Hợp đồng mua bán ngoại tệ vô hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần quân đội quân đội (Trang 33 - 42)

1.2. Hợp đồng mua bán ngoại tệ

1.2.4. Hợp đồng mua bán ngoại tệ vô hiệu

1.2.4.1. Khái niệm của hợp đồng mua bán ngoại tệ vơ hiệu

Ở mức độ khái qt có thể hiểu hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên khơng có giá trị pháp lý, khơng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.Qui định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp dụng với hợp đồng vô hiệu. ( khoản 1 Điều 407 BLDS 2015).

Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015 , giao dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự thì vơ hiệu. Các điều kiện đó bao gồm: (1) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; (2) Mục đích và nội dung của giao dịch khơng vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; (3) Người tham gia giao dịch hồn tồn tự nguyện. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định [67].

Là một dạng của hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng trong hoạt động thương mại cũng sẽ bị vơ hiệu khi khơng tn thủ các điều kiện có hiệu lực do

pháp luật quy định. Tuy nhiên, các điều kiện có hiệu lực ở đây khơng chỉ được quy định trong pháp luật dân sự mà còn được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan tới HĐKD, thương mại như Luật Thương mại, Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

1.2.4.2. Các trường hợp hợp đồng mua bán ngoại tệ vơ hiệu

Như vậy HĐMBNT có thể sẽ bị coi là vơ hiệu trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, HĐMBNT vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định trong MBNT. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tơn trọng. Thời hiệu u cầu Tịa án tun bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là không bị hạn chế.

Thứ hai, hợp đồng vô hiệu do giả tạo. Khi NHTM và một bên là cá nhân, tổ chức xác lập HĐMBNT một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng đó là giả tạo và bị tun vơ hiệu, cịn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc pháp luật về NH và ngoại hối quy định.

Thứ ba, hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn. HĐMBNT bị nhầm lẫn là trường hợp hợp đồng đó được xác lập khi có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên khơng đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng. Khi phát hiện HĐMBNT bị nhầm lẫn thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu Tịa án tuyên bố hợp đồng đó vơ hiệu trừ trường hợp: Mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng vẫn đạt được.

Thứ tư, hợp đồng vô hiệu do lừa dối, đe dọa. Khi một bên tham gia hợp

tun hợp đồng đó là vơ hiệu. Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập hợp đồng đó. Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình. Trường hợp hợp đồng vơ hiệu này là vi phạm điều kiện chủ thể tham gia hợp đồng phải hồn tồn tự nguyện.

Thứ năm, HĐMBNT vơ hiệu do người xác lập không nhận thức và làm

chủ được hành vi của mình. Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền u cầu Tịa án tun bố hợp đồng đó là vơ hiệu. Khi yêu cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu thì người u cầu phải chứng minh và có chứng cứ chứng minh thời gian xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm khơng nhận thức được hành vi của mình.

Thứ sáu, HĐMBNT vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức giao dịch.Hợp đồng vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vơ hiệu, trừ trường hợp sau đây: Hợp đồng đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tịa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của hợp đồng đó. Hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tịa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của hợp đồng đó. Trong trường hợp này, các bên khơng phải thực hiện việc công chứng, chứng thực nữa. Thời hiệu yêu cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu trong trường

hợp này là 02 năm, kể từ ngày hợp đồng được xác lập trong trường hợp hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức.

1.2.4.3. Phân loại hợp đồng mua bán ngoại tệ vô hiệu

Tùy thuộc vào mức độ của sự vô hiệu hợp đồng mà hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp nói trên có thể được phân loại thành: Hợp đồng vô hiệu tồn bộ và hợp đồng vơ hiệu từng phần, hoặc cũng có thể phân loại thành hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối.Nội dung này đã được nêu rất cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau [67]:

(1) Căn cứ vào mức độ của sự vô hiệu, HĐMBNT vô hiệu được chia thành hai loại: hợp đồng vơ hiệu tồn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần. HĐMBNT vơ hiệu tồn bộ là tồn bộ nội dung của hợp đồng đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc một trong các bên tham gia giao dịch đó khơng có quyền xác lập giao dịch.HĐMBNT vơ hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần cịn lại của giao dịch” [67]

(2) Căn cứ vào tính chất trái pháp luật của giao dịch, HĐMBNT vô hiệu được chia thành hai loại: hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Đây là cách phân loại mang tính truyền thống và được áp dụng phổ biến

ởnhiều nước.

Vơ hiệu tuyệt đối có dấu hiệu như sau: (1) chế tài vô hiệu nhằm bảo vệ quyền lợicơng; (2) sự vơ hiệu có thể được khiếu nại ra bởi bất kỳ người nào có một quyền lợi thực tế và hiện tại trong việc khiếu nại ra đó; (3) Tịa án có thể khiếu nại ra sự vô hiệu; (4) hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không thể xác định lại được; và (5) vô hiệu tuyệt đối phải được quy định rõ ràng bởi luật. Bởi vô hiệu tuyệt đối nhằm bảo vệ quyền lợi cơng, do đó nó kéo theo các đặc điểm khác nhau [67].

Vơ hiệu tương đối có các dấu hiệu sau đây: (1) chế tài vô hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi tư; (2) sự vơ hiệu chỉ có thểkhiếunại ra bởi các đương sự với điều kiện đã có thể gánh chịu thiệt hại và đã hành động thiện chí; (3) Tịa án không thể khiếu nại ra sự vô hiệu; và(4) hợp đồng vơ hiệu tương đối có thể xác nhận lại được [67].

