Thứ nhất, thiếu nhu cầu thực sự từphía KH:
Chế độ tỷ giá chịu sự điều tiết lớn của NHNN là một trong những nguyên nhân chính khiến cho thị trường phái sinh ở Việt Nam vẫn chưa phát triển. Hầu hết các giao dịch của các DN nhập khẩu được thanh toán bằng đồng USD (chiếm hơn 90%) và rủi ro về biến động tỷ giá là không lớn nên các DN ít quan tâm đến việc sử dụng các công cụ phái sinh. Hơn nữa, thị trường tiền tệ Việt Nam chưa gặp những biến động lớn, lãi suất tương đối ổn định, cũng khiến cho các dịch vụ phái sinh kém hấp dẫn. Khối lượng giao dịch kỳ hạn còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế và chưa tạo được sự hấp dẫn với KH. Xuất phát từ việc tỷ giá giữa USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố và được NHNN can thiệp khá ổn định với
mục đích hỗ trợ cho xuất khẩu nên KH không quan tâm đến vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tính hiệu quả kém của thị trường, làm cho các giao dịch phái sinh không phát huy hết vai trò là công cụ dựa trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường để hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận.
TTNT của Việt Nam còn khá mới mẻ. Hoạt động của TTNT liên NH vì thế cũng chiếm tỷ trọng chưa cao. Phần lớn các giao dịch liên NH tại MBbank chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn cung cầu về NT cho đối tượng KH. HĐKDNT nhằm kiếm lời từ việc tạo trạng thái NT cuối ngày cũng như dự báo trước tỷ giá hối đoái được xem là tồn tại nhiều rủi ro nên MBbank cũng không quá chú trọng. Chính vì thế, mảng KDNT trên TTNT liên NH vẫn chưa thực sự là thế mạnh của MB, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số giao dịch.
Thứ hai, KH thiếu kiến thức, hiểu biết vềcác loại giao dịch NT:
Các DN Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các luồng phải thu, phải trả bằng NT của mình do nhận thức của các DN về các công cụ phái sinh vẫn chưa phổ biến. Với các giao dịch truyền thống Spot, NH và các KH đều có thể nắm bắt kịp thời sự biến động, tỷ giá hối đoái. Tỷ giá thực hiện giao dịch được thể hiện trên bảng niêm yết mỗi ngày ở MBbank. Trong khi tiến hành thực hiện một giao dịch phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, KH phải tính toán kỹ từng chi tiết như tỷ giá thực hiện, tình hình biến động, lãi suất và cả mức phí mà NH đưa ra trong giao dịch forward, swap,…So sánh về điểm này, giao dịch Spot dễ dàng và đơn giản hơn nhiều.
Do đó mặc dù hiểu được lợi ích của các sản phẩm phái sinh nhưng với những hạn chế nhất định về kiến thức, e ngại khả năng đoán lệch xu hướng thị trường, các KH vẫn chưa mặn mà với các sản phẩm phái sinh.
Đôla hóa là tình trạng đồng NT thay thế đồng bản tệ trong việc thực hiện các chức năng của tiền tệ là dự trữ giá trị, phương tiện thanh toán và đơn vị tính toán. Tại Việt Nam, đôla hóa không chính thức vẫn khá phổ biến với thói quen dự trữ bằng NT, giao dịch, mua bán, niêm yết giá bằng NT. Đây cũng là một nguyên nhân cản trở HĐKDNT tại các NHTM Việt Nam. Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ đôla hóa ở Việt Nam trong những năm gần đây luôn ở mức trên 20%, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia…chỉ khoảng 7 – 10%.
Việc TTNT mặt, NT nhập lậu còn khá phổ biến và sự hoạt động của TTNT tự do đã góp phần làm giảm tầm quan trọng của hoạt động giao dịch NT tại các NHTM nói chung và tại MBbank nói riêng do các quan hệ vay - trả bằng NT lấn át các quan hệ MBNT hoặc tỷ giá MBNT trên thị trường mất cân bằng, tình trạng đôla hóa càng thêm khó khăn cho việc ổn định trở lại TTNT khiến cho tỷ giá không phản ánh chính xác cung cầu NT.
Bên cạnh đó, đôla hóa làm giảm nhu cầu phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro trên TTNT vì tâm lí có thể huy động nguồn NT từ kênh thị trường tự do. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển TTNT mà các DN cũng đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn do không có công cụ phòng ngừa rủi ro khi đồng đôla Mỹ biến động bất thường. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến HĐKDNT tại MBbank nhất là đối với việc phát triển các sản phẩm phái sinh.