3.4. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động, hợp đồng mua bán ngoại tệ
3.4.1. Định hướng trong hoạt động mua bán ngoại tệ của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Quân đội
Trong những năm tới khi mà Việt Nam thực hiện cam kết gia WTO, CPTTP, FTA… các NH nước ngồi sẽ tự do vào nước ta khơng còn là việc chỉ mở chi nhánh như hiện nay. Và trên thực tế hiện nay thì trong năm 2018 này, đã có rất nhiều NH vốn nước ngoại được thành lập tại Việt Nam. Khi đó với sự tham gia của các NH nước ngồi thì ngành tài chính NH Việt Nam sẽ đem lại rất nhiều cơ hội và thách thức. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường là điều có thể nhìn thấy. Mà hiện tại thì sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nước đã và đang diễn ra hết sức khốc liệt. Chưa kể đến sự gia nhập của các NHTM nước ngoài trong tương lai với nguồn vốn và kinh nghiệm KD cao hơn chúng ta rất nhiều.Tuy nhiên, MBbank vẫn xác định mục tiêu trong thời gian tới là hội nhập và phát triển bền vững với vị thế là một NH hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam.
3.4.1.1. Chuẩn hóa quy trình hợp đồng mua bán ngoại tệ của Ngân hành Thương mại cổ phần Quân đội
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động MBNT tại MBbank, ta thấy nhìn chung các giao dịch tập trung vào các GDGN với loại NT là USD, các giao dịch phái sinh khác vẫn cịn rất hạn chế. Do đó trong thời gian tới, khi các nghiệp vụ về huy động và cho vay NT, thanh toán quốc tế phát triển với các sản phẩm mới thì hoạt động MBNT cũng phải đa dạng hóa và hồn thiện hơn nữa các nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của KH, cụ thể:
Thứ nhất, về nghiệp vụMBNT: MBbank cần đa dạng hoá hơn nữa HĐKDNT mà chủ yếu là đa dạng hố các loại hình nghiệp vụ MBNT. Hiện nay, hoạt động MBNT của MBbank chủ yếu mới thực hiện nghiệp vụ giao ngay còn các nghiệp vụ phái sinh chỉ chiếm một phần nhỏ. Vì vậy việc phát
triển các dịch vụ mới, đặc biệt là các giao dịch phái sinh giúp cho các dịch vụ MBbank phong phú hơn, chất lượng hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn cho KH, tạo điều kiện cho MBbank thu hút KH và duy trì khả năng cạnh tranh không những với các NH trong nước mà cịn với các NHTM nước ngồi.
Thứ hai, đưa vào KD nhiều loại NT khác nhau bên cạnh các loại NT phổ biến. Hiện nay, MBbank có mối quan hệ tương đối tốt với nhiều NH nước ngoài tại Việt Nam và nhu cầu của KH cũng rất đa dạng. Do đó để phục vụ KH tốt nhất, MBbank cần mở rộng KD với nhiệu loại NT khác nhau, nhất là NT của các nước có quan hệ ngoại thương mạnh với Việt Nam.
Thứ ba, cải tiến các phương pháp quảng bá thông tin về các giao dịch NT phái sinh đến KH. Đẩy mạnh hoạt động marketing và tăng cường cơng tác tư vấn cho KH vì trong tình hình thực tế ở VN hiện nay, đa số các KH đều chưa có những hiểu biết đầy đủ, tồn diện về thị trường, chưa nhận thức được rủi ro mà mình đang phải đối mặt cũng chưa có khái niệm sử dụng sản phẩm hiện đại của NH để phòng ngừa các rủi ro đó. Việc phát triển dịch vụ tư vấn của các NHTM sẽ góp phần nâng cao hiệu quả KD cho các DN. Đồng thời tạo lập niềm tin của KH đối với NH.
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào HĐKDNT, coi công nghệ là
nền tảng để triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới. MBbank cần triển khai chương trình hiện đại hóa NH song song với việc đầu tư, mua sắm các phần mềm KDNT tiên tiến trên thế giới.
