2.2. Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán ngoại tệ của ngân hàng
2.2.3. Thực trạng pháp luật về chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật
về hợp đồng mua bán ngoại tệ
Để tạo môi trường hoạt động lành mạnh, ổn định cho mọi thành phần trong nền kinh tế khi tham gia hoạt động ngoại hối, pháp luật Việt Nam đã có những quy định tương đối chặt chẽ về xử lý vi phạm pháp luật trong MBNT. Theo Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH, Nghị định số 95/2011/NĐ- CP ngày 20/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, mới đây nhất là Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 thay thế cho Nghị định số 95/2011/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực MBNT được phân chia theo từng loại hành vi cụ thể.
Tùy thuộc vào hành vi vi phạm, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, cá nhân bị vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và NH. Cụ thể, một số hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau [6]:
-Phạt 40 đến 80 triệu đồng cho hành vi: mua, bán NT giữa cá nhân với nhau; mua, bán NT không đúng tỷ giá quy định của NHNN; chuyển, mang NT, đồng Việt Nam ra nước ngồi, vào Việt Nam khơng đúng quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng nếu mua, bán NT tại tổ chức không được phép thu đổi NT.
- Phạt tiền từ 200 đến 250 triệu đồng với hành vi thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ bằng NT khơng đúng quy định pháp luật; KD, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật; giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng NT không đúng quy định của pháp luật.
Ngồi hình thức xử phạt chính nêu trên, cơ quan có thẩm quyền cịn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 8 Nghị định 96/2014/NĐ-CP là tịch thu số NT, đồng Việt Nam với hành vi vi phạm
đúng quy định của pháp luật; hành vi mua, bán NT tại tổ chức khơng được phép thu đổi NT.
Về trách nhiệm hình sự, theo quy định tại điểm i khoản 1 điều 206 Bộ luật Hình sự hiện hành, người nào KD ngoại hối trái phép mà gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội Vi phạm quy định về hoạt động NH, hoạt động khác liên quan đến hoạt động NH.
Ngồi thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của NHNN là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực NT, pháp luật cũng quy định rõ thầm quyền xử phạt của các chủ thể quản lý khác như: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.