3.4. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động, hợp đồng mua bán ngoại tệ
3.4.2. Kiến nghị đối với công tác bản hành văn bản, quản lý hoạt động
Để hoàn thiện pháp luật về hoạt động MBNT trong tình hình mới, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản pháp luật về HĐMBNT
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC để hướng dẫn chi tiết các nội dung được giao tại Nghị quyết 42, qua đó giải quyết các khó khăn, vướng mắc của VAMC, tạo cơ chế mới cho VAMC thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của TCTD.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật khác để tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc xử lý nợ xấu, trong đó có Nghị định 61/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn.
Để hồn thiện khn khổ pháp lý xử lý các TCTD yếu kém, nâng cao năng lực quản trị điều hành, xử lý tình trạng sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, trong năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì, phối hợp cùng các cơ
quan liên quan để xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các TCTD (Luật 17).
Luật 17 đã xây dựng, hoàn thiện các nhóm chính sách để thực hiện có hiệu quả việc cơ cấu lại TCTD yếu kém, cũng như tăng cường năng lực của TCTD. Cụ thể, Luật 17 hoàn thiện các điều kiện áp dụng, quy trình và các biện pháp xử lý trong việc áp dụng quy định can thiệp sớm để có thể phát hiện và ngăn ngừa những biểu hiện yếu kém của TCTD.
Bên cạnh đó, trên cơ sở thể chế hóa các chủ trương, định hướng trong q trình cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt, Luật 17 đã quy định rõ thẩm quyền xử lý các TCTD được kiểm sốt đặc biệt, cũng như nội dung, quy trình thủ tục xây dựng các phương án phục hồi, các phương án xử lý pháp nhân TCTD được kiểm soát đặc biệt từ sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, chuyển giao bắt buộc, giải thể, phá sản. Trong đó, Luật 17 đã có những quy định rõ ràng, cụ thể điều kiện, nội dung phương án cơ cấu lại, cũng như các biện pháp hỗ trợ trong q trình xử lý các TCTD được kiểm sốt đặc biệt.
Thứ hai, cần quy định theo hướng chuẩn hóa một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến quản lý NT.
Một số khái niệm, định nghĩa từ ngữ được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối chưa thực sự phù hợp với thực tiễn hoạt động NT của tổ chức, cá nhân hoặc chưa phù hợp với các quy định của văn bản pháp luật khác cần được chỉnh sửa cho phù hợp như sau:
- Quy định “Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên” được coi là người cư trú còn chung chung và khó khăn khi áp dụng trên thực tế vì chưa xác định rõ thời hạn 12 tháng được tính liên tục hay gián đoạn, được tính cho thời hạn mà người đó đã thực sự cư trú ở Việt Nam hay tính tổng thời gian ghi nhận trên visa.
Vì vậy, khái niệm này cần được quy định cụ thể hơn theo hướng: Người nước ngồi được cơ quan có thẩm quyền cho phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên là người cư trú.
- Đối với khái niệm người khơng cư trú, cần có quy định tách bạch người không cư trú hiện diện tại Việt Nam và người không cư trú không hiện diện tại Việt Nam để tạo cơ sở pháp lý ban hành các quy định hướng dẫn hoạt động NT của các đối tượng này nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.
- Để đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật các TCTD về phạm vi hoạt động ngoại hối của TCTD và chi nhánh NH nước ngoài, Pháp lệnh ngoại hối cần bổ sung khái niệm “hoạt động ngoại hối nói chung của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài được phép” là HĐKD, cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD, chi nhánh NH nước ngồi được phép với người cư trú và người khơng cư trú.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định về giao dịch vãng lai.
Để thực hiện mục tiêu hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế, tạo điều kiện tập trung các nguồn NT tiền mặt vào hệ thống NH và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực NT, các quy định của Pháp lệnh ngoại hối về giao dịch vãng lai cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng sau:
- Quy định NT thu từ các khoản chuyển tiền một chiều chỉ được bán cho TCTD để lấy VND hoặc gửi tiết kiệm bằng NT tại TCTD.
- Quy định các đồng tiền được sử dụng trong thanh toán vãng lai phải được thực hiện theo quy định của NHNN để nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát việc sử dụng đồng tiền trong thanh toán vãng lai và tránh kẽ hở pháp lý.
- Bổ sung quy định về cơ chế cấp phép hoạt động xuất nhập khẩu NT tiền mặt của TCTD để tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, hạn chế rủi ro và theo dõi, đánh giá cung cầu NT của các TCTD.
Đi đơi với tiến trình nới lỏng các quy định về giao dịch vốn nhằm đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO, nền kinh tế của Việt Nam cũng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn do tác động của các dòng vốn này mang lại, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng kinh tế và chống những cú sốc từ bên ngoài. Để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, các quy định về giao dịch vốn cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Thứ năm, hoàn thiện các quy định về việc sử dụng NT trên lãnh thổ Việt Nam.