3.4.1.2. Đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là các sản phẩm mang tính chất bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng
Hiện tại USD vẫn là NT được các doanh nhiệp xuất nhập khẩu sử dụng chủ yếu trong thanh tốn quốc tế. Trong các NHTM nói chung và MBbank nói riêng thì từ huy động đến cho vay, dự trữ hay KDNT đến các dịch vụ thanh toán quốc tế đều sự dụng USD là chính. Tại MBbank thì doanh số
MBNT là USD chiếm tới hơn 75%. Do đó để đa dạng hóa trong KD đồng thời hạn chế rủi ro biến động tỷ giá USD thì cần đa dạng hóa NT sử dụng. Do đó, hội sở chính cần có kế hoạch cụ thể về một cơ cấu NT hợp lý theo hướng đa dạng hóa các loại ngọai tệ mạnh khác như EUR vì đây cũng là một NT mạnh khác trong thời gian gần đây cạnh tranh mạnh mẽ với USD trên thị trường quốc tế để tránh phụ thuôc vào USD. Như trong thời gian tháng 3 và 4 năm 2018 vừa qua tỷ giá USD biến động giảm mạnh làm các NH không dám mua USD và sau đó tỷ giá lại tăng mạnh trở lại do cầu USD cao mà cung thấp cộng với lãi suất VND tăng cao làm cho HĐKDNT chủ yếu là USD của các NH nói chung khơng phát triển.
Biện pháp này sẽ khơng thể thành cơng nếu khơng có sự phối hợp thực hiện của cả nhà nước và các DN xuất nhập khẩu vì nếu chỉ MBbank và các NH thực hiện trong khi thị trường vẫn chỉ ưa thích USD thì sẽ khơng thể thành cơng. Việc đa dạng hóa NT trong KD, giảm tịnh trạng phụ thuộc quá nhiều vào USD còn giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển lành mạnh hơn.
Như đã phân tích thưc trạng của MBbank hiện nay MBbank đang thực hiện 3 loại giao dịch NT đó giao ngay, kỳ hạn, hốn đổi trong đó chủ yếu là nghiệp vụ giao ngay chiếm tới hơn 90% các giao dịch của MBbank cịn đối với nghiệp vụ kỳ hạn thì đơi khi cũng thực hiện nhưng với số lượng không lớn. Nghiệp vụ hốn đổi thậm chí cịn ít hơn mặc dù đây là 2 nghiệp vụ giao dịch phòng ngừa rủi ro hết sức hữu hiệu nhưng vẫn chưa thực sự phát triển. Còn đối với giao dịch tương lai một mặt do nguồn lực chưa cho phép, mặt khác trên thị trường tương lai vẫn chưa phát triển ở Việt Nam.
Do đó đối với các giao dịch NT trong thời gian tới thì MBbank cần định hướng là tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động GDGN bằng cách thực hiện tốt chiến lược thu hút KH nhằm nắm vững và mở rộng thị phần đang có. Đối với nghiệp vụ kỳ hạn, hốn đổi NT mà chủ yếu là với USD và VND cần giới
thiệu, tư vấn để KH có thể hiểu rõ về nghiệp vụ cũng như những lợi ích mà các nghiệp vụ này mang lại. Từ đó sẽ là cơ sở để KH tham gia các giao dịch NT này với NH. Từ đó có được ưu thế cạnh tranh trong các giao dịch tương lai tiền tệ với các NH khác.
3.4.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ kinh doanh ngoại tệ
Nhân tố con người ln đóng vai trị là trung tâm trong mọi lĩnh vực bởi con người là người tổ chức nên các hoạt động và cũng duy trì sự phát triển của các hoạt động đó. Đối với lĩnh vực MBNT là một lĩnh vực địi hỏi nhiều về trí tuệ, kiến thức, phát huy mạnh mẽ nhân tố con người càng phải được nhấn mạnh. Chính vì nhân tố con người mà tại MBbank việc tổ chức bộ phận middle office cịn hạn chế. Bộ phận này hầu như chưa có cán bộ có đủ khả năng để quản lý rủi ro trong MBNT. Việc phát huy nhân tố con người cần phải được thực hiện một cách thơng nhất, tồn diện, từ đội ngũ cán bộ KD cho đến ban lãnh đạo.
