Kiến nghị đối với các tổ chức, cá nhân tham gia ký kết giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần quân đội quân đội (Trang 82 - 96)

mua bán ngoại tệ đối với Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

Nhóm giải pháp này cần tập trung vào một số vấn đề cụ thể như:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác phổbiến, tuyên truyền pháp luật.

Đối với bất cứ đường lối, chính sách quản lý nào của Nhà nước cũng cần phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách khi đi vào cuộc sống. Trong lĩnh vực hoạt động MBNT, việc đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật có vai trò rất quan trọng, nâng cao hiểu biết, nhận thức của mọi tầng lớp nhân

dân để đảm bảo thực thi đúng quy định pháp luật khi tham gia các hoạt động có liên quan đến NT, tránh các hiện tượng tâm lý bất lợi đối với TTNT và tỷ giá. Một trong những hạn chế của việc hoạt động MBNT ở Việt Nam hiện nay là một bộ phận người dân và DN, do thiếu thông tin và hiểu biết về chính sách QLNH của Nhà nước nên đã hành động tự phát, thực hiện các hành vi bất hợp pháp như: mua, bán NT trên thị trường tự do, thanh toán, niêm yết giá bằng NT… Thực trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các chính sách của nhà nước và dẫn tới những hạn chế của TTNT Việt Nam.

Thứ hai, nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động quản lý NT, bao gồm cả việc nâng cao địa vị pháp lý cho các chủ thể này.

Các chủ thể này cần nghiên cứu, triển khai, phát triển nhiều sản phẩm mới để cung ứng cho KH; mạnh dạn áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trong KDNT; thường xuyên tập huấn, đào tạo chuyên viên, cán bộ có năng lực các chính sách, nghiệp vụ chuyên sâu về các giao dịch liên quan đến NT; đẩy mạnh, phát triển hệ thống quản trị vốn nội bộ; tham gia giao dịch thường xuyên trên TTNT liên NH; đa dạng hóa chủ thể tham gia giao dịch KD trên TTNT.

Thứ ba, kết hợp công cụpháp luật với các công cụkinh tếphù hợp. Để thực hiện và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về NT, cơ quan quản lý không chỉ sử dụng công cụ pháp luật mà còn cần kết hợp sử dụng các công cụ, chính sách kinh tế khác nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Cụ thể là:

-Hoàn thiện tổ chức TTNT liên NH theo hướng đẩy mạnh áp dụng các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, quyền chọn nhằm tăng thêm công cụ cho DN và TCTD phòng ngừa rủi ro tỷ giá; hoàn thiện quy định về giao dịch NT, trạng thái NT; chuẩn hóa tổ chức HĐKDNT của TCTD để thực hiện giao dịch tức thời, đồng thời tách bạch chức năng KD với thanh toán và quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là rủi ro NT

cho toàn hệ thống. Các hạn mức như trạng thái NT, tỷ trọng huy động và cho vay NT, tỷ lệ cho vay NT dài hạn so với nguồn vốn huy động ngắn hạn của các TCTD cần được điều chỉnh kịp thời để đảm bảo tính thanh khoản và an toàn của hệ thống.

- Sử dụng hiệu quả dự trữ NT để can thiệp ổn định TTNT, tính toán mức và cơ cấu dự trữ NT phù hợp với quy mô của nền kinh tế, tình hình tự do hóa cán cân vãng lai và cán cân vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế của đất nước và duy trì khả năng can thiệp nhằm ổn định thị trường của NHNN.

- Thực hiện chính sách hoạt động MBNT mở để thu hút các nguồn NT vào Việt Nam như: Khuyến khích xuất khẩu; Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài và NT thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối,

huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế và thị trường chứng khoán trong nước nhằm huy động tối đa nguồn lực từ bên ngoài; Đẩy mạnh hoạt động và phát triển thị trường tiền tệ, khuyến khích các giao dịch hối đoái bằng các đồng tiền khác ngoài USD, quy đổi NT trực tiếp không thông qua USD.

- Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tiền tệ NH và an ninh tài chính quốc gia, bao gồm: Xây dựng hạn mức vay vốn nước ngoài phù hợp với các chỉ tiêu an toàn nợ; Tập trung vay vốn để đầu tư phát triển, đặc biệt các dự án có khả năng tái tạo NT, tiến tới giảm vay vốn nước ngoài, tự chủ nguồn vốn trong nước, hạn chế sử dụng nguồn vốn vay ODA; Quản lý và giám sát chặt chẽ các luồng NT vào ra, tăng cường kiểm soát các luồng vốn ngắn hạn, xem xét áp dụng các điều kiện vay, trả nợ theo từng thời kỳ để điều chỉnh mức vay nợ nước ngoài của DN một cách hợp lý. Đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, bảo đảm có sự kết nối tốt với hệ thống thông tin của khu vực và thế giới. Các NHTM cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin hiện đại, NHNN xây dựng và triển khai các công cụ, mô hình giám sát rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản NT.

