Đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn bệnh viện quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 49)

Việt Nam được bầu là một trong 34 thành viên của Hội đồng chấp hành WHO, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ 03 năm 2016-2019 và có nhiều đóng góp đáng kể được các quốc gia thành viên đánh giá cao. Tổ chức đều đặn cuộc họp Nhóm đối tác y tế hàng quý với các chủ đề ứu tiên của ngành y tế như Đổi mới chính sách y tế Việt Nam, tham vấn Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, Luật phòng chống tác hại của rượu bia, Công nghệ và các giải pháp sáng tạo cho mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân… Năm 2019 ký kết được 04 Biên bản ghi nhớ cấp Bộ và 01 Hiệp định cấp Chính phủ là Hiệp định giữa các quốc gia thành viên ASEAN về thành lập Trung tâm già hóa năng động sáng tạo của ASEAN. Thành lập Ban chỉ đạo về sức khỏe toàn cầu của Bộ Y tế và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo về sức khỏe toàn cầu. Việt Nam đã được các nước thành viên WHO bầu làm đại diện cho khu vực Tây Thái Bình Dương vào ghế thành viên Hội đồng Chấp hành (Executive Board - EB) Đại hội đồng Y tế Thế giới nhiệm kỳ 3 năm, từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2019. Đặc biệt, Việt Nam sẽ là 1 trong 34 quốc gia có vai trò quan trọng nhất trong việc bầu ra 3 ứng cử viên cho vị trí Tổng Giám đốc WHO nhiệm kỳ 2017-2022. ( Báo cáo tổng kết y tế năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2020)

Có thể nhận thấy, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong lĩnh vực y tế, công tác hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, từng bước nâng cao được vai trò và vị thế của ngành y tế Việt Nam trên trường quốc tế. Các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam với thế giới ngày càng được mở rộng và tăng cường. Việt Nam cũng ngày càng thể hiện vai trò của mình

tại các diễn đàn khu vực như ASEAN, APEC và các diễn đàn toàn cầu khác. Những đóng góp đó của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và đây chính là thời điểm phù hợp nhất để Việt Nam thể hiện được vai trò và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng quốc tế và đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các thiết chế khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Và Việt Nam đã phê chuẩn các công ước cốt lõi của tổ chức này về lao động, như là: Công ước 29 về lao động cưỡng bức, Công ước 100 và 111 về chống phân biệt đối xử, Công ước 138 và 182 về lao động trẻ em và Công ước 98 về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Với sự hội nhập sâu rộng và toàn diện này, thị trường lao động Việt Nam nói chung, thị trường lao động trong lĩnh vực y tế nói riêng sẽ có nhiều ưu điểm thuận lợi cho sự phát triển, NLĐ sẽ có nhiều cơ hội việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, điều kiện lao động, thu nhập... Tuy nhiên, để phù hợp với xu thế đó, NLĐ cũng bị đòi hỏi chất lượng lao động ở trình độ ngày càng cao hơn, nếu NLĐ không đáp ứng được những nhu cầu của thị trường lao động, họ sẽ phải đối diện với nguy cơ không có việc làm, thất nghiệp. Trên thực tế, có không ít đơn vị doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động, đăc biệt lao động kỹ thuật trình độ cao. Điều này là một bài toán khó, cần thiết phải có sự điều tiết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt các Bộ, Sở, Ban ngành trong lĩnh vực y tế. Chính vì thế, pháp luật lao động cần phải hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách để các kết quả trên thị trường lao động được cải thiện như chất lượng cung lao động tăng lên, cơ cấu cầu lao động chuyển dịch tích cực, thu nhập, tiền lương được cải thiện, thị trường lao động Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hóa và định hướng thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn bệnh viện quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)