CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
3.2. CÁC GIẢI PHÁP
3.2.5.2. Hồn thiện và thực thi các chính sách đảm bảo quyền lợi hợp pháp
NLĐ
Để tạo mối quan hệ lao động phát triển bền vững trong các DN khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, chúng tôi xin đề nghị một số kiến nghị với chính quyền Tỉnh như sau:
- Xây dựng nhà ở cho NLĐ
Tỉnh Đồng Nai phải tạo điều kiện cho DN xây nhà cho NLĐ, bởi nhiều NSDLĐ muốn tạo điều kiện về chỗ ở cho công nhân, nhưng theo quy định đất KCN không được xây dựng nhà ở, cịn bên ngồi vấp phải vấn đề giải toả, đền bù vô cùng phức tạp và nhiêu khê… Hiện nay Đồng Nai có nhiều đề án nhà ở xã hội. Theo đề án này, công nhân KCN sẽ được mua, thuê nhà với giá rẻ. Tuy nhiên theo chúng tôi, với thu nhập hiện nay của NLĐ thì đề án này chưa mang tính khả thi cao, chỉ dành cho tương lai xa, cịn cơng nhân KCN cần ngay chỗ ở thuận tiện cho việc đi làm, tốt nhất là do các chủ DN đầu tư cho công nhân của họ.
Dự kiến lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tại các KCN tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 có khoảng 350.000 người, trong đó có 20% người địa phương khơng cần chỗ ở, như vậy có 280.000 cơng nhân cần nhà ở. Theo tiêu chí của Bộ Xây dựng thì tổng diện tích nhà ở tối thiểu là 1.960.000 m2 nhà. Để từng bước giải quyết nhà ở cho đối tượng này, cần thống nhất quan điểm nhà ở cho công nhân trong các KCN, phải được gắn với kế hoạch phát triển KCN, triển khai đồng bộ với các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; hạ tầng khu dân cư KCN như điện, nước, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, trường học, cơ sở y tế, cơng viên, nhà văn hố, sân vận động, chợ hay siêu thị… nhằm giữ gìn mơi sinh, mơi trường, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân và cả cộng đồng dân cư.
Do vậy, khi xây dựng dự án nhà ở phục vụ cho các KCN cần có sự tập hợp các KCN liền kề trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư, từ đó hạn chế được việc đầu tư các cơng trình hạ tầng thiếu tập trung, dàn trải gây khó khăn trong việc quản lý. Chẳng hạn như 4 KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Bình Đường liên kết xây dựng bệnh viện, nhà văn hố, các cơng trình thể dục thể thao cho cơng nhân của cụm KCN này. Hiện nay, Nhà nước tỉnh Đồng Nai đã thực hiện được quan điểm trên
ở cụm KCN Mỹ Phước I, KCN Mỹ Phước II, KCN Mỹ Phước III, cụm công nghiệp Tân Định đã xây dựng Nhà văn hố có sức chứa 15.000 chỗ ngồi, siêu thị đạt tiêu chuẩn có diện tích 7.000m2… là những bước tiến đáng trân trọng trong sự quan tâm đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của chính quyền và các chủ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN.
Về chính sách đất đai, đất đai xây dựng nhà ở là bất động sản có giá trị lớn, giá đất là yếu tố quyết định trong giá nhà ở, do đó chính sách đất đai có tác dụng đến giá nhà ở cho cơng nhân. Vì vậy, Tỉnh cần có quỹ đất để xây dựng nhà ở cho lao động các KCN với các chính sách ưu đãi như:
- Để giảm giá cho thuê nhà ở cho công nhân, Nhà nước có thể cấp đất xây dựng nhà ở cho NLĐ trong KCN cho các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật ngay từ giai đoạn đầu triển khai dự án. Hoặc các chủ đầu tư dự án phát triển nhà được phép chậm nộp trong thời gian cụ thể (ít nhất là ba năm) hoặc miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, ưu đải về thuế như những doanh nghiệp mới thành lập theo quy định của Luật Đầu tư. Sau đó, cho cơng nhân th hoặc hợp đồng kết hợp với các DN cho công nhân thuê với giá rẻ theo khung quy định của Tỉnh phù hợp với thu nhập của NLĐ hoặc DN của công nhân đang làm việc hợp đồng th nhà cho cơng nhân mình ở khơng tính tiền.
