Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý tài CHÍNH tại văn PHÒNG VIỆN hàn lâm KHOA học xã hội VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

1.3.1.1. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước là tồn bộ các chế độ chính sách tài chính do Nhà nước quy định mà các đơn vị sự nghiệp phải tuân thủ. Trong các cơ chế chính sách quản lý tài chính của Nhà nước thì các cơng cụ về định mức chi, nội dung được phép chi, quy trình xét duyệt và cấp ngân sách, phân cấp quản lý chi… có vai trị quan trọng. Thơng qua cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, Nhà nước kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng nguồn lực tài chính trong các đơn vị sự nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Vì thế, việc cải cách, thay đổi cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước là cơ sở, nền tảng để nâng cao hiệu quả trong quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp.

Cơ chế quản lý tài chính sẽ đưa ra các khung pháp lý, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về quá trình lập dự toán, điều chỉnh dự tốn khi cần thiết, q trình cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm sốt đến quyết tốn kinh phí nhằm phục vụ q trình quản lý của Nhà nước gắn với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp. Vì vậy, nếu cơ chế tài chính của nhà nước phù hợp và sát với thực tiễn của quá trình quản lý tài chính thì sẽ đảm bảo được sự linh hoạt và hiệu quả sử dụng cao của các nguồn lực tài chính, giúp các đơn vị sự nghiệp chuyên mơn hóa và hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngược lại, nếu các định mức quá lạc hậu, khơng cịn phù hợp với điều kiện thực tế, quy trình xét duyệt, cấp phát, kiểm tra, thanh tra phức tạp thì sẽ dẫn đến tình trạng các đơn vị sự nghiệp sẽ tự biến báo các khoản chi sao cho hợp lệ, quản lý tài chính sẽ khơng cịn phù hợp và đáp ứng kịp hoạt động nghiên cứu chun mơn.

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước là cán cân công lý, đảm bảo sự công bằng trong việc tạo lập và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước giữa các đơn vị sự nghiệp cũng như giữa các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp khác nhau, đảm bảo lĩnh vực nào cũng được quan tâm, đầu tư, chú trọng, tạo điều kiện phát triển phù hợp với thực tế phát triển kinh tế và yêu cầu của xã hội.

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tác động trực tiếp đến chương trình chi tiêu ngân sách quốc gia, ảnh hưởng đến thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về đơn vị sự nghiệp. Vì vậy cơ chế quản lý tài chính cần được xây dựng để đảm bảo hiệu quả trong việc cấp phát kinh phí ngân sách, tránh thất thốt, lãng phí.

1.3.1.2. Hệ thống pháp luật về quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp cơng lập

Mọi khoản chi ngân sách nhà nước cũng như chi cho đơn vị sự nghiệp công lập đều phải tuân theo Luật. Đầu tiên phải kể đến là Luật ngân sách nhà nước, tất cả các đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đều phải chấp

hành mọi quy định của Luật này. Nhờ có Luật ngân sách nhà nước mà cơng tác quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập cũng trở nên minh bạch, ổn định trong thời gian dài, đưa ra được các biện pháp sử dụng ngân sách hiệu quả, nâng cao tính tự chủ về tài chính cũng như tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.

Bên cạnh Luật ngân sách nhà nước là Nghị định Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật. Để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định thì Bộ Tài chính sẽ ban hành các thơng tư.

Sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng các dịng mục đã có, tn thủ đầy đủ các hướng dẫn và định mức chi của Ngân sách nhà nước.

1.3.1.3. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường thì đầu vào của đơn vị phải mua sắm vật tư, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị theo giá chung của thị trường và phải thông qua đấu thầu mua sắm. Thị trường thì ln biến động, kế hoạch, dự toán khi đưa vào triển khai nếu giá cả biến động lên thì dự tốn kinh phí bị thiếu hụt, lúc này việc bổ sung kinh phí rất khó khăn, bởi nguồn kinh phí Nhà nước cấp ổn định cho một số năm. Để giải quyết khó khăn này, các đơn vị có xu hướng đề xuất tăng định mức chi so với thực tế, xây dựng giá dự toán cao hơn giá so với giá thị trường tại thời điểm hiện tại.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nguồn tài chính lành mạnh và bền vững đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, làm thay đổi cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm phát huy hiệu năng của bộ máy quản lý nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý tài CHÍNH tại văn PHÒNG VIỆN hàn lâm KHOA học xã hội VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)