Những quan hệ lao động khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ LAO ĐỘNG TRONG các DOANH NGHIỆP FDI (FOREIGN DIRECT INVESTMENT) tại các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG

2.1. THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ LAO ĐỘNGTRONG CÁC

2.1.2. Những quan hệ lao động khác

2.1.2.1. Hoạt động đoàn thể

Gồm các hoạt động của Cơng đồn và Đồn thanh niên

Hoạt động cơng đồn

Hoạt động của cơng đồn đem lại những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện Bộ Luật Lao động. Đến nay, đã có 278 đơn vị đã thành lập cơng đồn, đạt tỷ lệ 56% so với tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN đã đi vào hoạt động, với tổng số cơng đồn viên 47.088, đạt tỷ lệ 45% so với số lao động đang làm việc tại các KCN. Các doanh nghiệp đã ký hợp đồng lao động và khai trình 91.036 lao động, đạt 87%, 37.806 lao động (36,13%) được cấp sổ lao động. Tình hình số doanh nghiệp tham gia thực hiện đóng BHXH, BHYT ngày càng tăng với 403 đơn vị (85,84%), tổng số lao động tham gia là 81.535 người, chiếm tỷ lệ 59,41% so với tổng số lao động đang làm việc.

Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 117 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 25% so với số doanh nghiệp đã có tổ chức cơng đồn xây dựng được thoả ước lao động tập thể. Đó cũng là sự tiến bộ đáng mừng, thậm chí năm 2005 có 11% và 2001 là 1,5% DN có tổ chức cơng đồn xây dựng thoả ước lao động tập thể; song tỷ lệ này cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy sự cần thiết của thoả ước lao động tập thể khi có tranh chấp lao động xảy ra. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp được thơng báo thừa nhận chỉ có

108 doanh nghiệp đăng ký thang bảng lương, đạt 23% số doanh nghiệp đã hoạt động và 305 doanh nghiệp thông báo đăng ký nội quy lao động doanh nghiệp (65%).

Hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Theo tổng kết của Tỉnh Đoàn, trong khu vực này hoạt động của Đoàn Thanh niên khá khiêm tốn, chỉ xây dựng được 2 chi đoàn với 21 đoàn viên, 6 chi Hội Liên hiệp Thanh niên với 68 hội viên và chi hội công nhân nhà trọ với 10.539 hội viên, tỉ lệ tham gia hoạt động đạt 11,24%. Hoạt động chi đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên trong DN cụ thể là phong trào thi đua tăng năng suất lao động, thực hiện các cơng trình của thanh niên, chuyền sản xuất thanh niên, chấp hành nội quy của đơn vị. Góp phần nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu làm lợi cho DN. Những hoạt động có tính thiết thực đáp ứng nhu cầu của thanh niên công nhân và chủ DN ở các đơn vị có tổ chức thanh niên. Do vậy, rất được sự ủng hộ, hưởng ứng của các bạn trẻ và chủ DN.

Hoạt động đoàn thể (cơng đồn và Đồn thanh niên) mang lại cho NLĐ an tâm lao động sản xuất phục vụ cho doanh nghiệp, đảm bảo đời sống vật chất và nâng cao đời sống tinh thần cho NLĐ, tạo điều kiện để người lao động phát huy khả năng của mình để làm chủ xã hội. Hoạt động này, chủ yếu là cơng đồn đang từng bước trưởng thành, đóng vai trị tích cực trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng cho NLĐ, giáo dục nhận thức chính trị tư tưởng cho NLĐ, làm trung gian hồ giải khi có tranh chấp lao động xảy ra giữa NSDLĐ và NLĐ, thể hiện qua các mặt cụ thể sau:

2.1.2.2. An toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các DN có vốn ĐTNN trong KCN với hệ thống cơng nghệ, dây chuyền máy móc tiên tiến và cường độ làm việc cao đòi hỏi DN càng phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của những quy định về an tồn, vệ sinh lao động sau đó nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của NLĐ.

Hàng năm, Ban ATVSLĐ-PCCN của Tỉnh đều tổ chức các lớp bồi dưỡng về ATVSLĐ cho công nhân, phát động phong trào An toàn vệ sinh lao động trong tất cả các doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất kinh doanh trong Tỉnh, tổ chức hội thi An toàn

vệ sinh viên giỏi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi trong KCN. Ngày càng có nhiều đơn vị tham gia, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, qua đó xây dựng nhận thức của chủ DN về tầm quan trọng của công tác này.

