Tổng quan hoạt động giao dịch mua bán ngoại tệ của Ngân hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần quân đội quân đội (Trang 62)

3.2.1. Quy trình, thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán ngoại tệ tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

MB là đơn vị hoạt động rất năng động trên thị trường tiền tệ với các đối tác là các định chế tài chính NH và phi NH, trong nước và quốc tế. Trong hoạt động đầu tư giấy tờ có giá, MBbank đã tận dụng được các thời điểm khi lãi suất chiết khấu của các trái phiếu Chính phủ Việt Nam lên mức rất cao để ra các quyết định đầu tư hợp lý. Do vậy, danh mục trái phiếu của MBbank có tỷ trọng trái phiếu chính phủ chiếm phần lớn với hiệu quả đầu tư cao, đồng thời MBbank có thể sử dụng linh hoạt các trái phiếu này cho các hoạt động thị trường mở với NHNN khi cần thiết.

Các sản phẩm phái sinh như hoán đổi tiền tệ (SWAP), quyền chọn NT, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi lãi suất đã được MBbank tư vấn cung cấp cho các KH và sử dụng trong quản trị rủi ro cho chính danh mục của mình.Năm 2017, với mạng lưới giao dịch ngày càng mở rộng cùng với nhu cầu tăng cao của KH, MBbank đang đáp ứng đầy đủ các dịch vụ về giao dịch NT cho KHDN và cá nhân. Các nhu cầu giao dịch NT của KH là DN hay tổ chức tập trung vào một số mục đích cụ thể như thanh tốn quốc tế, trả nợ vay, chuyển vốn đầu tư trong ngoài nước; trong khi giao dịch NT của KH cá nhân phục vụ giao dịch kiều hối, chuyển tiền du học, du lịch, chữa bệnh...

MBbank đã giao dịch với KH hầu hết các loại NT mạnh như đô la Mỹ, Euro, Bảng Anh, Yên Nhật, đô la HongKong, đô la Úc, đô la Canada, đô la Singapore, Franc Thụy Sỹ... thông qua đồng tiền đối ứng là đồng Việt Nam hoặc một loại NT khác. Tỷ giá giao dịch với KH luôn ở mức cạnh tranh và chiếm được niềm tin của các KH lớn và uy tín.

Các sản phẩm ngoại hối được giao dịch bao gồm: MBNT giao ngay; giao dịch kỳ hạn; giao dịch hoán đổi NT, giao dịch quyền chọn giữa NT và NT. Tổng doanh số giao dịch tăng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số giao dịch ngoại hối năm 2015 là 3,6 tỷ đô la Mỹ; năm 2016 là 4,7 tỷ đô la Mỹ (tăng 131% so với năm 2015), năm 2017 con số trên đã là 6,27 tỷ đô la Mỹ (tăng 33% so với năm 2016).

Qui trình thủ tục là một trong 3 yếu tố (con người, cơng nghệ và qui trình thủ tục) quan trọng hàng đầu cấu thành nên bất cứ HĐKDNH nào. Trong hoạt động GDMBNT tại MBbank cũng vậy để phát triển hoạt động GDMBNT cần thực hiện đúng các thủ tục và quy trình liên quan đến hoạt động này:

Trong đó phịng KD tiền tệ (Treasuary) thực hiện các hoạt động chính sau:

Phịng kinh doanh tiền tệ

(Treasury)

Hoạt động trên thị Hoạt động trên thị Hoạt động trên Hoạt động kinh trường tiền tệ trường hàng hóa thị trường trái doanh ngoại tệ (Money market) tương lai (Future phiếu (Bond (Foreign exchange)

commodity) market)

(Nguồn: Văn phòng Sở giao dịch NHTMCPQĐ) HĐKDNT (Foreign

exchange) đây là hoạt động truyền thống của hội sở chính của MBbank với việc KD hầu như tất cả các NT chính mà KH có nhu cầu. Hoạt động này hình thành từ năm 1994 nhưng đến năm 2004 mới thực sự phát triển và đặc biệt phát triển mạnh từ năm 2006 trở lại đây. Hoạt

động MBNT tại chi nhánh gồm các hoạt động chủ yếu là giao dịch trực tiếp với KH quen thuộc, quản lý chi nhánh và giao dịch liên NH.