Đối với NLĐ có khả năng mua nhà ở của các hộ dân cư, chung cư thì cần có chủ trương của Tỉnh về mặt hỗ trợ tài chính của Ngân hàng, các cơ quan chức năng Tỉnh tạo điều kiện để họ nhanh chóng nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, hộ khẩu để người công nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Về tài chính cho các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân, cần huy động nhiều nguồn, nhất là doanh nghiệp khu cơng nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia để tạo chỗ ở cho NLĐ của họ; hoặc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài việc được hưởng nguồn vốn ưu đãi theo quy định, Tỉnh cần thành lập quỹ Phát triển nhà ở, thông qua các nguồn: quỹ tiết kiệm của cơng nhân có nhu cầu mua nhà ở, quỹ phúc lợi của DN được trích lại để mua nhà, xây nhà ở của công nhân, nguồn vốn các ngân hàng tham gia góp vốn, vốn liên doanh liên kết, vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho mục tiêu phát triển nhà ở…
Chính sách phát triển nhà ở cho cơng nhân ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi trong KCN cũng cần tạo động lực thu hút đầu tư từ nhiều thành phần. Tỉnh cần phải có kế hoạch quan tâm lĩnh vực này để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia với các chính sách ưu đãi của địa phương về mặt hỗ trợ pháp lý, thủ tục cần thiết để họ tham gia xây dựng nhà ở đủ tiêu chuẩn quy định nhằm góp phần giải quyết bức xúc hiện nay của các DN KCN. Phấn đấu đến năm 2010 theo Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII là khơng cịn tình trạng NLĐ trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi nói riêng và NLĐ trong KCN nói chung phải sống trong những căn nhà tạm bợ, không đủ tiêu chuẩn.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lao động
Kinh tế thị trường càng phát triển thì khả năng can thiệp trực tiếp của Nhà nước càng giảm, nhưng vai trị kiểm sốt của Nhà nước càng phải tăng. Việc kiểm soát này được thực hiện chủ yếu trên hai phương diện là tăng cường khâu quản lý bằng pháp luật và kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm.
Hệ thống pháp luật dù tốt và hoàn thiện đến mấy mà không đến được với đối tượng mà nó điều chỉnh thì cũng chỉ dừng lại trên văn bản. Hiệu quả thực hiện pháp luật lao động phụ thuộc vào sự hiểu biết và ý thức chấp hành của bản thân các đối tượng, nhưng sự hiểu biết và ý thức chấp hành lại phụ thuộc vào công tác quản lý Nhà nước về lao động, cụ thể là công tác tuyên truyền phổ biến, tư vấn pháp luật lao động, công tác thanh kiểm tra và giám sát việc chấp hành của các sở, ban ngành chức năng của Tỉnh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật lao động và
luật Cơng đồn cho các bên có liên quan
Liên đồn Lao động, Sở Lao động và Thương binh Xã hội Tỉnh có trách nhiệm tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật lao động và luật Cơng đồn, trong đó chú ý qui định của pháp luật về tiền lương tối thiểu cho các doanh nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi cho NSDLĐ và NLĐ và tiếp tục thực hiện quy chế tạm thời về tổ chức cơng đồn tham gia phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình cơng. Việc tun truyền pháp luật lao động cần có kế hoạch cụ thể mang tính pháp chế chứ khơng làm theo kiểu hình thức, đối phó. Trước hết, các đối
