Kiện toàn đội ngũ cán bộ cơng đồn cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ LAO ĐỘNG TRONG các DOANH NGHIỆP FDI (FOREIGN DIRECT INVESTMENT) tại các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG

3.2. CÁC GIẢI PHÁP

3.2.3.1. Kiện toàn đội ngũ cán bộ cơng đồn cơ sở

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ và làm cầu nối thuận hoà giữa các bên tham gia lao động, vì vậy cơng đồn cần có những cán bộ thật sự có chất

lượng. Chất lượng ở đây được hiểu là có nhiệt tâm, am hiểu chun mơn và luật pháp, vừa là người làm cơng tác chính trị, vừa là nhà hoạt động xã hội, vừa có khả năng tổ chức sản xuất, vừa có bản lĩnh trong đấu tranh. Thực tế cho thấy đa số cán bộ cơng đồn cơ sở chưa qua đào tạo, có nhiệt tình nhưng cịn lúng túng, bị động trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong tình hình này để nâng cao hất lượng hoạt động, đề nghị cần thực hiện các điểm sau:

- Tạo thế độc lập về kinh tế cho cán bộ cơng đồn trong DN. Chính vì khơng

độc lập về tiền lương nên cán bộ cơng đồn kiêm nhiệm rơi vào thế phụ thuộc “há miệng mắc quai”, bị chủ doanh nghiệp chi phối và khó chủ động bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Vậy làm sao thu nhập của cán bộ cơng đồn khơng phụ thuộc vào giới chủ. Một số chuyên gia đề nghị phương án sử dụng tất cả cán bộ cơng đồn chun trách trong doanh nghiệp đầu tư nước ngồi tại các KCN tỉnh Đồng Nai, nhưng có hai khó khăn ở đây một là nguồn kinh phí để trả lương, hai là nếu trả lương theo chính sách qui định thì lương của cán bộ cơng đồn do Nhà nước trả thường thấp hơn do chủ DN có vốn đầu tư nước ngồi trả do họ cịn làm cơng tác chun mơn. Về nguồn tài chính theo chúng tôi, trước hết tận dụng mọi khả năng tăng nguồn thu cho ngân sách cơng đồn. Kinh phí hoạt động cơng đồn từ trước đến nay dựa vào nguồn cơng đồn phí, trích nộp của các DN, các hoạt động kinh tế của cơng đồn và có thể sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ. Muốn tăng nguồn trích nộp từ các DN thì phải chứng minh được vai trị tích cực của cơng đồn trong hoạt động của DN, từ đó lơi cuốn, động viên tăng số người gia nhập làm tăng nguồn cơng đồn phí.

- Thay đổi cách nhìn trong việc lựa chọn cán bộ cơng đồn. Theo quan điểm

của một số chủ DN, khi bầu hoặc chọn cán bộ cơng đồn, nên tìm người hăng hái nhiệt tình, có thành tích trong cơng tác, thậm chí những cơng nhân có trình độ thấp cũng khơng sao. Tuy nhiên, như vậy hồn tồn chưa đủ. Hoạt động cơng đồn là một hoạt động đặc thù, địi hỏi phải tìm kiếm những người có khả năng và trình độ thật sự, hiểu biết rộng, có khả năng giao tiếp, có nhiệt tâm, biết thu phục lịng người, can đảm và chấp nhận dấn thân. Khó ở đây là mẫu người như vậy thì vị trí nào cũng cần, tất nhiên ở vị trí khác thì họ sẽ có quyền lợi và thu nhập cao hơn. Với hạn hẹp về kinh phí, cơng đồn thu hút họ đã khó mà giữ chân họ cịn khó hơn. Vì vậy bên cạnh hy

vọng về cải tổ tài chánh để cơng đồn mạnh tay hơn trong các khoản chi. Để phát hiện người có những phẩm chất của cán bộ cơng đồn nêu trên thì phải cất cơng tìm kiếm, theo dõi cả quá trình, áp dụng hình thức tuyển chọn bài bản như trắc nghiệm, phỏng vấn, giải quyết tình huống… chớ khơng như trước đây chỉ chọn những người nhiệt tình có tâm huyết, mà khơng xem những tiêu chuẩn rất quan trọng khác của một cán bộ cơng đồn.

- Xem xét lại phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng đồn. Việc đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ này về nội dung, phương pháp, nghiệp vụ hoạt động từ lâu đã được cơng đồn các cấp quan tâm. Bên cạnh các khố đào tạo cán bộ cơng đồn có trình độ đại học, Liên đoàn Lao động Tỉnh phối hợp với trường Đại học Cơng Đồn Việt Nam mở các khoá Đại học tại chức ngành Quản trị kinh doanh, Kế tốn tài chính, có bổ sung thêm một số môn, học phần bồi dưỡng về nghiệp vụ cơng đồn. Các khố học ngắn hạn hay các đợt tập huấn 2, 3 ngày cũng thường xun được các cấp cơng đồn cấp trên cơ sở hoặc do cơ quan quản lý lao động tổ chức cho cán bộ cơng đồn cấp cơ sở về những kinh nghiệm trong các hoạt động cơng đồn như cơng tác nữ cơng, tun giáo, thanh tra, giám sát, thanh tra nhân dân, xây dựng tổ cơng đồn vững mạnh, kỹ năng thương lượng tập thể… được thảo luận, rút kinh nghiệm cho công tác thực tế sau này. Về hình thức như vậy là đã khá bài bản, song điều cần nói là mức độ tiếp thu của các học viên như thế nào và khả năng vận dụng những kiến thức đó ra sao. Thực tế, cán bộ làm cơng tác cơng đồn trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi khơng qua bất cứ một lớp đào tạo chính qui nào; đa số những người được đào tạo bài bản – đại học, cao đẳng lại cơng tác ở Liên đồn Lao động tỉnh, huyện, làm cán bộ cơng đồn ở các sở - ban – ngành tỉnh hoặc làm công tác khác: kế toán, quản trị doanh nghiệp..

Theo quan điểm chúng tôi đề nghị hai vấn đề về công tác đào tạo và bồi dưỡng như sau: Một là, cần tiến hành một đợt điều tra đánh giá hiệu quả của công tác này, trên cơ sở đó xem xét và điều chỉnh nội dung và các phương thức đào tạo và bồi dưỡng cho phù hợp và thiết thực hơn. Hai là, cần tham khảo phương thức đào tạo các nước tiên tiến như Đan Mạch, ở đây khơng có bậc đào tạo đại học mà chỉ có đào tạo và bồi dưỡng ngắn ngày với những nội dung thật sự thiết thực trong thực tế, về những nội dung cơ bản về những hoạt động của một cơng đồn cơ sở. Theo chúng tơi nhận

thấy, phương thức này đào tạo cán bộ cơng đồn cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi trong các KCN Đồng Nai là phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ LAO ĐỘNG TRONG các DOANH NGHIỆP FDI (FOREIGN DIRECT INVESTMENT) tại các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)