Tiểu kết chƣơng 3

Xuất phát từ thực trạng pháp luật về hoạt động MBNT, những bất cập trong thực tiễn áp dụng và yêu cầu của việc đổi mới chính sách hoạt động MBNT trong giai đoạn hiện nay, những kiến nghị trên đây về mặt chính sách, thể chế trong hoạt động MBNT nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hoạt động MBNT. Trong đó chú trọng vào các kiến nghị, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật điều chỉnh các hoạt động hoạt động MBNT cơ bản như: chống đô la hóa, quản lý các giao dịch vốn, giao dịch vãng lai, TTNT… và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến người dân những quy định của pháp luật, tăng cường và nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, kết hợp sử dụng có hiệu quả công cụ pháp luật và các công cụ, biện pháp kinh tế khác để đạt hiệu quả trong công tác hoạt động MBNT.

KẾT LUẬN

Pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định đang được các nhà làm luật tiếp tục sửa đổi, bổ sung để bắt kịp với thực tiễn xã hội nhưng nhìn chung được xem là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hiện nay.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm của HĐMBNT trên cơ sở đó nhằm thống nhất nhận thức các quy định của pháp luật về HĐMBNT. Luận văn cũng xác định rõ các trường hợp vô hiệu của HĐMBNT vộ hiệu không chỉ được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 mà còn được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Thương mại 2005, Luật DN 2014, Pháp lệnh ngoại hối 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013)…Bên cạnh việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về HĐMBNT. Trong luận văn này, tác giả cũng đi sâu tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về HĐMBNT của các nhà thực thi pháp luật và các chủ thể KD. Từ đó tìm ra các điểm hạn chế trong quy định của pháp luật về HĐMBNT hiện nay, đó là: có quy định còn chung chung, chưa bao quát được các trường hợp HĐMBNT, các quy định có phần cứng nhắc, có chỗ còn thiếu không theo kịp cuộc sống.Với thực trạng đó, các quy định về xử lý HĐMBNT vô hiệu cần phải được hoàn thiện để những quy định này mang tính khả thi hơn, phù hợp với thực tế và quan trong hơn là tạo điều kiện để hợp đồng phát huy hết vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà An (2010) “Đô la hóa và những thách thức đối với điều hành chính sách tiền tệ”, Tạp chí Kinh tếvà Dựbáo, (2), tr.33-35.

2. Vũ Thị Lan Anh (2008) “Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới” , Tạp chí luật học, số 11 năm 2008.

3. Bộ Tài chính (2004) Thông tư 97/2004/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ quản lý, chi trả, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước bằng NT qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 15/01/2005, ban hành ngày 13/10/2004, Hà Nội.

4. Chính phủ (2014) Nghị định 70/2014/NĐ-CP, Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối,ban hành ngày 17/07/2014, Hà Nội.

5. Chính phủ (2016) Nghị định 89/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi NT, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả NT của tổ chức kinh tế, ban hành ngày 1/7/2016, Hà Nội.

6. Chính phủ (2014) Nghị định số 96/2014/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 95/2011/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực MBNT được phân chia theo từng loại hành vi cụ thể, ban hành ngày 17/10/2014, Hà Nội.

7. Chính phủ (1998) Nghị định số 131/2005/NĐ-CP của Chính phủvề việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 63/1998/CP, ban hành ngày

18/10/2005,Hà Nội.

8. Chính phủ (2006) Nghị định 160/2006/NĐ-CP, Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối, ban hành ngày 28/12/2006, Hà Nội.

9. Chính phủ (2004) Nghị định 202/2004/NĐ-CP, Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH, ban hành ngày 10/12/2004, Hà Nội.

10. Chính phủ (1980) Quyết định số32-CP vềchính sách khuyến khích chuyển NT vào Việt Nam, ban hành ngày 31/01/1980,Hà Nội.

11. Ngô Huy Cương (2010) “Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 05 (265)/2010.

12. Nguyễn Văn Cường (2004) “Một số vướng mắc trong việc áp dụng các văn bản pháp luật về việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, số 12/2004, tr. 19-23.

13.Cao Thùy Dương (2004) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử hợp đồng vô hiệu ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

14.Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011)“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020”, Hà Nội.

15.Phan Thị Thu Hà (2006) Giáo trình NH thương mại, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Thống kê, Hà Nội

16.Trần Vũ Hải (2010) Giáo trình Luật NH Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam

17. Hoàng Thị Hảo (2012) Quản lý ngoại hối theo pháp luật Việt Nam,

18. Lã Thị Hiền (2006) Pháp luật về KDNT của NHTMở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

19. Nguyễn Tất Hiếu (2012) “Liên ngành tư pháp trung ương cần sớm hướng dẫn chế định “thời hiệu khởi kiện”, “hợp đồng vô hiệu” trong việc giải quyết các tranh chấp về đất đai”, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 24/2012, tr 61-63.

