Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần quân đội quân đội (Trang 49 - 54)

hợp đồng mua bán ngoại tệ

Việc mua, bán NT tiền mặt của cá nhân (đổi NT) phải được thực hiện tại TCTD được phép theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối và Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29/8/2011 của NHNN quy định việc mua, bán NT tiền mặt của cá nhân với TCTD được phép. Theo điều 3 Thông tư 20/2011/TT-NHNN, việc mua NT tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán NT tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của TCTD được phép phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc bán NT tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua NT tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của TCTD được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các đại lý đổi NT của TCTD được phép. TCTD được phép là các NH, TCTD phi NH và chi nhánh NH nước ngoài được KD, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức kinh tế không phải là TCTD muốn cung cấp dịch vụ đổi NT phải đăng ký để được NHNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi NT theo quy định tại Điều 4 Nghị định 89/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi NT, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả NT của tổ chức kinh tế.

Về giao dịch vãng lai

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 như sau:“Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn”. Như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện theo nguyên tắc họ được mua, chuyển, mang NT ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai, họ phải xuất trình chứng từ và chịu trách nhiệm về các chứng từ liên quan đến giao dịch thanh toán, chuyển tiền và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam [73].

Đối với thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, người cư trú là tổ chức, cá nhân có nguồn thu NT từ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ phải chuyển tiền vào tài khoản NT mở tại các TCTD được phép, phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán, trường hợp muốn giữ lại một phần số NT đó ở nước ngoài thì phải được NHNN cho phép, số NT còn lại phải chuyển vào tài khoản mở tại TCTD trong nước.

Đối với chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam, theo quy đinh tại Nghị định số 70/2014/NĐ-CP thì người cư trú là tổ chức có NT thu được từ chuyển tiền một chiều phải chuyển vào tài khoản NT mở tại các TCTD hoặc bán cho các TCTD. Người cư trú là cá nhân được quyền gửi vào tài khoản NT hoặc rút tiền mặt để cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho TCTD được phép, chuyển, mang ra nước ngoài, thanh toán cho các đối tượng được phép thu NT tiền mặt. Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng NT tiền mặt để gửi tiết kiệm NT tại TCTD được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi. Người cư trú, người không cư trú không được gửi ngoại hối trong bưu gửi.

Đối với chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài, theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP thì người cư trú là tổ chức được chuyển tiền để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của NHNN. Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển NT ra nước ngoài để sử dụng cho các mục đích như học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài… Người cư trú, người không cư trú là người nước ngoài có NT trên tài khoản hoặc có nguồn thu nhập hợp pháp bằng NT thì được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng VND thì được mua NT để chuyển, mang ra nước ngoài.

Theo Điều 9 Pháp lệnh ngoại hối 2013 thì người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi xuất, nhập cảnh được phép mang theo người số lượng NT hoặc tiền mặt VND theo mức quy định của NHNN trong từng thời kỳ phù hợp với chính sách hoạt động MBNT của Nhà nước.

Về giao dịch vốn

Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú với mục đích đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, chủ yếu diễn ra

trong các lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, vay, trả nợ nước ngoài và cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt Nam (Khoản 4 Điều 1 Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/PL-UBTVQH13) [72].

Đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh ngoại hối điều chỉnh hoạt động của nhà đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong đầu tư trực tiếp, khi chuyển vốn đầu tư bằng NT vào Việt Nam và khi chuyển vốn, trả lãi vay và các khoản thu nhập hợp pháp khác ra nước ngoài, người cư trú là DN có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác KD phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng NT mở tại TCTD được phép tại Việt Nam. Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, các đối tượng trên cũng được mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng VND tại TCTD được phép nơi các đối tượng trên đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng NT. Các nguồn thu hợp pháp từ các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được sử dụng để tái đầu tư, chuyển ra nước ngoài, nếu nguồn thu là đồng VND thì được mua NT tại các TCTD được phép.

