của ngân hàng thƣơng mại
2.3.1. Ưu điểm
Thực trạng pháp luật về điều chỉnh hoạt động MBNT của NHNN đối với các NHTM có những thành cơng như:
Thứ nhất, NHNN cũng đã chủ động điều hành tỷ giá đảm bảo tỷ giá ổn
định không biến động lớn trước diễn biến của kinh tế thế giới. Thực tế cho thấy, NHNN đã dự báo khá sát diễn biến của thị trường cũng như diễn biến kinh tế vĩ mơ, từ đó, chủ động điều chỉnh lãi suất, tỷ giá theo mục tiêu điều hành CSTT. Nhờ đó mà diễn biến tỷ giá ổn định, lịng tin vào đồng tiền Việt Nam được nâng cao, các tổ chức, các nhân tiếp tục bán NT cho hệ thống NH, nhờ đó NHNN có thể mua được NT từ các TCTD để bổ sung dự trữ ngoại hối của Nhà nước, góp phần nâng cao năng lực tài chính và vị thế quốc gia.
Thứ hai, về cơ bản, Pháp lệnh ngoại hối 2013 đã bổ sung quy định về việc người cư trú, người không cư trú không được gửi ngoại hối trong bưu gửi
nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực NT, tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi một số đối tượng cố tình tìm cách lách. Ngồi ra, việc cá nhân dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt ở nước ngồi cũng khó có thể quản lý được. Và đây là những kẽ hở để các đối tượng lợi dụng chuyển tiền phi pháp cho các hoạt động cá cược bóng đá, đánh bạc... Chính vì vậy, pháp luật cần bổ sung thêm các quy định về các giao dịch bị cấm hoặc hạn chế, tăng mức phạt hoặc chuyển sang xử lý hình sự để từ đó tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho công tác hoạt động MBNT.
Thứ ba, NHNN đã thiết lập một kỷ luật thị trường chặt chẽ, hạn chế đáng kể tình trạng “đơ la hóa” nền kinh tế. Với việc thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm chống “đơ-la hóa” và giảm liên tục xuống các mức 15,3% năm 2012, mức 14,5% năm 2013, mức 13,2% năm 2014 và chỉ còn 12,9% năm 2015 và dưới 12% năm 2016 [97].
Thứ tư, NHNN đã sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác thể hiện sự nhất quán ổn định thị trường. Đồng thời với việc điều hành tỷ giá trung tâm một cách linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, NHNN còn chủ động thực hiện nhiều giải pháp khác mang tính hỗ trợ để ổn định thị trường, như: trấn an tâm lý dân chúng thông qua phương tiện truyền thông, cam kết trên thị trường mở, hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM…Những biện pháp này thể hiện sự quyết tâm và nhất quán của NHNN trong việc ổn định thị trường ngoại hối, nâng cao lòng tin của dân chúng vào sự điều hành của NHNN.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành công về thực trạng pháp luật về quản lý hoạt động MBNT thì những hạn chế trong hoạt động này cụ thể như sau:
Thứ nhất, một số quy định của Pháp lệnh ngoại hối 2005 sửa đổi Pháp
lệnh ngoại hối 2013 và Nghị định số 70/2014/NĐ-CP vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Mặc dù hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và NH nhưng vẫn còn những quy định mang tính chung chung, các nội dung về đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể nên trên thực tế khó áp dụng và gây ra sự hiểu nhầm, thiếu minh bạch.
Thứ hai, các hoạt động và giao dịch có liên quan đến NT phát sinh trên
thực tiễn ngày càng phong phú và đa dạng mà các quy định của pháp luật chưa dự liệu hết được. Việc quản lý đối với nhận và chi trả NT đang thực hiện theo Thông tư số 02/2000/TT-NHNN ngày 24/02/2000 hướng dẫn thi hành quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngồi chuyển tiền về nước, theo đó, việc cấp giấy phép làm dịch vụ nhận và chi trả NT thuộc thẩm quyền của NHNN (Vụ Chính sách tiền tệ) và trên giấy phép khơng quy định thời gian hiệu lực của giấy phép. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 25/2011/TT- NHNN ngày 31/08/2011 về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN lại quy định việc cấp phép trên thuộc thẩm quyền của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và giấy phép có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký. Các quy định khác nhau tại hai văn bản trên không đồng nhất về mặt thời gian đã gây khơng ít khó khăn cho cơng tác cấp phép, vì vậy cần được xem xét sửa đổi cho phù hợp.
