Ngân hành Thương mại cổ phần Quân đội
3.2.2.1. Hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay
Mục tiêu sản phẩm: Đáp ứng ngay nhu cầu mua bán giữa NT với VND hoặc giữa NT này với NT khác trong cùng ngày hoặc tối đa sau 2 ngày làm việc.
Lợi ích khi thực hiện giao dịch tại MBbank
Giao dịch tại bất kỳ chi nhánh, điểm giao dịch nào của MBbank trong cả nước và chi nhánh MBbank tại nước ngoài. Tỷ giá mua bán cạnh tranh; Giao dịch được thực hiện trên 30 loại NT bao gồm các loại NT mạnh và NT của các quốc gia từ nhiều vùng và lãnh thổ trên thế giới; DN được tư vấn thường xuyên, liên tục ngắn hạn hoặc dài hạn về diễn biến tỷ giá nhằm đạt hiệu quả tốt nhất từ giao dịch; Không phải trả phí cho các GDMBNT giao ngay.
Cơ sở để xác định tỷ giá giao ngay là các giao dịch liên NH đầu ngày để MBbank xác định một mức tỷ giá phù hợp cạnh tranh. Tuy nhiên tỷ giá giao dịch đối với USD theo qui định của nhà nước là không vượt quá 1% biên độ của tỷ giá bình quân NHNN công bố.
KH thực hiện các GDGN với NH rất đa dạng: có thể là các DN có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền nước ngoài; hoặc các DN có nhu cầu vay, trả bằng NT ở thời điểm hiện tại; các DN chuyển tiền kiều hối hoặc có các khoản từ nước ngoài như tài trợ, viện trợ…
3.2.2.2. Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn
Mục tiêu sản phẩm: Bảo hiểm 100% biến động tỷ giá từ khi DN ký hợp đồng ngoại thương, hợp đồng vay mượn NT, hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu
máy móc công nghệ…cho đến khi thực hiện thanh toán theo quy định NT từng thời kỳ.
Lợi ích khi thực hiện giao dịch tại MBbank
Sản phẩm kỳ hạn giúp DN phòng vệ rủi ro biến động tỷ giá; Cố định chi phí, thu nhập phát sinh từ NT trong các phương án KD; Giao dịch tại bất kỳ chi nhánh, điểm giao dịch nào của MBbank trong cả nước và chi nhánh MBbank tại nước ngoài.
Tỷ giá mua bán cạnh tranh; Giao dịch được trên 12 loại NT bao gồm các loại NT mạnh và NT của các quốc gia từ nhiều vùng và lãnh thổ trên thế giới; DN được tư vấn thường xuyên, liên tục ngắn hạn hoặc dài hạn về tỷ giá nhằm đạt hiệu quả tốt nhất từ giao dịch; Không phải trả phí cho các GDMBNT kỳ hạn.
Doanh số giao dịch kỳ hạn của MBbank ước chừng đạt khoảng 8%. Các hợp đồng kỳ hạn chủ yếu được thực hiện giữa NH với NH khác nhằm chuẩn bị nguồn NT trước trong thời điểm khan hiếm NT, tỷ giá có xu hướng tăng. Trong khi đó, số DN xuất nhập khẩu tiến hành hoạt động này như một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì chưa có nhiều. Một số trường hợp khi thỏa thuận hợp đồng, DN xuất nhập khẩu cần phải cố định tỷ giá với đối tác và tỷ giá tại thời điểm đó cũng là hợp lý thì họ mới chấp nhận làm forward, còn thông thường số lượng hợp đồng kỳ hạn với mục đích bảo hiểm là rất ít.
3.2.2.3. Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ
Mục tiêu sản phẩm: Sản phẩm hoán đổi NT là giải pháp phù hợp nhất với DN nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về giao dịch với nhiều loại tiền tệ khác nhau (VND, USD, EUR…) tại thời điểm khi DN dư loại tiền này nhưng lại cần loại tiền khác nhưng không muốn bán loại tiền DN hiện có.
Một giao dịch hoán đổi NT gồm 2 giao dịch đồng thời: một GDMBNT giao ngay (hoặc kỳ hạn) và một giao dịch kỳ hạn để MBNT tại thời điểm
trong tương lai nhưng theo chiều ngược lại. Giao dịch hoán đổi NT có kỳ hạn nhất định, hết thời hạn này, DN và MBbank nhận lại đồng tiền của mình.