(3) Căn cứ vào điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Dựa vào dấu hiệu này có thể chia HĐMBNT thành các trường hợp sau:

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ do người tham gia là cá nhân khơng có năng lực hành vi dân sự;

-Hợp đồng mua bán ngoại tệ do vi phạm điều cấm, đạo đức xã hội;

-Hợp đồng mua bán ngoại tệ do khơng có sự tự nguyện của chủ thể;

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ do vi phạm hình thức, nếu pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng là điều kiện bắt buộc.

(4) Căn cứ vào mức độ vượt quá phạm vi đại diện của người đại diện có:

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện. Thường thì đây là hợp đồng được xác lập bởi người đại diện hợp pháp, nhưng do người đại diện đã xác lập hợp đồng trên thực tế vượt quá phạm vi đại diện. Người trực tiếp tham gia hợp đồng tuy có tư cách đại diện hợp pháp nhưng nội dung hợp đồng do họ xác lập có một phần giá trị, mức độ, phạm vi vượt quá giới hạn được ghi trong hợp đồng ủy quyền hoặc được quy định trong loại đại diện tương ứng.

Hợp đồng được xác lập vượt quá phạm vi đại diện thì phần vượt q phạm vi đại diện đó bị vơ hiệu, trừ trường hợp người được đại diện biết mà không phản đối.

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ do người giao kết khơng có quyền đại diện. Hợp đồng vơ hiệu do người trực tiếp giao kết khơng có tư cách đại diện hoặc tuy có tư cách đại diện nhưng đã giao kết, thực hiện hợp đồng không

thuộc công việc mà họ được phép đại diện cũng bị xem là khơng có tư cách đại diện nếu người đại diện đưa ra những tuyên bố ý chí trái với ý chí của người được đại diện, làm những việc không thuộc đối tượng của quan hệ đại diện.

1.2.4.4. Hậu quả pháp lý của hợp đồng mua bán ngoại tệ vô hiệu

Điểm đặc trưng của hợp đồng dân sự vô hiệu là vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, đương sự có thể yêu cầu hủy hợp đồng nếu các bên vi phạm điều khoản hợp đồng. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp, mấu chốt vẫn là chứng cứ. Trong khoa học pháp lý cũng như luật thực định, thuật ngữ hậu quả pháp lý được sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, định nghĩa của nó thì dường như chưa được làm rõ. Khái niệm hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu đã được sử dụng trong Bộ luật dân sự ở nước ta. Luật Thương mại lại có cách tiếp cận khác, đó là khơng sử dụng khái niệm hậu quả pháp lý của hợp đồng thương mại vô hiệu mà quy định cụ thể các phương thức xử lý đối với hợp đồng thương mại vô hiệu. Cách tiếp cận như trên của Luật Thương mại dễ đưa đến một nhầm lẫn đó là coi các khái niệm hậu quả pháp lý và xử lí hợp đồng thương mại vơ hiệu là một. Vì vậy, cách tiếp cận vấn đề này của Bộ luật dân sự là hợp lý hơn cả [65].

Hậu quả pháp lý của hợp đồng thương mại vơ hiệu có thể được hiểu là hệ quả phát sinh theo quy định của pháp luật trong trường hợp hợp đồng thương mại vơ hiệu, mà theo đó xác định:

-Tình trạng pháp lý của các bên trong trường hợp này;

-Các chế tài pháp lý có thể được áp dụng;

-Phương thức xử lý giữa các bên và từ phía Nhà nước

Những hệ quả pháp lý này, phát sinh có thể do hành vi lừa dối, đe dọa đối tác, khơng tn theo những u cầu về hình thức, nội dung vi phạm điều cẩm của pháp luật… Hợp đồng thương mại vô hiệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể tham gia giao kết, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến xã hội.

Căn cứ theo điều 131 Bộ luật dân sự 2015, một hợp đồng vô hiệu sẽ chịu hậu quả pháp lý như sau: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập; 2. Khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp khơng thể hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hồn trả; 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường; 5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định” [67].

Trong trường hợp HĐMBNT giữa NHTM và KH rơi vào tình trạng vơ hiệu thì NH và KH cần phải xem xét mức độ vô hiệu của hợp đồng và cùng nhau thỏa thuận để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất nhằm đảm bảo quy định của pháp luật, quyền lợi của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Thông thường các bên sẽ hoàn trả lại số tiền NT đã thực hiện mua bán, đồng thời vì tỷ giá NT là loại giá hàng hóa có tính biến động mạnh, vì vậy nếu có cơ sở chứng minh một trong các bên có lỗi trong việc gây ra hợp đồng vơ hiệu thì bên gây ra lỗi phải thanh toán thêm phần giá trị tỷ giá biến động tương ứng với lượng NT các bên trao đổi, và các chi phí phạt khác như lãi chậm thanh tốn, lãi phạt… tối đa khơng cao hơn 8% giá trị hợp đồng (Theo Điều 301 của Luật Thương mại năm 2005 về mức phạt vi phạm hợp đồng) [70].

1.2.4.5. Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán ngoại tệ vơ hiệu Thời hiệu u cầu Tịa án tun bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày hợp đồng được xác lập trong trường hợp hợp đồng khơng tn thủ quy định về hình thức. Thơng thường, chỉ có một bên có lợi trong việc hủy bỏ GDMBNT, vì vậy, vấn đề giải quyết GDMBNT vơ hiệu thường được giải quyết qua con đường tố tụng tại Tịa án. Do đó, việc quy

định thời hiệu để các bên yêu cầu Tòa án tuyên bố một giao dịch dân sự vơ hiệu có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu chia làm hai trường hợp như sau [67]:Thời hiệu yêu cầu không hạn chế: Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và các giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.Thời hiệu yêu cầu hạn chế (02 năm): Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu trong trường hợp khác, cụ thể như sau:

Căn cứ theo điều 132 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

“1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;d) Người khơng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức”. [67]

Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà khơng có u cầu tun

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần quân đội quân đội (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)