Đối với các cán bộ lãnh đạo, để đưa ra được những quyết định vi mô hay vĩ mô, những quyết định trước mắt haylâu dài địi hỏi phải có kiến thức tồn diện, nắm rõ hệ thơng văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động MBNT của NHNN, nắm rõ tình hình thị trường đồng thời có khả năng dự báo xu hướng biến động của thị trường để khơng bỏ lỡ cơ hội KD và thích ứng linh hoạt với những biến động bất ngờ của thị trường nhằm hạn chế tổn thất ở mức thấp nhấp. Đồng thời, cán bộ lãnh đạo cần có kỹ năng phân bổ hạn mức giao dịch hợp lý tùy theo kinh nghiệm trình độ của từng cán bộ KD (dealer), điều này yêu cầu sự sâu sát của lãnh đạo đối với nhân viên.
Đối với cán bộ KD, ngoài những phẩm chất cần thiết như nhanh nhẹn, sáng tạo, chủ động, cần phải nắm vững chun mơn, quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó họ cũng thường xun phải tìm hiều sự thay đổi của các văn bản qui
định về thực hiện giao dịch hối đoái của NHNN, hiểu rõ sự tiện ích của các nghiệp vụ KD để có thể tư vấn cho KH thực hiện nghiệp vụ này. Đặc biệt, cán bộ KD cần phải có khả năng ứng dụng cơng nghê thơng tin. Dựa trên những định hướng cơ bản đó MBbank nói riêng và các NH nói chung có định hướng cho công tác tuyển dụng, đãi ngộ phù hợp và đúng đắn để phat huy tốt nhất nhân tố con người trong MBNT.
Cụ thể ở khâu tuyển dụng, MBbank cần đặt ra các tiêu chuẩn cơ bản về kinh nghiệm làm việc, về chuyên môn trong lĩnh vực MBNT, về ngoại ngữ và tin học làm cơ sở để tổ chức tuyển chọn một cách công khai và khách quan. Sau khi đã được tiếp nhận thì cán bộ KD cần tiếp tục được bồi dưỡng hoặc được đào tạo một khóa về nghiệp vụ trước khi bắt đầu cơng việc. Chẳng hạn với hệ thông giao dịch Dealing 3000 tại MBbank nếu không biết cách sử dụng hệ thống này thì sẽ mất thời gian để làm quen nhưng nếu được đào tạo thì cán bộ KD sẽ có thể tiếp cận sử dụng ngay hệ thống này mang lại hiệu quả KD cao hơn. Sau đó qua q trình làm việc có thể dần dần đào tạo chun sâu và đặc biệt là với các cán bộ có khả năng và nhiệt huyết trong cơng việc thì MBbank có thể cử đi học nước ngồi sau đó sẽ về giúp NH trong q trình phát triển ở những vị trí quản lý.
Ngồi ra với những vị trí mà khơng có cán bộ đủ trình độ đảm nhiệm như vị trí quản trị rủi ro thì MBbank có thể tuyển các cán bộ phân tích thị trường giỏi. Sau đó từ từ đào tạo để có thể trở thành một nhà quản trị rủi ro cho NH trong lĩnh vực MBNT.
Việc phát huy nhân tố con người ở đây khơng chỉ có cơng tác đào tào bởi vì con người là một thực thể tồn tài rất đa dạng. Không phải cứ đào tạo giỏi là họ sẽ cống hiến hết mình vì cơng việc. Mà MBbank cần có những chế độ đãi ngộ và khen thưởng một cách hợp lý. Với những cán bộ giỏi, năng động trong việc KD, đưa ra những ý tưởng hay sáng kiến trong KD cần được
NH khen thưởng hoặc tăng lương. Hoặc đối với các cán bộ KD giỏi, MBbank có thể thực hiện biện pháp mức thưởng gắn với lợi nhuận mà cán bộ mang về cho NH. Với biên pháp đó sẽ làm cho các can bộ nỗ lực trong việc KD để không ngừng tăng lợi nhuận cho NH. Các cán bộ sẽ phát huy được hết khả năng và tinh thần trách nhiêm trong công việc.
3.4.2. Kiến nghị đối với công tác bản hành văn bản, quản lý hoạt độngmua bán ngoại tệ đối với Ngân hàng nhà nước