Nhìn chung các DN thực hiện tốt về quy định kiểm định, đăng ký sử dụng các thiết bị có nhu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; thành lập các cơ sở y tế tại doanh nghiệp để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho công nhân. Các DN cũng đã trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân, tổ chức tập huấn về vệ sinh lao động cho công nhân đang làm việc. Từ đó, ngày càng giảm tai nạn nghiêm trọng như chết người, gây thiệt hại tài sản của DN. Trong năm 2018, do người lao động ý thức an toàn lao động trong làm việc chưa cao, đã xảy ra 231 tai nạn nhẹ với tiền chi phí chữa trị là 152 triệu đồng (nguồn: BQL các khu công nghiệp Đồng Nai); nguyên nhân còn do cả việc trang bị thiết bị an toàn của DN, cá biệt nhiều DN sử dụng thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, môi trường ô nhiễm không được cải thiện (ngành chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc…) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Tỉ lệ NLĐ mắc bệnh nghề nghiệp hiện nay chưa có một tổ chức y tế tổ chức đánh giá về trường hợp này, song chúng tơi đề nghị nên có cuộc kiểm tra của ngành y tế để có đánh giá thực tế, từ đó có biện pháp khắc phục, nếu không sẽ ảnh hưởng về lâu dài, mà hậu quả của nó cần có chính sách Nhà nước để khắc phục khơng nhỏ về tài chính và cả mặt xã hội.

Về việc cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, đa số các doanh nghiệp đều đã thực hiện các biện pháp làm tốt môi trường cho NLĐ làm việc như xây dựng hệ thống xử lý khí thải, bụi, xây dựng hệ thống làm mát nơi làm việc của công nhân.

2.1.2.3. Nâng cao đời sống tinh thần

Hiện nay tổ chức cơng đồn, Đồn hội thanh niên đã tích cực phát huy vai trị của mình trong việc nâng cao đời sống văn hố, tinh thần cho NLĐ.Ngoài ra chủ DN đã nhận thấy rằng, trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, ngồi cơng nghệ máy móc hiện đại, để cạnh tranh, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Và vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải chăm lo đội ngũ lao động. Chỉ khi nào NLĐ hài lịng với điều kiện làm việc, khơng chỉ có tiền lương, thưởng, phụ cấp… mà cịn được hưởng thụ đời sống văn hố tinh thần thì họ mới tồn tâm tồn ý làm việc để có năng suất. Chủ DN qua các đồn thể mà cơng đồn là chủ yếu, qua những ngày lễ

lớn, cuối tuần, cuối đợt lao động giao hàng theo hợp đồng, đã có nhiều cơng ty tổ chức cho hàng ngàn người lao động đi tham quan, vui chơi, giải trí chi phí lên đến vài tỷ đồng; tổ chức hoặc tham gia cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao do các ban ngành tỉnh tổ chức, nhằm giao lưu giữa các công nhân ở các bộ phận trong cùng DN hay giữa các DN trong các KCN; tổ chức đêm văn nghệ cho tồn bộ cơng nhân trong DN, hàng năm Ban Quản lý các Khu cơng nghiệp Đồng Nai phối hợp với Liên đồn Lao động Tỉnh, Sở Thể dục thể thao tổ chức hội thao thể dục thể thao cho tồn bộ cơng nhân trong các KCN Tỉnh tham gia; có DN tổ chức nơi giữ trẻ trong công ty. Đối với người phụ nữ cịn gì hạnh phúc hơn giờ giải lao, giờ nghỉ trưa nhìn thấy con mình đang khoẻ mạnh, vui chơi. Các doanh nghiệp này cho rằng số tiền chi cho các việc làm này không lớn, DN sẽ được nhiều hơn từ năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao cạnh tranh được với thị trường trong và ngoài nước từ NLĐ mang lại, họ có được đội ngũ NLĐ trung thành, gắn bó lâu dài với doanh ngiệp, giữ chân được người tài, chính họ đem hết khả năng và trí tuệ phục vụ vì sự phát triển của DN mà họ đang làm việc và sẵn sàng chia sẻ cùng DN khi gặp khó khăn.

