Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần quân đội quân đội (Trang 31 - 33)

ngân hàng thương mại

Hợp đồng mua bán ngoại tệ giữa NHTM và KH là tổ chức kinh tế, cá nhân cũng như hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại được xác lập vào thời điểm giao kết khi hai bên đã đạt được ý chí chung thống nhất. Ý chí chung thống nhất đó chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ tại thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 401 BLDS 2015 thì HĐMBNT sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật ngay từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên pháp luật cũng cho phép một số trường hợp ngoại lệ mà theo đó hợp đồng phát sinh hiệu lực tại thời điểm khác sau thời điểm giao kết (khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự 2015). Như vậy, pháp luật tôn trọng sử thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, có nghĩa là tự thỏa thuận thời điểm ý chí chung của mình được pháp luật công nhận, bảo vệ. Điều này có lợi cho các bên trong những trường hợp khi các bên mong muốn xác lập hợp đồng, nhưng còn do dự vì còn bị lệ thuộc vào một số sự kiện khách quan có thể xảy đến [67].

Hợp đồng mua bán ngoại tệ cũng là giao dịch dân sự vì vậy, căn cứ theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì HĐMBNT có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Căn cứ theo điều 117 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.

b) Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

c) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định” [67].

- Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Trong HĐMBNT ở đây chúng ta đề cập đến:

+Ngân hàng thương mại: phải là TCTD đang hoạt động được cấp phép KDNT và đồng thời không trong giai đoạn bị NHNN ngăn chặn, phong tỏa.

+ Khách hàng là tổ chức kinh tế (không bao gồm các TCTD) và cá nhân có nhu cầu GDMBNT với NHTM có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ điều kiện MBNT hợp pháp.

-Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc các NHTM kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng NT trong trường hợp NH bán NT cho KH, nhằm tránh trường hợp KH sử dụng NT để xuất nhập khẩu các mặt hàng bị pháp luật cấm, gây ảnh hưởng đến xã hội hoặc có ý định tẩu tán nguồn NT ra nước ngoài. Đồng thời trong quá trình giao dịch với KH, với những giao dịch mua bán lớn, nguồn tiền có dấu hiệu liên quan đến hoạt động rửa tiền thì

NHTM cũng cần có biện pháp kiểm tra báo cáo để phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền ngăn chặn những hoạt động phi pháp.

-Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, NHTM với vai trò là đơn vị cung cấp dịch vụ cần đáp ứng các yêu cầu mong muốn tự nguyện đúng pháp luật của KH trong khả năng của mình. Đồng thời NH cần phát huy vai trò tư vấn giải pháp tài chính nhằm giúp KH lựa chọn được dịch vụ tốt nhất, an toàn đảm bảo đúng quy định pháp luật.

- Ngoài ra, đối với hoạt động MBNT của NHTM và KH, các bên cần tuân thủ theo các yêu cầu về hình thức và nội dung theo theo định tại Thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày 2/10/2015 về việc hướng dẫn giao dịch NT trên TTNT của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần quân đội quân đội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)