20. Phạm Thị Hoạt (2015) Hiệu quả HĐKDNT tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Tài chínhNH, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

21. Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam (1988) Nghị định số 161/NĐ-HĐBT ban hành Điều lệ quản lý ngoại hối của nước CHXHCN Việt Nam, ban hành ngày 18/10/1988,Hà Nội.

22. Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam (1987) Quyết định số 126/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 128/CT hướng dẫn thi hành quyết định nói trên,ban hành ngày 10/04/1987,Hà Nội.

23.Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam (1982) Quyết định số 151/HĐBT về chính sách ngoại hối, ban hành ngày 31/08/1982,Hà Nội.

24. Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam (1982) Thông tư số 229/CT của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thực hiện Quyết định số

151/HĐBT, ban hành ngày 04/08/1982,Hà Nội.

25. Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1963) Nghị định số 102/NĐ-CP, về việc ban hành Điều lệ quản lý ngoại hối, ban hành ngày 06/07/1963,Hà Nội.

26.Dương Đặng Huệ (2002) “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam”, tạp chí Nhà Nước Pháp luật, số 6/2002, tr.13-23.

27. Lê Minh Hùng (2010) Hiệu lực của hợp đồng theo quan điểm của Bộ luật dân sự 2005, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học Luật Thành phốHồ Chí Minh.

28. Bùi Thị Thu Huyền (2010) Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện ý chí chủ thể, Luận văn thạc sĩ luật học, Truờng đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Khế (1997) Hợp đồng kinh tếvà các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế, Nxb Đồng Nai.

30. Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2005)

Giáo trình Luật Hợp đồng thương mại Quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

31. Nguyễn Thị Tuyết Lan (2014) Lý luận và thực tiễn vềsựthống nhất

ý chí về giao kết hợp đồng thương mại, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

32. Hoàng Thế Liên, Phạm Hữu Nghị, Trần Hữu Quỳnh (1993) Hợp đồng kinh tế và vấn đề giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

33. Phạm Nguyễn Linh (2008) “Xử lý hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực thương mại”, Tạp chí luật học, Số 11 năm 2008.

34. Nguyễn Thị Thúy Linh (2011) Pháp luật về quản lý ngoại hối của NH Nhà nƣớc Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

35. Dương Thị Ngọc Chiến Luận (2011) Giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự Việt Nam 2005, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội

36. Hoàng Quảng Lực (2011) “Bàn về giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, Số 21/2011, tr. 22- 24.

37. Nguyễn Thị Mùi (2006) Quản trịNH thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội

38. Nguyễn Hải Ngân (2015) Hợp đồng dân sựvô hiệu do giảtạo, Luận văn thạc sĩ luật học, trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

39. Hoàng Thị Hạnh Nguyên (2011) Giải pháp phát triển HĐKDNT tại NH TMCP quân đội, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

40. Phạm Hồng Nhật (2016) “Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí dân chủvà pháp luật,7/2016.

41.NHNN Việt Nam (2006) Quyết định 07/2006/QĐ-NHNN, Về việc huỷ bỏ Quyết định số 319/1998/QĐ-NHNN7 ngày 29/09/1998 của Thống đốc NHNN về việc báo cáo thu, chi NT trong ngày, ban hành ngày 24/03/2006, Hà Nội.

42.NHNN Việt Nam (2008) Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, hoạt động thu đổi NT được thực hiện qua mạng lưới thu đổi trực tiếp của hệ thống NH, ban hànhngày 11/7/2008, Hà Nội.

43. NHNN Việt Nam (1994) Quyết định số 203/QĐ-NH13 của Thống đốc NHNN về việc thành lập TTNT liên NH, TTNT tập trung, ban hànhngày 20/09/1994, Hà Nội.

44.NHNN Việt Nam (2004) Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 679/2002/QD-NHNN của thống đốc NH nhà nước ngày 1/7/2002 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch NT của các TCTD được phép KDNT, ban hành ngày 28/05/2004, Hà Nội.

45. NHNN Việt Nam (2003) Quyết định số 663/2003/QĐ-NHNN, Kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của ngành NH Việt Nam, ban hành ngày 26/06/2003, Hà Nội.

46. NHNN Việt Nam (2002) Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN, Về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch NT của các TCTD được phép KDNT, ban hành ngày 01/07/2002, Hà Nội.

47. NHNN Việt Nam (2002) Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN, Về trạng thái NT của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối, ban hành ngày 22/10/2002, Hà Nội.

48. NHNN Việt Nam (2002) Quyết định số 1082/2002/QĐ-NHNN quy định về trạng thái NT của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần quân đội quân đội (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)