tượng cần được cung cấp thường xuyên và kịp thời các văn bản pháp luật, đặc biệt là các qui định mới của của Nhà nước. Những cách thức đã được thực hiện trong thời gian vừa qua là mở các lớp tập huấn, gửi tài liệu, phân phát tờ rơi. Tuy nhiên, trong điều kiện văn bản pháp luật được ban hành liên tục như hiện nay thì việc tổ chức các lớp tập huấn rất khó thực hiện vì cả DN và NLĐ khơng có nhiều thời gian. Vì vậy, việc biên soạn tài liệu hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nắm bắt cho phù hợp với trình độ nhận thức của đa số, được cung cấp miễn phí thật sự cần thiết. Thứ hai, lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân Tỉnh tổ chức các cuộc gặp mặt đối thoại với cơng đồn cơ sở, kịp thời giải quyết những bức xúc, những yêu cầu chính đáng của NLĐ để kiến nghị chủ doanh nghiệp cùng với Nhà nước giải quyết, hạn chế tới mức thấp nhất xảy ra tranh chấp lao động dẫn đến đình lãn cơng trái pháp luật. Thứ ba, tăng cường hoạt động Văn phòng tư vấn pháp luật, nâng cao hoạt động của công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cơng đồn cho NLĐ, NSDLĐ, mở rộng mạng lưới tổ tư vấn và đội ngũ tư vấn xuống tận các KCN, có kế hoạch đào tạo nâng cao kỹ năng hoạt động của tư vấn viên. Thứ tư, tạo điều kiện cho NSDLĐ nước ngoài tiếp cận hệ thống pháp luật Việt Nam một cách dễ dàng hơn bằng cách cho chuyển ngữ hệ thống này sang những ngôn ngữ phổ biến như: Anh, Hoa, Nhật, Hàn…và cung cấp rộng rãi cho họ.
Khi cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cần tăng cường công tác hậu kiểm, tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngồi hoạt động trong thời gian ngắn rồi bí mật biến mất để lại khoản nợ lương công nhân, nợ BHXH…
Cuối cùng, trong công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật lao động, cần đặc biệt chú ý phát huy vai trò to lớn của các trung tâm dịch vụ việc làm và các cơ sở dạy nghề vì đây là các tổ chức có mối liên hệ ban đầu giữa NSDLĐ và NLĐ.
- Giám sát thực hiện tiền lương
Về thu nhập, một bộ phận công nhân trong doanh nghiệp đầu tư nước ngồi có mức thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, một số DN trả tiền tăng ca chưa tương xứng với sự đóng góp của NLĐ, do vậy rất cần thiết sự can thiệp của Nhà nước, các cơ quan chức năng thông qua kiểm tra, giám sát buộc chủ DN phải nghiêm túc thực hiện Bộ Luật Lao động. Cũng cần có các biện pháp chế tài xử phạt nghiêm minh để tạo sự cơng bằng, bảo đảm quyền lợi chính đáng của NLĐ. Đồng Nai
cần phải nghiên cứu thực hiện chính sách, lương và thu nhập thoả đáng cho NLĐ trong khu vực này. Các chính sách BHXH, bảo hộ lao động, cứu trợ xã hội cũng cần được nghiên cứu bổ sung cũng như có cơ chế giám sát hiệu quả hơn tình hình sử dụng lao động làm thêm giờ, trả thêm giờ, để các chính sách được thực hiện trên thực tế. Có như vậy, NLĐ mới yên tâm làm việc, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, gắn bó với DN, khắc phục tính khơng ổn định về nhân sự lao động, mà từ trước đến nay các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang phải đối đầu, theo báo cáo của Ban quản lý các KCN tình trạng chung về sự khơng ổn định lực lượng lao động trong các KCN là 14%, riêng ngành may mặc, giày da, mộc tỷ lệ biến động hàng năm nhất là dịp trước và sau Tết âm lịch là 20%-25%, thậm chí có cơng ty lên đến 37%.