Lợi ích khi thực hiện giao dịch tại MBbank
DN không bán mà chỉ vay loại tiền tệ đối ứng trong 1 khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu thanh khoản hiện thời của DN. DN sẽ không phải gánh chịu rủi ro tỷ giá như trong những GDMBNT giao ngay và kỳ hạn. DN cũng không phải trả phí như trong giao dịch quyền chọn.
Tại MBbank số lượng giao dịch hoán đổi NT chưa đến 1% tổng số giao dịch và tất cả đều được tiến hành trên Interbank. Hầu hết các giao dịch swap của MBbank là để cân đối nguồn vốn nội tệ và NT của NH khi có sự chênh lệch gây bất lợi cho hoạt động chung. Kiểu Swap của MBbank là kết hợp một GDGN và một giao dịch kỳ hạn.
3.3. Những khó khăn vƣớng mắc và nguyên nhân gây ra trong hoạt động ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ tại Ngân hành Thƣơng mại cổ phần Quân đội
3.3.1. Khó khăn, vướng mắc
Thứ nhất, thiếu nhu cầu thực sự từphía KH:
Chế độ tỷ giá chịu sự điều tiết lớn của NHNN là một trong những nguyên nhân chính khiến cho thị trường phái sinh ở Việt Nam vẫn chưa phát triển. Hầu hết các giao dịch của các DN nhập khẩu được thanh toán bằng đồng USD (chiếm hơn 90%) và rủi ro về biến động tỷ giá là không lớn nên các DN ít quan tâm đến việc sử dụng các công cụ phái sinh. Hơn nữa, thị trường tiền tệ Việt Nam chưa gặp những biến động lớn, lãi suất tương đối ổn định, cũng khiến cho các dịch vụ phái sinh kém hấp dẫn. Khối lượng giao dịch kỳ hạn còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế và chưa tạo được sự hấp dẫn với KH. Xuất phát từ việc tỷ giá giữa USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố và được NHNN can thiệp khá ổn định với
mục đích hỗ trợ cho xuất khẩu nên KH không quan tâm đến vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tính hiệu quả kém của thị trường, làm cho các giao dịch phái sinh không phát huy hết vai trò là công cụ dựa trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường để hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận.
TTNT của Việt Nam còn khá mới mẻ. Hoạt động của TTNT liên NH vì thế cũng chiếm tỷ trọng chưa cao. Phần lớn các giao dịch liên NH tại MBbank chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn cung cầu về NT cho đối tượng KH. HĐKDNT nhằm kiếm lời từ việc tạo trạng thái NT cuối ngày cũng như dự báo trước tỷ giá hối đoái được xem là tồn tại nhiều rủi ro nên MBbank cũng không quá chú trọng. Chính vì thế, mảng KDNT trên TTNT liên NH vẫn chưa thực sự là thế mạnh của MB, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số giao dịch.
Thứ hai, KH thiếu kiến thức, hiểu biết vềcác loại giao dịch NT:
Các DN Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các luồng phải thu, phải trả bằng NT của mình do nhận thức của các DN về các công cụ phái sinh vẫn chưa phổ biến. Với các giao dịch truyền thống Spot, NH và các KH đều có thể nắm bắt kịp thời sự biến động, tỷ giá hối đoái. Tỷ giá thực hiện giao dịch được thể hiện trên bảng niêm yết mỗi ngày ở MBbank. Trong khi tiến hành thực hiện một giao dịch phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, KH phải tính toán kỹ từng chi tiết như tỷ giá thực hiện, tình hình biến động, lãi suất và cả mức phí mà NH đưa ra trong giao dịch forward, swap,…So sánh về điểm này, giao dịch Spot dễ dàng và đơn giản hơn nhiều.
Do đó mặc dù hiểu được lợi ích của các sản phẩm phái sinh nhưng với những hạn chế nhất định về kiến thức, e ngại khả năng đoán lệch xu hướng thị trường, các KH vẫn chưa mặn mà với các sản phẩm phái sinh.