Trong đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND tại TCTD được phép để thực hiện đầu tư và mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp. Vốn đầu tư bằng NT phải chuyển sang VND để đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng các nguồn thu hợp pháp từ hoạt động đầu tư gián tiếp để tái đầu tư hoặc mua NT tại TCTD được phép và chuyển ra nước ngoài.

Về sử dụng NT trên lãnh thổ Việt Nam

Ngoài việc cấm sử dụng NT trong các giao dịch thanh toán, niêm yết, quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại

hối 2013; Điều 13 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP còn quy định người cư trú và người không cư trú là cá nhân có NT tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho TCTD được phép, chuyển, mang ra nước ngoài phục vụ cho các mục đích hợp pháp, thanh toán cho các đối tượng được phép thu NT tiền mặt. Người cư trú là công dân Việt Nam có NT tiền mặt được gửi tiết kiện, rút tiền gốc và lãi bằng NT tiền mặt. Đối với việc mở tài khoản, người cư trú và người không cư trú được mở tài khoản tiền gửi bằng NT ở trong nước để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định. Người cư trú là tổ chức, cá nhân có quyền mở và sử dụng tài khoản NT ở nước ngoài để đáp ứng nhu cầu chính đáng, hợp pháp theo quy định của pháp luật. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản VND theo quy định.

Về hoạt động cung ứng dịch vụ liên quan đến ngoại tệ

Cung ứng dịch vụ liên quan đến NT trên thị trường luôn được xem là một trong những nội dung quan trọng trong cấu trúc nghiệp vụ KD của TCTD. Tùy theo từng loại hình TCTD, pháp luật có quy định khác nhau về phạm vi cung ứng dịch vụ NT của các đối tượng này. Đối với TCTD là NH, khi đáp ứng các điều kiện do NHNN quy định, NH được phép cung ứng một số dịch vụ có liên quan đến NT trên thị trường trong nước như: Huy động vốn, cho vay và bảo lãnh bằng NT; cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán, nhận và chi, trả NT… NH được phép cung ứng các dịch vụ NT trên thị trường quốc tế như: cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế; tham gia các thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh ở nước ngoài.

Các tổ chức không phải là TCTD được cung ứng dịch vụ đại lý đổi NT cho TCTD; nhận, chi, trả NT và thực hiện dịch vụ có liên quan đến NT theo sự cho phép của NHNN. Theo Quy chế đại lý đổi NT ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 của Thống đốc NHNN,

hoạt động thu đổi NT được thực hiện qua mạng lưới thu đổi trực tiếp của hệ thống NH và các tổ chức kinh tế làm dịch vụ đại lý đổi NT được các NHTM uỷ nhiệm. Với mục tiêu vừa thu hút NT vào hệ thống NH, vừa đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, chính sách quản lý ngoại hối đối với đại lý đổi NT đã chuyển hướng sang quản lý về chất và đặc biệt chú trọng công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng khác để đảm bảo hoạt động thu đổi NT được thực hiện hiệu quả, đúng pháp luật.

Về quản lý thị trường ngoại tệ

Theo quy định tại Khoản 18 Điều 14 Pháp lệnh ngoại hối 2005 thì “TTNT là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại NT. TTNT của Việt Nam bao gồm TTNT liên NH và TTNT giữa NH với KH”. Theo Nghị định số 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối 2013 thì “TTNT liên NH là thị trường cho các giao dịch giữa NHNN Việt Nam với các TCTD được phép và giữa các TCTD được phép với nhau. Các thành viên tham gia TTNT liên NH thực hiện MBNT theo các phương thức, loại hình nghiệp vụ giao dịch trên cơ sở các thoả thuận, cam kết giữa các bên theo thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam”. TTNT liên NH (Interbank) là hình thức phát triển cao nhất của thị trường ngoại hối, là nơi các NH trao đổi các loại tiền tệ khác nhau.Trên TTNT, NHNN đóng vai trò tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ, thực hiện việc mua, bán NT để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần quân đội quân đội (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)