2.2. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QHLĐ Ở CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI CÁC KCN HUYỆN NHƠN TRẠCH CÁC KCN HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.2.1. Đình lãn cơng

Những năm trước đây đến bây giờ, trong các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhất là trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tình hình tranh chấp lao động, thường xảy ra việc đình lãn công với mật độ càng dày vào những ngày cuối năm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, đây là thời gian nhạy cảm vì trên 92% người lao động từ các địa phương khác đến, điều mà họ thật sự cần thiết là lương và thưởng, nếu không rõ ràng hoặc không đáp ứng yêu cầu như quy định, thì tranh chấp lao động sẽ xảy ra; làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thu nhập, đời sống của đa số người lao động và an ninh trật tự ở địa phương.

Năm 2018 ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tại các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, đã xảy ra 45 vụ đình cơng và 17 vụ lãn cơng (theo bảng thống kê phía sau), với số cơng nhân tham gia là 52.247 người làm thiệt hại vật chất USD 200,000. Các tranh

chấp lao động tập thể do chính sách vĩ mơ chậm ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách tiền lương, do người lao động khơng thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật , sa thải công nhân không lý do, không báo trước, hà khắc trong quản lý vượt quy định của pháp luật xâm phạm đến nhân phẩm con người kể cả theo công pháp quốc tế; điều kiện lao động không đảm bảo, tiền phụ cấp độc hại thấp hơn qui định, kỷ luật bằng cách trừ lương, làm bù khơng tính tiền phụ trội….

Trong khi đó, chỉ riêng từ ngày 03 đến ngày 14/01/2018 trong các KCN trên địa bàn có 5 doanh nghiệp với 6.569 cơng nhân đã tham gia đình, lãn cơng. Theo cơ cấu vốn đầu tư có 41 DN nước ngồi với số lượng CN là 39.313, trong đó chủ yếu là DN Đài Loan: 20 DN chiếm 43,5% với số lượng công nhân tham gia là 8.136 và DN Hàn Quốc: 14 chiếm 30,4% với số lượng công nhân tham gia là 7.256. Về thiệt hại vật chất, có 12 DN bị thiệt hại được tính lên đến USD 200,000, do thiệt hại từ nhà xưởng, máy móc, hàng hố, tiền trả cơng lao động,…

Qua các vụ đình cơng tập trung ở thời điểm trước và sau Tết âm lịch hàng năm, ngành nghề tranh chấp là ngành may mặc, giày da, đồ gỗ; nơi có điều kiện cường độ lao động cao, thời gian làm thêm giờ và tăng ca kéo dài liên tục vượt qua qui định làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của NLĐ, đa số thuộc các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc.

Bảng 2.2: Số vụ tranh chấp lao động, đình lãn cơng từ năm 2014-2019

Năm Số vụ có vốn ĐTNN

Phân tích Vốn nước ngồi khác (Nhật, Mỹ, Úc, Hà Lan, Thái Lan,

Malaysia, Singapore…) Vốn Đài Loan Vốn Hàn Quốc 2014 20 7 6 0 2015 14 8 3 3 2016 23 11 6 6 2017 6 4 2 0

2018 20 12 8 0

2019 32 15 17 10

TC 115 47 42 19

Nguồn: Liên đoàn Lao động Tỉnh Đồng Nai [23. trang 2-3]

Qua thống kê 115 cuộc tranh chấp lao tập thể và đình cơng (năm 2013 và 2018 ) cho thấy:

- May mặc, may túi sách dệt thêu: chiếm tỷ lệ 23,97%; - Gỗ gia dụng, gỗ xuất khẩu: chiếm tỷ lệ 19,42%; - Gia công giày, đế giày: chiếm tỷ lệ 18,18%;

- Xe đạp – phụ tùng xe đạp: DN chiếm tỷ lệ 04,96%; - Các ngành nghề khác: chiếm tỷ lệ 33,47%.

Xem xét các vụ đình lãn cơng trong khu vực có vốn ĐTNN trong các KCN cho thấy một số điểm đáng lưu ý sau:

- 100% các vụ đều khơng do cơng đồn tổ chức, lãnh đạo.