Đôla hóa là tình trạng đồng NT thay thế đồng bản tệ trong việc thực hiện các chức năng của tiền tệ là dự trữ giá trị, phương tiện thanh toán và đơn vị tính toán. Tại Việt Nam, đôla hóa không chính thức vẫn khá phổ biến với thói quen dự trữ bằng NT, giao dịch, mua bán, niêm yết giá bằng NT. Đây cũng là một nguyên nhân cản trở HĐKDNT tại các NHTM Việt Nam. Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ đôla hóa ở Việt Nam trong những năm gần đây luôn ở mức trên 20%, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia…chỉ khoảng 7 – 10%.
Việc TTNT mặt, NT nhập lậu còn khá phổ biến và sự hoạt động của TTNT tự do đã góp phần làm giảm tầm quan trọng của hoạt động giao dịch NT tại các NHTM nói chung và tại MBbank nói riêng do các quan hệ vay - trả bằng NT lấn át các quan hệ MBNT hoặc tỷ giá MBNT trên thị trường mất cân bằng, tình trạng đôla hóa càng thêm khó khăn cho việc ổn định trở lại TTNT khiến cho tỷ giá không phản ánh chính xác cung cầu NT.
Bên cạnh đó, đôla hóa làm giảm nhu cầu phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro trên TTNT vì tâm lí có thể huy động nguồn NT từ kênh thị trường tự do. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển TTNT mà các DN cũng đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn do không có công cụ phòng ngừa rủi ro khi đồng đôla Mỹ biến động bất thường. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến HĐKDNT tại MBbank nhất là đối với việc phát triển các sản phẩm phái sinh.
3.3.2. Nguyên nhân
3.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất là yếu tố con người. Trong bất kỳ một hoạt động nào thì yếu tố con người luôn tạo nên tất cả. Ở MBbank các cán bộ thực hiện hoạt động động MBNT đã thật sự nắm vững nghiệp vụ, có khả năng phân tích thị trường thực hiện rất tốt các giao dịch nhưng cán bộ trong việc kiểm soát rủi ro thì lại
không có bởi đây là một vị trí đòi hỏi người có khả năng phân tích thị trường cao và phải có khả năng nhận biết rủi ro.
Thứ hai, là yếu tố công nghệ. Hiện tại NH sử dụng hệ thông giao dịch của Reuter dealing 3000 để thực hiện giao dịch liên NH, đây là hệ thộng khá hiện đại và trên thị trường Việt Nam hiện nay thì đây là hệ thống hiện đại vào lọai bậc nhất và muốn giao dịch được buộc phải có hệ thống này. Nhưng đó là với các giao dịch liên NH còn hệ thống công nghệ nội bộ NH thì còn nhiều mặt hạn chế. Chẳng hạn ở trên thế giới thì các NH có thể sử dụng hệ thống công nghệ mà chỉ cần xác nhận giao dịch là giao dịch thực hiện không cần chứng từ giấy nữa mà chỉ cần chứng từ điện tử là xong.
Thứ ba, là qui trình thủ tục. Do không có qui trình thủ tục hướng dẫn mà tuy có khả năng thực hiện nghiệp vụ tự doanh NT mà cán bộ KDNT của Mbbank không dám thực hiện họat động này. Không chỉ vậy mà qui trình thủ tục còn rườm rà vì còn phải qua nhiều lần kí duyệt mới có thể xác nhận được giao dịch.
Thứ tư, là khả năng quản trị rủi ro trong KDNT của NH còn hạn chế. Quản trị rủi ro là một trong những nhân tố cơ bản hết sức quan trọng để một NH thành công trong hoạt động MBNT. Nhưng không chỉ riêng với MBbank mà với tất cả các NH Việt Nam trên thị trường hiện nay khả năng nhận biết rủi ro kém nên dẫn đến khả năng quản trị rủi ro cũng kém.
Thư năm, là MBbank chỉ thực hiện giao dịch chủ yếu với USD còn các NT khác thì rất ít thực hiện.
Thư sáu, là MBbank thực hiện chủ yếu là các GDGN còn với các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn và hoán đổi thì rất ít thực hiện. Riêng với giao dịch tương lai thì ở thị trường Việt Nam chưa thực hiện.