Thứ ba, đối với thẩm quyền của NHNN trong điều hành chính sách tỷ
giá, quản lý TTNT và quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, một số quy định của Pháp lệnh ngoại hối chưa đảm bảo phù hợp với Luật NHNN Việt Nam 2010, hệ thống văn bản pháp lý về NT, tỷ giá hối đối đang cịn thiếu và chậm.
Thứ tư, hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về NT đối với các
diện về hoạt động của các TCTD. Qua thanh tra, các sai phạm chủ yếu của các TCTD trong lĩnh vực NT thường là vi phạm quy định về niêm yết tỷ giá mua, bán NT, trạng thái NT, không chấp hành đúng quy định về biên độ tỷ giá khi MBNT với KH, bán NT với mức giá cao vượt tỷ giá do NHNN quy định, mang, vận chuyển NT trái phép qua biên giới theo đường bộ và đường hàng không. Tuy nhiên, hiện nay các sai phạm về hoạt động NT của các TCTD không nhiều và không nghiêm trọng nên việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hoạt động MBNT đối với các TCTD là rất ít. Đối với các sai phạm nhỏ, NHNN thường đưa ra các kiến nghị yêu cầu các TCTD chấn chỉnh, khắc phục.Trong thời gian qua, NHNN đã phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất để kiểm tra việc chấp hành các quy định hoạt động MBNT của các tổ chức kinh tế. Các đoàn kiểm tra đã phát hiện và xử lý các hành vi mua, bán thanh tốn NT khơng đúng quy định, niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ bằng NT trái pháp luật… qua đó góp phần ổn định, lành mạnh thị trường ngoại hối, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.
Nguyên nhân
Thứ nhất, thị trường ngoại NT Việt Nam nói chung và TTNT LNH cịn
ở trình độ thấp, đã hạn chế việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN. Sự kém phát triển được thể hiện qua những mặt hạn chế: doanh số giao dịch trên TTNT thấp; chủ thể tham gia trên thị trường còn hạn chế và chưa tích cực; hoạt động của TTNTliên NH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các giao dịch NT của nền kinh tế; các giao dịch hối đoái chủ yếu vẫn là giao ngay đơn thuần, các giao dịch hiện đại như giao dịch phái sinh cịn chưa phát triển; thơng tin trên thị trường cịn chưa cơng khai, minh bạch...
Thứ hai, thiếu các công ty môi giới tiền tệ. Mặc dù NHNN đã ban hành
trường tiền tệ Việt nam cịn thiếu vắng các cơng ty mơi giới tiền tệ chuyên nghiệp nên đã hạn chế tính thanh khoản của thị trường.
Thứ ba, sự phối hợp giữa chính sách tỷ giá và các chính sách vĩ mô khác chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả, chưa tạo được sự tác động cùng chiều và hỗ trợ nhau.
Thứ tư, mơi trường pháp lý chưa hồn thiện và đồng bộ. Tình trạng hệ
thống luật chắp vá, chưa đồng bộ, còn bất cập. Các cơ quan liên quan chấp hành chưa nghiêm chỉnh trong khi công tác thanh tra, giám sát lại phiến diện, xử lý khơng nghiêm minh. Các thủ tục nghiệp vụ cịn phức tạp, mang tính chất của cơ chế mệnh lệnh hành chính. Chính những điều này làm cho cơng tác quản lý ngoại tệ gặp nhiều khó khăn.