Trước hết, MBbank cần hoàn thiện thủ tục về luân chuyển chứng từ. Thông thường khi giao dịch NT được xác nhận cán bộ tại HSC phải qua 2 lần ký mới chuyên sang bộ phận kế tốn, như vậy rất mất cơng và tốn thời gian. Vậy có thể thực hiện qua một lần ký bằng cách giao quyền chủ động cho cán bộ giao dịch. Khi xác nhận giao dịch thì cán bộ có thể ký chứng từ và xác nhận giao dịch luôn với giao dịch liên NH và cả giao dịch với chi nhánh cũng vậy. Làm như vậy sẽ tăng trách nhiệm với mỗi cán bộ và lúc này phát huy yếu tố con người là rất cần thiết. Việc thủ tục chứng từ chỉ qua một lần ký sẽ làm tăng hiệu quả làm việc.

Thứ hai, là hệ thông chi nhánh của MBbank qua lớn mà hàng ngày lượng giao dịch với chi nhánh và hội sở chính cũng nhiều. Với qui trình quản lý tới các chi nhánh về hạn mức, giao dịch từ hội sở chính là rất tốn cơng. Vậy MBbank có thể giao hạn mức tới từng chi nhánh hoặc cho chi nhánh quyền tự chủ trong KD nhất định, cho chi nhánh tự chịu trách nhiệm với hoạt động MBNT. Khi nào mà chi nhánh vượt trạng thái hạn mức hay KD thua lỗ thì hội sở chính mới đứng ra quản lý. Làm như vậy sẽ tăng tính chủ động của các chi nhánh trong việc KD và cũng giúp hội sở chính giảm bơt khối lượng cơng việc hằng ngày.

Thứ ba, MBbank đã hoàn thiện thủ tục và qui trinh trong hoạt động tự

doanh ngoại hối. Tức là mua vào NT lúc tỷ gia thấp và bán ra lúc tỷ giá cao. Đây là một hoạt động có tiềm năng sẽ mang lại lợi nhuận cao cho NH nhưng lại địi hỏi yếu tố con người vì nó cần sự phân tích thị trường và khả năng lượng hóa được các yếu tố rủi ro trên thị trường. Có như vậy hoạt động tự doanh mới có thể thành cơng.

Có thể nói rằng 3 yếu tố con người, cơng nghệ và qui trình thủ tục gắn liền với nhau. Sự phát triển của 3 yếu tố này phải song song thì hoạt động MBNT của MBbank mới có thể phát triển hồn thiện cũng như trong các HĐKDNH khác.

3.2.2. Thực trạng triển khai các loại hợp đồng mua bán ngoại tệ củaNgân hành Thương mại cổ phần Quân đội Ngân hành Thương mại cổ phần Quân đội

3.2.2.1. Hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay

Mục tiêu sản phẩm: Đáp ứng ngay nhu cầu mua bán giữa NT với VND hoặc giữa NT này với NT khác trong cùng ngày hoặc tối đa sau 2 ngày làm việc.

Lợi ích khi thực hiện giao dịch tại MBbank

Giao dịch tại bất kỳ chi nhánh, điểm giao dịch nào của MBbank trong cả nước và chi nhánh MBbank tại nước ngoài. Tỷ giá mua bán cạnh tranh; Giao dịch được thực hiện trên 30 loại NT bao gồm các loại NT mạnh và NT của các quốc gia từ nhiều vùng và lãnh thổ trên thế giới; DN được tư vấn thường xuyên, liên tục ngắn hạn hoặc dài hạn về diễn biến tỷ giá nhằm đạt hiệu quả tốt nhất từ giao dịch; Không phải trả phí cho các GDMBNT giao ngay.

Cơ sở để xác định tỷ giá giao ngay là các giao dịch liên NH đầu ngày để MBbank xác định một mức tỷ giá phù hợp cạnh tranh. Tuy nhiên tỷ giá giao dịch đối với USD theo qui định của nhà nước là không vượt quá 1% biên độ của tỷ giá bình quân NHNN công bố.

KH thực hiện các GDGN với NH rất đa dạng: có thể là các DN có hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu, chuyển tiền nước ngồi; hoặc các DN có nhu cầu vay, trả bằng NT ở thời điểm hiện tại; các DN chuyển tiền kiều hối hoặc có các khoản từ nước ngoài như tài trợ, viện trợ…

3.2.2.2. Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn

Mục tiêu sản phẩm: Bảo hiểm 100% biến động tỷ giá từ khi DN ký hợp đồng ngoại thương, hợp đồng vay mượn NT, hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu

máy móc cơng nghệ…cho đến khi thực hiện thanh tốn theo quy định NT từng thời kỳ.