- Hơn 70% số vụ xảy ra ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức cơng đồn. - Đa số các vụ phát xuất từ những tranh chấp về lợi ích kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng; thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; xử lý kỷ luật, giao kết Hợp đồng lao động chưa đúng quy định của pháp luật.

- Hầu hết các vụ đình cơng là tự phát, khơng tn thủ theo đúng trình tự pháp luật quy định. Có một số vụ NLĐ bị lơi kéo, kích động bởi một nhóm cơng nhân q khích.

2.2.2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động 2.2.2.1. Về lợi ích kinh tế 2.2.2.1. Về lợi ích kinh tế

-Về tiền lương tối thiểu: Một số ở các doanh nghiệp cũng thực hiện mức lương tối thiểu mới theo quy định, trong khi đó lại cắt các khoản ưu đãi của doanh nghiệp như: chuyên cần, trách nhiệm, tiền xăng, tiền nhà trọ, tiền thưởng….

Tiền lương tối thiểu, theo đánh giá của Vụ Tiền lương – Tiền công (Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội), mức lương tối thiểu chung của NLĐ chưa đảm bảo mức sống tối thiểu, tùy thuộc vào ngân sách của doanh nghiệp chưa phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Một số doanh nghiệp “ép” tiền công, không thực hiện. Từ năm 2000 đến nay, đã có bốn lần điều chỉnh lương tối thiểu chung. Qua việc thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu theo nghị định 03/NĐ-CP ngày 06/01/2006 từ 50 USD/người/tháng đến 790.000 đồng/người/tháng thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (có chiều hướng giảm). Trong khi, chỉ số tiêu dùng (CPI) đã tăng lên 35%, mà đó là cơ sở quan trọng để hình thành giá tiền cơng trên thị trường lao động, bước đầu khắc phục tính bình qn trong phân phối. Giá cả sức lao động của NLĐ được coi là thấp, khơng đủ để trang trải cho các chi phí hàng ngày, nhất là khi chỉ số tiêu dùng (CPI) liên tục tăng trung bình hàng năm từ năm 2000 – 2006 tăng từ 8 – 9%.

Mức lương của công nhân trong năm 2021

Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ tiếp tục áp dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Đây là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Do vậy, có thể hiểu, lương của cơng nhân trong năm 2021 ít nhất phải bằng:

- Mức 4.420.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. - Mức 3.920.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. - Mức 3.430.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. - Mức 3.070.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. Với những cơng nhân làm cơng việc địi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% mức này.

Đây là mức lương tối thiểu, pháp luật ln khuyến khích doanh nghiệp trả lương ở mức cao hơn cho người lao động. Đơn giá công nhân xây dựng được quy định tại Thơng tư 15/2019/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 15/02/2020 cao hơn mặt bằng chung lương của công nhân theo quy định nêu trên. Cụ thể:

- Vùng I: Từ 213.000 - 280.000 đồng/ngày; - Vùng II: Từ 195.000 - 260.000 đồng/ngày; - Vùng III: Từ 180.000 - 246.000 đồng/ngày; - Vùng IV: Từ 172.000 - 237.000 đồng/ngày.

- Về chi trả tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp làm ca đêm, tiền phụ cấp ngành nghề nặng nhọc độc hại không đúng theo quy định, tiền thưởng không được thông báo hoặc hứa chi tiền thưởng mà không chi.

. Thay đổi phương án trả lương từ lương thời gian sang lương sản phẩm, nhưng không được bàn bạc thông báo trước với NLĐ, chậm trả lương và kéo dài thời gian nâng lương.

. Khơng tham gia đóng BHXH, BHYT, hoặc khấu trừ tiền lương của NLĐ nhưng lại khơng đóng cho cơ quan BHXH.

. Xử phạt cúp lương, thưởng thay cho hình thức kỷ luật trái với quy định của pháp luật lao động, khi NLĐ vi phạm nội quy lao động và không tham gia làm thêm giờ, thêm buổi...

2.2.2.2. Về điều kiện lao động

. Thực hiện qui định về vệ sinh, an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ LAO ĐỘNG TRONG các DOANH NGHIỆP FDI (FOREIGN DIRECT INVESTMENT) tại các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 33)