Ngồi các ngun nhân cơ bản trên, cịn có các ngun nhân khác như: năng lực phân tích, dự báo cịn hạn chế, việc giám sát thị trường còn thiếu chặt chẽ, thâm hụt ngân sách nhà nước và lạm phát ở Việt Nam còn cao…
Tiểu kết chƣơng 2
Pháp luật hoạt động MBNT ở Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp nhưng đã dần điều chỉnh hoàn thiện theo hướng phù hợp hơn với yêu cầu quản lý, điều kiện thực tế, trình độ phát triển nền kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế. Các quy định trong pháp luật về hoạt động MBNT về chủ thể, đối tượng tham gia quan hệ MBNT, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ này cũng như nhưng quy định về chế tài xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về MBNT đã được đúc kết thành khuôn khổ pháp lý cơ bản, trở thành công cụ hữu hiệu để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về NT. Tuy nhiên, khi phân tích từ thực trạng pháp luật và q trình áp dụng các quy định này vào thực tiễn đã bộc lộ khơng ít những hạn chế, cần được bổ sung và sửa đổi kịp thời để hoàn thiện, phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Chƣơng 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBbank) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 04/11/1994 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Trải qua 24 năm hình thành và phát triển, MBbank đã chứng tỏ sự lớn mạnh của mình thơng qua việc mở rộng hệ thống các công ty thành viên và các chi nhánh hoạt động trong nước cũng như nước ngoài. Từ khi thành lập đến nay, MBbank liên tục giữ vững vị thế là một trong những NHTM cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. MBbank không dừng lại ở quy mô hoạt động của một NH mà đã hướng tới một mơ hình tập đồn tài chính với các cơng ty thành viên đang hoạt động hiệu quả. Sự phát triển ổn định với nhịp độ tăng trưởng cao đã giúp MBbank có được niềm tin của KH, đối tác và nhà đầu tư. Năm 2017, MBbank đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch KD, tổng tài sản tính đến 31/12/2017 đạt 313.878 tỷ đồng, tăng 22%; Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 4.616 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2016. Điểm sáng trong HĐKD năm 2017 là việc tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của NH đã tăng ấn tượng từ 3,2% năm 2016 lên mức 3,8% năm 2017 nhờ chi phí giá vốn tốt, hoạt động cho vay được mở rộng sang các mảng tiêu dùng, bán lẻ. Bên cạnh đó, MBbank đã hồn thiện mơ hình quản trị NH mẹ và cáccơng ty thành viên trong các lĩnh vực: NH, bảo hiểm, chứng khoán, quản lý quỹ, quản lý và khai thác tài sản, tài chính tiêu dùng. Các cơng ty thành viên duy trì HĐKD ổn định với tổng lợi nhuận trước thuế năm 2017 của 5 công ty thành lập từ trước năm 2016 đạt 321,25 tỷ đồng, hai công ty mới thành lập là MBAL và MCredit hiệu quả tốt với mạng lưới
3.2. Tổng quan hoạt động giao dịch mua bán ngoại tệ của Ngânhành Thƣơng mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2015 - 2018 hành Thƣơng mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2015 - 2018
3.2.1. Quy trình, thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán ngoại tệ tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
MB là đơn vị hoạt động rất năng động trên thị trường tiền tệ với các đối tác là các định chế tài chính NH và phi NH, trong nước và quốc tế. Trong hoạt động đầu tư giấy tờ có giá, MBbank đã tận dụng được các thời điểm khi lãi suất chiết khấu của các trái phiếu Chính phủ Việt Nam lên mức rất cao để ra các quyết định đầu tư hợp lý. Do vậy, danh mục trái phiếu của MBbank có tỷ trọng trái phiếu chính phủ chiếm phần lớn với hiệu quả đầu tư cao, đồng thời MBbank có thể sử dụng linh hoạt các trái phiếu này cho các hoạt động thị trường mở với NHNN khi cần thiết.
