụ, nghiên cứu, khả năng chuyên môn, lề lối làm việc quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, thói quen thói hư tật sấu. Đặc biệt chú ý đến điểm mạnh của bị can thể hiện thơng qua thành tích cơng tác, cống hiến cũng như những sai phạm kỷ luật đã có của bị can.

Bằng việc tiến hành nghiên cứu hồ sơ bị can mà ĐTV xác định được những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung về hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn đâu là điểm yếu điểm mở đầu của các bị can để điều tra viên tiến hành hỏi cung hoặc soáy vào điểm yếu lấy chứng cứ làm rõ từng tội danh của bị can trong vụ án. và xác định những tài liệu nào còn thiếu cần phải tiếp tục thu thập, bổ xung vào

hồ sơ để sử dụng trong quá trình hỏi cung; Đánh giá những tài liệu, chứng cứ nào được lựa chọn phục vụ cho hỏi cung bị can.

Đây là những cơ sở quan trọng giúp ĐTV tiến hành lập kế hoạch hỏi cung bị can. Đặc biệt đối với những vụ án tham ô tài sản phức tạp, điều tra trong một thời gian dài. Nâng cao tính kế hoạch hố trong hoạt động hỏi cung cũng có nghĩa là tăng cường công tác lập và thực hiện, tuân thủ các bước cơ bản kế hoặc đề ra trong quá trình hỏi cung. Kế hoạch hỏi cung bị can phải được xây dựng rất tỉ mỉ đối với toàn bộ vụ án cũng như có kế hoạch riêng cho từng bị can. Kế hoạch hỏi cung bị can phải được xây dựng mềm dẻo, linh hoạt, bảo đảm không thiếu nội dung cơ bản nhưng lại có thể thường xun bổ xung thay đổi những tình tiết trên cơ sở các tình huống cụ thể hình thành trong quá trình hỏi cung.

Kế hoạch hỏi cung bị can giúp cho ĐTV chủ động trong q trình hỏi cung. Đó cịn là sự thể hiện phong cách làm việc khoa học. Vấn đề quan trọng nhất trong kế hoạch hỏi cung bị can là phải xác định chính xác những vấn đề cần làm rõ, trình tự tiến hành, những chứng cứ có thể và cần thiết phải sử dụng để đấu tranh, những phương tiện, lực lượng được huy động hỗ trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động hỏi cung. đặc biệt chú ý khi lập kế hoạch hỏi cung cần tính tốn đến thời gian, địa điểm tiến hành hỏi cung từng bị can một cách hợp lý trong mối quan hệ đối với các bị can của những vụ án tham ơ tài sản có nhiều bị can. Tuy nhiên cần phải thấy rằng kế hoạch hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tham ơ khơng máy móc, cứng nhắc. Trong quá trình hỏi cung bị can do chuyển biến của tình hình hoặc nảy sinh các tình huống mới thì ĐTV phải phát huy tính chủ động sáng tạo, linh hoạt trong việc xác định các phương án thực hiện hỏi cung. Chính vì vậy, sau khi bản kế hoạch hỏi cung đã được duyệt ĐTV có thể chủ động lập cho riêng từng buổi hỏi cụ thể một kế hoạch cụ thể khơng cần có sự phê duyệt của thủ trường cơ quan điều tra.

Cùng với việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, tiến hành lập kế hoạch hỏi cung bị can, yếu tố mang tính quyết định đến kết quả đấu tranh đối với bị can trong các vụ án tham ô được tập trung vào việc ĐTV lựa chọn thủ thuật sử dụng chứng cứ trong quá trình hỏi cung bị can. Qua nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, chúng tơi thấy rằng: Có hai thủ thuật sử dụng chứng cứ cơ bản được áp dụng trong hỏi cung bị can đạt hiệu quả tốt, đó là sử dụng chứng cứ theo một trình tự nhất định và sử dụng bất ngờ một chứng cứ có giá trị chứng minh cao nhất.

Để có thể áp dụng thủ thuật sử dụng chứng cứ, ĐTV cần phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá chứng cứ trên cả hai phương diện buộc tội và gỡ tội tăng nặng hay giảm nhẹ.

Khi đánh giá chứng cứ, ĐTV phải bảo đảm có trách nhiệm cao, khách quan, khơng định kiến, đánh giá bằng nhận thức cảm tính chủ quan.Phải xem xét một cách tồn diện, biện chứng cả về hình thức và nội dung có phân tích, đối chiếu, so sánh.Thực ra đây là một việc làm rất khó khăn. Bởi vì tình trạng có chứng cứ được ĐTV này đánh giá là có giá trị thấp, nhưng ĐTV khác lại cho là có giá trị cao, hoặc có chứng cứ được đánh giá là có giá trị cao nhưng thực ra nó lại có giá trị thấp và ngược lại... Do đó ĐTV cần phải lựa chọn chứng cứ trên cơ sở mục đích, yêu cầu của buổi hỏi cung đã được xác định để xác định mức độ cần thiết có cần sử dụng hay không? Những chứng cứ được lựa chọn phải xác định rõ các nội dung cơ bản là:

-Chứng cứ đó là loại nào?

- Phạm vi, mức độ chứng minh của chứng cứ về những tình tiết có liên quan đến vụ án?

-Mức độ liên quan giữa chứng cứ với tình tiết đang cần điều tra thơng qua hỏi cung bị can.

-Khả năng tác động của từng chứng cứ hay một số chứng cứ đối với bị can.

Ở đây ĐTV cần chú ý dự đốn các khả năng có thể xảy ra về động cơ, mục đích, thái độ khai báo của bị can để quyết định chiến thuật sử dụng loại chứng cứ nào, giá trị thấp hay cao, dùng tuần tự hay đột phá. Đây là một vấn đề rất lớn, vừa mang tính nghiệp vụ, vừa mang tính nghệ thuật hỏi cung bị can trong điều tra vụ án tham ô tài sản cần được nghiên cứu sâu hơn ở các cơng trình khoa học khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỏi cung bị can trong vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn điều tra tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)