Lợi ích khi thực hiện giao dịch tại MBbank

Sản phẩm kỳ hạn giúp DN phòng vệ rủi ro biến động tỷ giá; Cố định chi phí, thu nhập phát sinh từ NT trong các phương án KD; Giao dịch tại bất kỳ chi nhánh, điểm giao dịch nào của MBbank trong cả nước và chi nhánh MBbank tại nước ngoài.

Tỷ giá mua bán cạnh tranh; Giao dịch được trên 12 loại NT bao gồm các loại NT mạnh và NT của các quốc gia từ nhiều vùng và lãnh thổ trên thế giới; DN được tư vấn thường xuyên, liên tục ngắn hạn hoặc dài hạn về tỷ giá nhằm đạt hiệu quả tốt nhất từ giao dịch; Không phải trả phí cho các GDMBNT kỳ hạn.

Doanh số giao dịch kỳ hạn của MBbank ước chừng đạt khoảng 8%. Các hợp đồng kỳ hạn chủ yếu được thực hiện giữa NH với NH khác nhằm chuẩn bị nguồn NT trước trong thời điểm khan hiếm NT, tỷ giá có xu hướng tăng. Trong khi đó, số DN xuất nhập khẩu tiến hành hoạt động này như một cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá thì chưa có nhiều. Một số trường hợp khi thỏa thuận hợp đồng, DN xuất nhập khẩu cần phải cố định tỷ giá với đối tác và tỷ giá tại thời điểm đó cũng là hợp lý thì họ mới chấp nhận làm forward, cịn thơng thường số lượng hợp đồng kỳ hạn với mục đích bảo hiểm là rất ít.

3.2.2.3. Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ

Mục tiêu sản phẩm: Sản phẩm hoán đổi NT là giải pháp phù hợp nhất với DN nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về giao dịch với nhiều loại tiền tệ khác nhau (VND, USD, EUR…) tại thời điểm khi DN dư loại tiền này nhưng lại cần loại tiền khác nhưng không muốn bán loại tiền DN hiện có.

Một giao dịch hốn đổi NT gồm 2 giao dịch đồng thời: một GDMBNT giao ngay (hoặc kỳ hạn) và một giao dịch kỳ hạn để MBNT tại thời điểm

trong tương lai nhưng theo chiều ngược lại. Giao dịch hốn đổi NT có kỳ hạn nhất định, hết thời hạn này, DN và MBbank nhận lại đồng tiền của mình.

Lợi ích khi thực hiện giao dịch tại MBbank

DN không bán mà chỉ vay loại tiền tệ đối ứng trong 1 khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu thanh khoản hiện thời của DN. DN sẽ không phải gánh chịu rủi ro tỷ giá như trong những GDMBNT giao ngay và kỳ hạn. DN cũng khơng phải trả phí như trong giao dịch quyền chọn.

Tại MBbank số lượng giao dịch hoán đổi NT chưa đến 1% tổng số giao dịch và tất cả đều được tiến hành trên Interbank. Hầu hết các giao dịch swap của MBbank là để cân đối nguồn vốn nội tệ và NT của NH khi có sự chênh lệch gây bất lợi cho hoạt động chung. Kiểu Swap của MBbank là kết hợp một GDGN và một giao dịch kỳ hạn.

3.3. Những khó khăn vƣớng mắc và nguyên nhân gây ra trong hoạt động ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ tại Ngân hành Thƣơng mại cổ phần Quân đội

3.3.1. Khó khăn, vướng mắc

Thứ nhất, thiếu nhu cầu thực sự từ phía KH:

Chế độ tỷ giá chịu sự điều tiết lớn của NHNN là một trong những nguyên nhân chính khiến cho thị trường phái sinh ở Việt Nam vẫn chưa phát triển. Hầu hết các giao dịch của các DN nhập khẩu được thanh toán bằng đồng USD (chiếm hơn 90%) và rủi ro về biến động tỷ giá là không lớn nên các DN ít quan tâm đến việc sử dụng các cơng cụ phái sinh. Hơn nữa, thị trường tiền tệ Việt Nam chưa gặp những biến động lớn, lãi suất tương đối ổn định, cũng khiến cho các dịch vụ phái sinh kém hấp dẫn. Khối lượng giao dịch kỳ hạn còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế và chưa tạo được sự hấp dẫn với KH. Xuất phát từ việc tỷ giá giữa USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố và được NHNN can thiệp khá ổn định với

mục đích hỗ trợ cho xuất khẩu nên KH không quan tâm đến vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tính hiệu quả kém của thị trường, làm cho các giao dịch phái sinh không phát huy hết vai trị là cơng cụ dựa trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường để hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận.