Các sản phẩm phái sinh như hoán đổi tiền tệ (SWAP), quyền chọn NT, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi lãi suất đã được MBbank tư vấn cung cấp cho các KH và sử dụng trong quản trị rủi ro cho chính danh mục của mình.Năm 2017, với mạng lưới giao dịch ngày càng mở rộng cùng với nhu cầu tăng cao của KH, MBbank đang đáp ứng đầy đủ các dịch vụ về giao dịch NT cho KHDN và cá nhân. Các nhu cầu giao dịch NT của KH là DN hay tổ chức tập trung vào một số mục đích cụ thể như thanh tốn quốc tế, trả nợ vay, chuyển vốn đầu tư trong ngoài nước; trong khi giao dịch NT của KH cá nhân phục vụ giao dịch kiều hối, chuyển tiền du học, du lịch, chữa bệnh...
MBbank đã giao dịch với KH hầu hết các loại NT mạnh như đô la Mỹ, Euro, Bảng Anh, Yên Nhật, đô la HongKong, đô la Úc, đô la Canada, đô la Singapore, Franc Thụy Sỹ... thông qua đồng tiền đối ứng là đồng Việt Nam hoặc một loại NT khác. Tỷ giá giao dịch với KH luôn ở mức cạnh tranh và chiếm được niềm tin của các KH lớn và uy tín.
Các sản phẩm ngoại hối được giao dịch bao gồm: MBNT giao ngay; giao dịch kỳ hạn; giao dịch hoán đổi NT, giao dịch quyền chọn giữa NT và NT. Tổng doanh số giao dịch tăng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số giao dịch ngoại hối năm 2015 là 3,6 tỷ đô la Mỹ; năm 2016 là 4,7 tỷ đô la Mỹ (tăng 131% so với năm 2015), năm 2017 con số trên đã là 6,27 tỷ đô la Mỹ (tăng 33% so với năm 2016).
Qui trình thủ tục là một trong 3 yếu tố (con người, cơng nghệ và qui trình thủ tục) quan trọng hàng đầu cấu thành nên bất cứ HĐKDNH nào. Trong hoạt động GDMBNT tại MBbank cũng vậy để phát triển hoạt động GDMBNT cần thực hiện đúng các thủ tục và quy trình liên quan đến hoạt động này:
Trong đó phịng KD tiền tệ (Treasuary) thực hiện các hoạt động chính sau:
Phịng kinh doanh tiền tệ
(Treasury)
Hoạt động trên thị Hoạt động trên thị Hoạt động trên Hoạt động kinh trường tiền tệ trường hàng hóa thị trường trái doanh ngoại tệ (Money market) tương lai (Future phiếu (Bond (Foreign exchange)
commodity) market)
(Nguồn: Văn phòng Sở giao dịch NHTMCPQĐ) HĐKDNT (Foreign
exchange) đây là hoạt động truyền thống của hội sở chính của MBbank với việc KD hầu như tất cả các NT chính mà KH có nhu cầu. Hoạt động này hình thành từ năm 1994 nhưng đến năm 2004 mới thực sự phát triển và đặc biệt phát triển mạnh từ năm 2006 trở lại đây. Hoạt
động MBNT tại chi nhánh gồm các hoạt động chủ yếu là giao dịch trực tiếp với KH quen thuộc, quản lý chi nhánh và giao dịch liên NH.
Trước hết, MBbank cần hồn thiện thủ tục về ln chuyển chứng từ. Thơng thường khi giao dịch NT được xác nhận cán bộ tại HSC phải qua 2 lần ký mới chuyên sang bộ phận kế tốn, như vậy rất mất cơng và tốn thời gian. Vậy có thể thực hiện qua một lần ký bằng cách giao quyền chủ động cho cán bộ giao dịch. Khi xác nhận giao dịch thì cán bộ có thể ký chứng từ và xác nhận giao dịch luôn với giao dịch liên NH và cả giao dịch với chi nhánh cũng vậy. Làm như vậy sẽ tăng trách nhiệm với mỗi cán bộ và lúc này phát huy yếu tố con người là rất cần thiết. Việc thủ tục chứng từ chỉ qua một lần ký sẽ làm tăng hiệu quả làm việc.