Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp qua thực tiễn thực hiện tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện hoài đức (Trang 67 - 72)

- Thứ ba, góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất: Việc cho phép

7 Viện Đại học mở Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình Luật dân sự, Sđd, t.II, trang

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp qua thực tiễn thực hiện tạ

đồng tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp qua thực tiễn thực hiện tại huyện Hoài Đức, Hà Nội

Thứ nhất, về phía các cơ quan nhà nước:

- Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dự liệu đất đai đơn giản, đầy đủ và công khai để mọi người sử dụng đất đều dễ dàng tiếp cận. Đây là một nội

dung mà nếu như Việt Nam thực hiện được thì có thể coi nó là bước tiến rất lớn trong quản lý nhà nước. Khi có một kênh thơng tin chính thức, dễ tiếp cận, có thể truy xuất thông tin bất kỳ thời điểm nào qua ứng dụng internet, chúng ta sẽ nhanh chóng biết được thơng tin pháp lý chính xác về thửa đất định giao dịch. Từ đó, bên nhận tặng cho hồn tồn có thể biết được bên tặng cho liệu có quyền tặng cho hay không, đất đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ hay chưa, có nằm trong quy hoạch hay có tranh chấp khơng, các đặc điểm của thửa đất như vị trí, diện tích, sơ đồ thửa, ranh giới...

- Tiếp tục cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai. Cải cách hành chính có thể coi là khâu đột phá trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương nói riêng cũng như tồn quốc nói chung, giúp giảm phiền hà cho người dân. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, đẩy nhanh việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông”, nhất là trong các lĩnh vực gắn với đời sống dân sinh như tư pháp - hộ tịch, xây dựng, đất đai, chính sách xã hội, đăng ký kinh doanh và quá trình này được tiến hành theo một lộ trình.

- Thực hiện có hiệu quả của việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất để đảm bảo tính minh bạch, cơng khai tài sản và chủ sở hữu có QSDĐ. Đảm bảo tài sản là đối tượng của hợp đồng tặng cho; hạn chế và giảm tối thiểu các tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng tặng cho QSDĐ nông nghiệp trong thực tế.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về đất đai nói chung và trực tiếp có thẩm quyền thực hiện, quản lý việc tặng cho QSDĐ nông nghiệp. Cần tiếp tục tăng cường và nâng cao năng lực, phẩm chất và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Để đạt được mục tiêu này, các địa phương cần thường xuyên tổ chức các hoạt động

tập huấn, hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ, lắng nghe và giải quyết những vấn đề thực tiễn mà họ gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đề đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật hoặc tháo gỡ bất cập trước mắt. Đồng thời, cũng phải thường xuyên có những hoạt động thanh kiểm tra, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo một cách khách quan để kịp thời có các biện pháp xử lý nghiêm sai phạm, hướng đến mục đích xây dựng đội ngũ cơng chức có trình độ chun mơn cao và có kỹ năng tiếp xúc cơng dân với tác phong chuyên nghiệp.

Thứ hai, về người dân sử dụng đất là các bên tham gia hợp đồng tặng

cho quyền sử dụng đất nông nghiệp

Đối với người dân có QSDĐ nơng nghiệp, thì hạn chế lớn nhất hiện nay là bởi kiến thức pháp luật còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần kết hợp các biện pháp sau:

- Có kênh hướng dẫn luật chính thức và chi tiết về giao dịch tặng cho QSDĐ nói chung và QSDĐ nơng nghiệp nói riêng cho người sử dụng đất. Trên hệ thống này người sử dụng đất được hướng dẫn về quy trình, tuy nhiên chưa đầy đủ về cả số lượng thủ tục lẫn mức độ chi tiết của thông tin.

- Báo chí và các phương tiện truyền thơng cần có những chuyên mục thường xuyên đưa thông tin về những rủi ro pháp lý mà người dân gặp phải đời sống dân sự nói chung cũng như trong các giao dịch bất động sản nói riêng; các chuyên mục hỏi đáp pháp luật cũng các chuyên gia, những luật sư hành nghề hàng đầu. Đây là điều mà thời gian qua đã đem lại hiệu quả trong việc phổ biến kiến thức luật hình sự. Bởi đây là kênh thông tin mà người dân tiếp cận hàng ngày, qua vụ việc cụ thể luật sẽ được hiểu dễ dàng hơn, thiết thực và gần gũi với cuộc sống.

Tiểu kết chương 3

Tại chương 3, tác giả đã chỉ ra những định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi và áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho QSDĐ nông nghiệp. Các giải pháp hoàn hiện pháp luật về tặng cho QSDĐ nơng nghiệp bao gồm hồn thiện hành lang pháp lý về tặng cho QSDĐ nông nghiệp, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật đất đai về điều kiện tặng cho, trình tự, thủ tục; hình thức hợp đồng… và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật khác có liên quan như pháp luật về dân sự,…. Qua đó, đảm bảo pháp luật được áp dụng thống nhất trong thực tế.

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Luận văn cũng đưa ra các giải pháp về phía cơ quan nhà nước, như nâng cao năng lực, đạo đức, chuyên môn của cán bộ, công chức; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra…. Đồng thời về phía người dân, cũng cần tự chủ đơng nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật tặng cho QSDĐ nói chung và QSDD nơng nghiệp nói riêng.

KẾT LUẬN

Pháp luật về hợp đồng tặng cho QSDĐ nông nghiệp là một bộ phận vô cùng quan trọng của pháp luật đất đai. Pháp luật về hợp đồng tặng cho QSDĐ nông nghiệp được Luật Đất đai quy định cụ thể về chủ thể, điều kiện, hình thức, trình tự, thủ tục, nguyên tắc tặng cho QSDĐ ... trên nền tảng kinh tế - xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động khơng ngừng địi hỏi pháp luật về hợp đồng tặng cho QSDĐ nông nghiệp cũng phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung đáp ứng các yêu cầu quản lý và sử dụng đất đai của xã hội.

Trong quá trình nghiên cứu pháp luật về hợp đồng tặng cho QSDĐ nông nghiệp, bên cạnh những tiến bộ, kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập về điều kiện tặng cho QSDĐ nơng nghiệp; hình thức, trình tự, thủ tục tặng cho QSDĐ nơng nghiệp, các chính sách tài chính về đất đai… Điều này đã được Luận văn làm rõ trong phần thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng QSDĐ nơng nghiệp tại huyện Hồi Đức, Hà Nội trong thời gian gần đây.

Bởi vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho QSDĐ nơng nghiệp thì vấn đề đặt ra là cần hồn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về hợp đồng tặng cho QSDĐ nông nghiệp nhằm giảm thiểu các bất cập, mâu thuẫn và chồng chéo trong quy định của pháp luật về tặng cho QDĐ nông nghiệp, đảm bảo cho giao dịch tặng cho QSDĐ nông nghiệp được vận hành trong mơi trường pháp lý an tồn, hiệu quả, phòng ngừa ở mức độ cao nhất các rủi ro và hướng tới việc giảm thiểu các tranh chấp về tặng cho QSDĐ nông nghiệp trong thực tế cuộc sống là vấn đề cần thiết phải thực hiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện hoài đức (Trang 67 - 72)