TTNT của Việt Nam còn khá mới mẻ. Hoạt động của TTNT liên NH vì thế cũng chiếm tỷ trọng chưa cao. Phần lớn các giao dịch liên NH tại MBbank chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn cung cầu về NT cho đối tượng KH. HĐKDNT nhằm kiếm lời từ việc tạo trạng thái NT cuối ngày cũng như dự báo trước tỷ giá hối đoái được xem là tồn tại nhiều rủi ro nên MBbank cũng khơng q chú trọng. Chính vì thế, mảng KDNT trên TTNT liên NH vẫn chưa thực sự là thế mạnh của MB, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số giao dịch.

Thứ hai, KH thiếu kiến thức, hiểu biết về các loại giao dịch NT:

Các DN Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các luồng phải thu, phải trả bằng NT của mình do nhận thức của các DN về các công cụ phái sinh vẫn chưa phổ biến. Với các giao dịch truyền thống Spot, NH và các KH đều có thể nắm bắt kịp thời sự biến động, tỷ giá hối đoái. Tỷ giá thực hiện giao dịch được thể hiện trên bảng niêm yết mỗi ngày ở MBbank. Trong khi tiến hành thực hiện một giao dịch phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, KH phải tính tốn kỹ từng chi tiết như tỷ giá thực hiện, tình hình biến động, lãi suất và cả mức phí mà NH đưa ra trong giao dịch forward, swap,…So sánh về điểm này, giao dịch Spot dễ dàng và đơn giản hơn nhiều.

Do đó mặc dù hiểu được lợi ích của các sản phẩm phái sinh nhưng với những hạn chế nhất định về kiến thức, e ngại khả năng đoán lệch xu hướng thị trường, các KH vẫn chưa mặn mà với các sản phẩm phái sinh.

Đơla hóa là tình trạng đồng NT thay thế đồng bản tệ trong việc thực hiện các chức năng của tiền tệ là dự trữ giá trị, phương tiện thanh tốn và đơn vị tính tốn. Tại Việt Nam, đơla hóa khơng chính thức vẫn khá phổ biến với thói quen dự trữ bằng NT, giao dịch, mua bán, niêm yết giá bằng NT. Đây cũng là một nguyên nhân cản trở HĐKDNT tại các NHTM Việt Nam. Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ đơla hóa ở Việt Nam trong những năm gần đây luôn ở mức trên 20%, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia…chỉ khoảng 7 – 10%.

Việc TTNT mặt, NT nhập lậu còn khá phổ biến và sự hoạt động của TTNT tự do đã góp phần làm giảm tầm quan trọng của hoạt động giao dịch NT tại các NHTM nói chung và tại MBbank nói riêng do các quan hệ vay - trả bằng NT lấn át các quan hệ MBNT hoặc tỷ giá MBNT trên thị trường mất cân bằng, tình trạng đơla hóa càng thêm khó khăn cho việc ổn định trở lại TTNT khiến cho tỷ giá không phản ánh chính xác cung cầu NT.

Bên cạnh đó, đơla hóa làm giảm nhu cầu phát triển các cơng cụ phịng ngừa rủi ro trên TTNT vì tâm lí có thể huy động nguồn NT từ kênh thị trường tự do. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển TTNT mà các DN cũng đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn do khơng có cơng cụ phịng ngừa rủi ro khi đồng đơla Mỹ biến động bất thường. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến HĐKDNT tại MBbank nhất là đối với việc phát triển các sản phẩm phái sinh.

3.3.2. Nguyên nhân

3.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất là yếu tố con người. Trong bất kỳ một hoạt động nào thì yếu tố con người ln tạo nên tất cả. Ở MBbank các cán bộ thực hiện hoạt động động MBNT đã thật sự nắm vững nghiệp vụ, có khả năng phân tích thị trường thực hiện rất tốt các giao dịch nhưng cán bộ trong việc kiểm sốt rủi ro thì lại

khơng có bởi đây là một vị trí địi hỏi người có khả năng phân tích thị trường cao và phải có khả năng nhận biết rủi ro.

Thứ hai, là yếu tố công nghệ. Hiện tại NH sử dụng hệ thông giao dịch của Reuter dealing 3000 để thực hiện giao dịch liên NH, đây là hệ thộng khá hiện đại và trên thị trường Việt Nam hiện nay thì đây là hệ thống hiện đại vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần quân đội quân đội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)