Sở ban ngành liên quan phối hợp với chính quyền địa phương huyện, thị cần xây dựng chính sách tuyển dụng, sử dụng, hỗ trợ đào tạo, đãi ngộ NLĐ, cũng như chính sách thi đua khen thưởng, chính sách thu hút nhân tài nhằm thu hút lao động, lao động trong nước hoặc người nước ngồi có trình độ chun mơn kỹ thuật cao vào làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi có cơng nghệ cao và các ngành mũi nhọn của Tỉnh trong KCN. Đó là chế độ tiền lương, thu nhập, thuế thu nhập, ưu đãi về nhà ở và phương tiện làm việc, giúp họ mau chóng ổn định cuộc sống. Thực tế chính sách thu hút nhân tài của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua chưa thật sự hấp dẫn tạo sức hút người tài, chỉ mới thu hút được rất ít người đến. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách ưu đãi đối với công nhân giỏi nghề, thợ bậc cao, công nhân làm việc trong những ngành độc hại, nguy hiểm. Để thực hiện vấn đề này cần: xây dựng danh mục chức năng nghề nghiệp và các tiêu chuẩn lao động làm cơ sở cho việc tuyển dụng, thử việc cho NLĐ vào làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong các KCN.
Người lao động rất dễ bị tổn thương khi mất việc làm, nên đối với chính sách bảo đảm việc làm cần tiếp tục cải cách thể chế, chính sách, hướng vào giải phóng tiềm năng lao động như xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm việc làm, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ: khi rơi vào tình trạng bán thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc kinh tế khó khăn cần thực hiện chương trình hỗ trợ cho họ, đến nay Tỉnh cần tiếp tục thực hiện thành cơng chương trình quốc gia giải quyết việc làm giải quyết việc làm và Quỹ trợ vốn (CEP) cho NLĐ trong doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài vay để họ giải quyết khó khăn trong cuộc sống nhất là khi thất nghiệp, bán thất nghiệp hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống. Vấn đề phải sử dụng quỹ đúng mục đích, thủ tục hồ sơ đơn giản NLĐ dễ dàng tiếp cận.
- Tăng cường kiểm tra giám sát thường xuyên hoạt động của doanh
nghiệp bằng nhiều hình thức
Việc này, theo quy định cần được sự phối hợp chặt chẽ các ban ngành liên quan như lao động thương binh xã hội, y tế, phịng cháy chữa cháy, liên đồn lao động để có thể kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra chuyên ngành, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật. Điều này vừa tốn kém công sức của các ban ngành, tốn thời gian và ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các donh nghiệp, riêng đối với doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ln làm việc theo kế hoạch, thì việc tiếp một đồn liên ngành về kiểm tra về quan hệ lao động là một sự miễn cưỡng và gây phiền phức đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Nên chăng cần thực hiện kiểm tra theo hình thức mới, phù hợp với tiến trình hội nhập của đất nước, tạo môi trường đầu tư khoa học, không gây phiền phức cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, bằng cách thực hiện việc thanh tra lao động bằng phiếu. Qua thực tế cho thấy, việc thanh tra theo phiếu vừa chính xác, đỡ tốn kém cho cơng tác quản lý nhà nước vừa giảm phiền hà cho doanh nghiệp, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra lao động và chủ DN cùng chủ tịch cơng đồn thì mỗi DN chỉ mất hai giờ, và đối tượng kiểm tra lại rộng rãi toàn thể NLĐ trong DN.
- Nghiêm khắc trong kiểm tra và xử phạt
Để điều tiết quan hệ lao động có hiệu quả, rất cần những biện pháp chế tài mạnh mẽ, kiên quyết như phạt tiền, rút giấy phép, đình chỉ kinh doanh, thậm chí có thể khởi tố trách nhiệm hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng. Nghị định 113/CP đã nâng mức xử phạt lên và buộc khắc phục hậu quả đối với từng vi phạm. Tuy nhiên quy định dù có nghiêm khắc chặt chẽ đến đâu mà người thực hiện không nghiêm hay việc kiểm tra, giám sát bng lỏng, tùy tiện thì cũng khơng có tác dụng. Khơng những cần củng cố tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ chun mơn của bộ máy giám sát, kiểm tra mà cịn phải có biện pháp chế tài cho những nhân viên này, nếu họ không thực thi nhiệm vụ một cách nghiêm túc.
- Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra nhà nước về lao động