Vấn đề sử dụng NT trên lãnh thổ Việt Nam là một trong những nội dung cơ bản trong chính sách hoạt động MBNT của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu hạn chế sử dụng NT trên lãnh thổ, chống tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế, đảm bảo hoạt động lành mạnh của TTNT nói riêng và thị trường ngoại hối nói chung cũng như hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia, các quy định pháp luật liên quan đến sử dụng NT trên lãnh thổ Việt Nam cần điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.
Đối với hoạt động mua, bán giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên TTTT liên ngân hàng, NHNN ban hành Thông tư 21/TT-NHNN thay thế các quy định về hoạt động này tại các văn bản trước đây nhằm quản lý thống nhất và chặt chẽ hơn nữa hoạt động này. Khung khổ pháp lý phục vụ cho điều hành nghiệp vụ thị trường mở (OMO) tiếp tục thực hiện theo nền tảng trước đây. Nhờ đó, hoạt động thị trường mở thời gian qua đã giải quyết tốt về thanh khoản cho hệ thống các TCTD, góp phần ổn định TTTT; trung hịa kịp thời lượng tiền mua ngoại tệ để kiểm soát lạm phát, bình ổn tỷ giá, từng bước giúp NHNN chuyển dần từ điều hành theo khối lượng sang điều hành theo giá (lãi suất).
Minh chứng là thị trường mở đã có sự tăng trưởng, phát triển khơng ngừng về doanh số giao dịch cũng như số lượng thành viên thị trường; Khối lượng giao dịch thị trường mở theo đó cũng tăng mạnh qua các năm; Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện linh hoạt qua các kênh trọng tâm nhằm duy trì lãi suất liên ngân hàng trong biên độ phù hợp để hỗ trợ ổn định tỷ giá nhưng vẫn cân đối tạo điều kiện giảm lãi suất.
Thứ năm, hoàn thiện các quy định về chính sách tỷ giá, quản lý TTNT.
Để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường, các quy định về chính sách tỷ giá, quản lý TTNT cần được hoàn thiện theo hướng sau:
- Về cơ chế tỷ giá hối đoái, cần sửa đổi, bổ sung, thống nhất các quy định của Pháp lệnh ngoại hối liên quan đến nhiệm vụ, thẩm quyền của NHNN theo hướng nâng cao vai trị của NHNN trong việc cơng bố tỷ giá, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật NHNN Việt Nam. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần ban hành quy định về tỷ giá kỳ hạn đối với các giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi.
- Để đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của TTNT Việt Nam và năng lực, trình độ của các đối tượng được phép tham gia TTNT, Pháp lệnh ngoại hối cần sửa đổi các quy định liên quan đến đối tượng tham gia TTNT theo hướng quy định cơ chế NHNN chấp thuận bằng văn bản cho các TCTD tham gia TTNT được KD, cung ứng dịch vụ trên TTNT.
- Các Hiệp hội NH, Nhóm cơng tác NH, các TCTD cần chủ trì và phối hợp với NHNN xây dựng Bản thông lệ TTNT Việt Nam nhằm nâng cao khả năng tự quản của thành viên thị trường. Phối hợp với các thành viên tổ chức triển khai nhóm các giải pháp nâng cao năng lực KD và quản trị rủi ro trong KDNT của các TCTD.
Thứ sáu, hoàn thiện các quy định về quản lý dự trữ NT.
Pháp lệnh ngoại hối cần được chỉnh sửa, bổ sung quy định về việc sử dụng dự trữ NT nhà nước cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước, bổ sung quy định về quan hệ giữ quỹ dự trữ ngoại hối nói chung và ngân sách nhà nước, quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Tài Chính trong việc gửi tồn bộ số NT của Kho bạc Nhà nước tại NHNN nhằm góp phần cải thiện quy mơ dự trữ quốc tế gộp của Việt Nam.
Thứ bảy, hoàn thiện các quy định về HĐKD, cung ứng dịch vụ NT của
TCTD.Việc bổ sung, sửa đổi các quy định theo hướng siết lại kỷ cương và giấy phép cho phép mua, bán NT là giải pháp cần sớm được thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Chỉ các NHTM có đủ điều kiện, năng lực, uy tín và là thành viên của TTNT liên NH do NHNN kết nạp, tổ chức, quản lý và trực tiếp can thiệp mới được phép KDNT. Xố bỏ mơ hình và cơ chế đại lý hay uỷ quyền thu đổi NT, mặc dù mọi điểm giao dịch, thu đổi NT vẫn phát triển nhưng phải do NHTM được phép trực tiếp mở và quản lý theo cơ chế hạch tốn báo sổ hàng ngày, thơng mạch trực tuyến qua bảng điện tử online với hội sở chính để thống nhất tỷ giá và lượng giao dịch, cũng như công khai các điều kiện được mua, bán NT qua các điểm giao dịch của NHTM.