3.3.2.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, là sự phát triển của thị trường. Để các NH nói chung và MBbank nói riêng có thể phát triển hoạt động MBNT thì thị trường phải phát
triển tới một mức độ nhất định. Nhưng trên thưc tế thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa thể phát triển được như các nước trên thế giới thậm chí là so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Thứ hai, là NHNN thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết thiếu linh hoạt. Hầu như suốt trong khoảng thời gian trước thì tỷ giá được NHNN điều tiết theo hướng tăng. Như vậy là NHNN đang thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Điều này gây ra sự ỷ lại của các DN xuất khẩu khi mà họ đã quen với sự điều tiết tỷ giá theo hướng tăng từ phía NHNN. Hơn nữa do các DN xuất khẩu hầu như ít quan tâm đến quản trị rủi ro. Do đó, xảy ra tình trạng các DN xuất khẩu liên tục lỗ và kêu gọi sự giúp đỡ từ phía các NH và NHNN.
Thứ ba, là thị trường liên NH chưa thật sự phát triển. Thị trường liên NH là thị trường bán buôn thì lẽ ra doanh số của thị trường này phải chiếm phần lớn doanh số giao dịch NT, không thì cũng phải chiếm vị trí hết sức quan trọng. Nhưng doanh số trên thị trường này mới chỉ chiếm khoảng 25%.
Thứ tư, là phương pháp công bố tỷ giá của NHNN còn hạn chế. NHNN mới chỉ công bố tỷ giá của USD/VND còn với các loại NT khác thì chưa và các qui định về quản lý giao dịch với các NT khác vẫn hầu như rất ít, chủ yếu mới chỉ có USD. Muốn phát triển một thị trường ngoại hối đa dạng nhưng mới chỉ thực hiện công cô bố tỷ giá bình quân liên NH với USD thì khó có thể phát triển một thị trường ngoại hối đa dạng
Thứ năm, là qui định của NHNN trong lĩnh vực KDNT còn nhiều hạn chế.
Chẳng hạn như việc nhà nước buộc các NH giao dịch giữa VND và USD theo tỷ giá bình quan liên NH do NHNN công bố nhưng không vượt quá biên độ ±1% hay như việc người dân muốn mua ngoại hối thì phải chứng minh được mục đích mua hợp lý nhưng có thể bán ngoại hối cho NH một cách tự do.
3.4. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động, hợp đồng mua bán ngoại tệ
3.4.1. Định hướng trong hoạt động mua bán ngoại tệ của Ngân hàngThương mại cổ phần Quân đội Thương mại cổ phần Quân đội
Trong những năm tới khi mà Việt Nam thực hiện cam kết gia WTO, CPTTP, FTA… các NH nước ngoài sẽ tự do vào nước ta không còn là việc chỉ mở chi nhánh như hiện nay. Và trên thực tế hiện nay thì trong năm 2018 này, đã có rất nhiều NH vốn nước ngoại được thành lập tại Việt Nam. Khi đó với sự tham gia của các NH nước ngoài thì ngành tài chính NH Việt Nam sẽ đem lại rất nhiều cơ hội và thách thức. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường là điều có thể nhìn thấy. Mà hiện tại thì sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nước đã và đang diễn ra hết sức khốc liệt. Chưa kể đến sự gia nhập của các NHTM nước ngoài trong tương lai với nguồn vốn và kinh nghiệm KD cao hơn chúng ta rất nhiều.Tuy nhiên, MBbank vẫn xác định mục tiêu trong thời gian tới là hội nhập và phát triển bền vững với vị thế là một NH hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam.
3.4.1.1. Chuẩn hóa quy trình hợp đồng mua bán ngoại tệ của Ngân hành Thương mại cổ phần Quân đội
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động MBNT tại MBbank, ta thấy nhìn chung các giao dịch tập trung vào các GDGN với loại NT là USD, các giao dịch phái sinh khác vẫn còn rất hạn chế. Do đó trong thời gian tới, khi các nghiệp vụ về huy động và cho vay NT, thanh toán quốc tế phát triển với các sản phẩm mới thì hoạt động MBNT cũng phải đa dạng hóa và hoàn thiện hơn nữa các nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của KH, cụ thể:
Thứ nhất, về nghiệp vụMBNT: MBbank cần đa dạng hoá hơn nữa HĐKDNT mà chủ yếu là đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ MBNT. Hiện